Israel nâng cấp máy bay F-5 cho nước châu Á bí ẩn

(Kiến Thức) - Công ty Elbit Systems của Israel vừa trúng thầu nâng cấp tiêm kích F-5 cho một khách hàng châu Á giấu tên, với giá trị lên tới 85 triệu USD.

Tạp chí Airrecognition cho biết, công ty quốc phòng Elbit Systems của Israel vừa ký kết hợp đồng quân sự trị giá khoảng 85 triệu USD với một quốc gia châu Á giấu tên.
Được biết, theo các điều khoản hợp đồng, Israel sẽ nâng cấp hệ thống điện tử, trinh sát, thông tin liên lạc cho các máy bay F-5 của khách hàng trong thời gian 3 năm.
Mẫu máy bay tiêm kích hạng nhẹ F-5 của Không quân Đài Loan.
Mẫu máy bay tiêm kích hạng nhẹ F-5 của Không quân Đài Loan.
Bezhalel Machlis – CEO của Elbit Systems cho biết, khu vực châu Á-Thái Bình Dương là một trong những thị trường quan trọng của công ty này, và hàng loạt hợp đồng được ký kết gần đây đối với các đối tác châu Á đã thể hiện năng lực Elbit Systems trong lĩnh vực quốc phòng.
Machlis còn cho biết, Elbit Systems hoàn toàn có đủ kinh nghiệm và khả năng để có thể thực hiện chương trình nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống trang thiết bị điện tử của những chiếc F-5, cũng như giúp mẫu máy bay chiến đấu này nâng cao khả năng hoạt động sau hơn 40 năm được đưa vào trang bị.
Hiện tại quốc gia ký kết hợp đồng trên vẫn chưa được tiết lộ, nhưng hiện nay chỉ còn một vài nước châu Á như Thái Lan, Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore là còn sử dụng rộng rãi F-5.
Các công ty quốc phòng của Israel đang ăn nên làm ra tại thị trường Châu Á.
 Các công ty quốc phòng của Israel đang ăn nên làm ra tại thị trường Châu Á.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh Israel đang chịu sức ép từ phương Tây và Mỹ, đã khiến nước này ngày càng tăng cường mối quan hệ ngoại giao với các quốc gia châu Á như Trung Quốc và Nhật Bản. Cuối tháng 12/2013, Israel từng tiết lộ sẽ tìm cách hạn chế lệnh cấm vận vũ khí mà Mỹ áp đặt với Trung Quốc nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu vũ khí của nước này tại châu Á.
F-5 là một máy bay chiến đấu hạng nhẹ được Quân đội Mỹ đưa vào sử dụng từ những năm 1960. Nó chủ yếu được xuất khẩu rộng rãi cho các nước đồng minh, trong khi Không quân Mỹ chủ yếu dùng F-5 để đóng giả các máy bay MiG Liên Xô làm mục tiêu huấn luyện phi công chiến đấu. Đáng lưu ý, giữa những năm 1970 cho tới đầu những năm 1980, Không quân Nhân dân Việt Nam cũng có sử dụng một số máy bay tiêm kích hạng nhẹ F-5 thu được từ quân đội VNCH.

Sức mạnh vũ khí “khủng”... Quân đội ta thu được sau 1975

(Kiến Thức) - Một số phương tiện chiến tranh ta thu được từ kho vũ khí Quân đội Sài Gòn được đánh giá cao về tính năng, sức mạnh hỏa lực.

Trong số hàng trăm loại vũ khí (súng ống, pháo, xe tăng, máy bay, tàu chiến) thu được sau 1975, có nhiều thiết kế vũ khí được đánh giá khá cao về tính năng, hỏa lực, cơ động. Không ít trong số này được ta sử dụng rất thành công trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, thậm chí còn hoạt động cho tới ngày nay. Trong ảnh là một chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực M48 (Mỹ chế tạo) tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Đây là một trong 2 loại xe tăng ta thu giữ và sử dụng. Ảnh: Hoàng Lê
Trong số hàng trăm loại vũ khí (súng ống, pháo, xe tăng, máy bay, tàu chiến) thu được sau 1975, có nhiều thiết kế vũ khí được đánh giá khá cao về tính năng, hỏa lực, cơ động. Không ít trong số này được ta sử dụng rất thành công trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, thậm chí còn hoạt động cho tới ngày nay. Trong ảnh là một chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực M48 (Mỹ chế tạo) tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Đây là một trong 2 loại xe tăng ta thu giữ và sử dụng. Ảnh: Hoàng Lê

Trong ảnh là xe tăng M48 trên con đường ở thành phố Sài Gòn ngày 30/4. Trên xe có một số chiến sĩ quân giải phóng và binh lính VNCH giác ngộ, đi theo Cách mạng.
Trong ảnh là xe tăng M48  trên con đường ở thành phố Sài Gòn ngày 30/4. Trên xe có một số chiến sĩ quân giải phóng và binh lính VNCH giác ngộ, đi theo Cách mạng.

Sức mạnh của M48 Patton được đánh giá là tương đương với xe tăng T-54/55 của Liên Xô. M48 được trang bị pháo chính cỡ 90mm T54 và xe bọc giáp dày tới 120mm. Ảnh minh họa
Sức mạnh của M48 Patton được đánh giá là tương đương với xe tăng T-54/55 của Liên Xô. M48 được trang bị pháo chính cỡ 90mm T54  và xe bọc giáp dày tới 120mm. Ảnh minh họa

Xe bọc thép chở quân M113 cũng là loại vũ khí lục quân ta thu được rất nhiều (có nguồn cho rằng khoảng 500 chiếc). Đây là loại xe được đánh giá cao về tính cơ động, khả năng lội nước, chở quân, yểm trợ hỏa lực.
Xe bọc thép chở quân M113 cũng là loại vũ khí lục quân ta thu được rất nhiều (có nguồn cho rằng khoảng 500 chiếc). Đây là loại xe được đánh giá cao về tính cơ động, khả năng lội nước, chở quân, yểm trợ hỏa lực.

Chúng ta đã sử dụng rất hiệu quả M113 trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và các chiến dịch giải phóng nhân dân Campuchia thoát họa diệt chủng Khmer Đỏ 1979. Trong quá trình sử dụng, ta đã tự cải tiến trang bị thêm pháo không giật DKZ để tăng hỏa lực yểm trợ bộ binh. Hiện nay, tuy gặp khá nhiều khó khăn trong tìm kiếm nguồn linh kiện thay thế, nhưng ta vẫn cố gắng duy trì bảo đảm chiến đấu cho M113.
Chúng ta đã sử dụng rất hiệu quả M113 trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và các chiến dịch giải phóng nhân dân Campuchia thoát họa diệt chủng Khmer Đỏ 1979. Trong quá trình sử dụng, ta đã tự cải tiến trang bị thêm pháo không giật DKZ để tăng hỏa lực yểm trợ bộ binh. Hiện nay, tuy gặp khá nhiều khó khăn trong tìm kiếm nguồn linh kiện thay thế, nhưng ta vẫn cố gắng duy trì bảo đảm chiến đấu cho M113.

Ta cũng thu giữ được số lượng lớn lựu pháo M101 105mm do Mỹ sản xuất sau 1975 và sử dụng cho tới tận ngày nay. Trong ảnh là cuộc diễn tập bắn đạn thật phòng thủ bờ biển của quân đội ta với pháo 105mm.
Ta cũng thu giữ được số lượng lớn lựu pháo M101 105mm do Mỹ sản xuất sau 1975 và sử dụng cho tới tận ngày nay. Trong ảnh là cuộc diễn tập bắn đạn thật phòng thủ bờ biển của quân đội ta với pháo 105mm.

Lựu pháo M101 105mm có thể đạt tầm bắn tới 11,2km.
Lựu pháo M101 105mm có thể đạt tầm bắn tới 11,2km.

Bên cạnh loại 105mm, ta cũng thu được lựu pháo M114 155mm có thể đạt tầm bắn tối đa 14,6km. Nguồn ảnh: GDVN
Bên cạnh loại 105mm, ta cũng thu được lựu pháo M114 155mm có thể đạt tầm bắn tối đa 14,6km. Nguồn ảnh: GDVN

Đặc biệt nhất, bộ đội ta thu giữ được một số lượng nhỏ siêu pháo tự hành hạng nặng M107 175mm mà Mỹ trang bị cho Quân đội Sài Gòn. Loại pháo này có tầm bắn xa tới 34km, xa hơn cả pháo M46 130mm của quân đội ta. Tuy nhiên, tốc độ bắn khá chậm chỉ 1-2 phát/phút. Trong ảnh là một khẩu M107 175mm trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Ảnh: Hoàng Lê
Đặc biệt nhất, bộ đội ta thu giữ được một số lượng nhỏ siêu pháo tự hành hạng nặng M107 175mm mà Mỹ trang bị cho Quân đội Sài Gòn. Loại pháo này có tầm bắn xa tới 34km, xa hơn cả pháo M46 130mm của quân đội ta. Tuy nhiên, tốc độ bắn khá chậm chỉ 1-2 phát/phút. Trong ảnh là một khẩu M107 175mm trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Ảnh: Hoàng Lê

Giá trị nhất trong kho vũ khí chiến lợi phẩm là một vài máy bay chiến đấu và vận tải đã tăng đáng kể sức mạnh Không quân Nhân dân Việt Nam sau 1975. Trong ảnh là tiêm kích hạng nhẹ F-5E (Mỹ sản xuất) biên chế trong không quân ta. Đây là loại tiêm kích phản lực siêu âm, một chỗ ngồi, trang bị 2 pháo 20mm ở mũi và 7 giá treo trên cánh mang 3,2 tấn vũ khí (tên lửa, bom, rocket).
Giá trị nhất trong kho vũ khí chiến lợi phẩm là một vài máy bay chiến đấu và vận tải đã tăng đáng kể sức mạnh Không quân Nhân dân Việt Nam sau 1975. Trong ảnh là tiêm kích hạng nhẹ F-5E (Mỹ sản xuất) biên chế trong không quân ta. Đây là loại tiêm kích phản lực siêu âm, một chỗ ngồi, trang bị 2 pháo 20mm ở mũi và 7 giá treo trên cánh mang 3,2 tấn vũ khí (tên lửa, bom, rocket).

Máy bay cường kích hạng nhẹ A-37 biên chế trong Không quân Nhân dân Việt Nam. A-37 có khả năng mang 1,2 tấn vũ khí (bom, rocket, tên lửa) trên 8 giá treo. Trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, không quân ta đã sử dụng rất thành công tiêm kích F-5E và A-37 với nhiệm vụ không kích mục tiêu mặt đất.
Máy bay cường kích hạng nhẹ A-37 biên chế trong Không quân Nhân dân Việt Nam. A-37 có khả năng mang 1,2 tấn vũ khí (bom, rocket, tên lửa) trên 8 giá treo. Trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, không quân ta đã sử dụng rất thành công tiêm kích F-5E và A-37 với nhiệm vụ không kích mục tiêu mặt đất.

Về lực lượng trực thăng, không quân ta ngoài những chiếc Mi-6/8 của Liên Xô cũng được bổ sung thêm vài chục chiếc trực thăng đa dụng UH-1 (Mỹ chế tạo) có thể vừa làm nhiệm vụ tải quân, tải thương vừa thực hiện yểm trợ hỏa lực (bằng súng máy và rocket).
Về lực lượng trực thăng, không quân ta ngoài những chiếc Mi-6/8 của Liên Xô cũng được bổ sung thêm vài chục chiếc trực thăng đa dụng UH-1 (Mỹ chế tạo) có thể vừa làm nhiệm vụ tải quân, tải thương vừa thực hiện yểm trợ hỏa lực (bằng súng máy và rocket).

Ngoài loại UH-1, không quân ta còn có sự phục vụ của 5 chiếc trực thăng vận tải hạng nặng CH-47 (Mỹ sản xuất). CH-47 có khả năng chở 55 lính hoặc 24 cáng cứu thương hoặc 12,7 tấn hàng hóa. Năng lực tải hàng của CH-47 còn vượt hơn cả trực thăng vận tải lớn nhất Liên Xô mà không quân ta trang bị, loại Mi-6. Trong ảnh là bộ đội ta đang đổ bộ từ chiếc CH-47 trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam.
Ngoài loại UH-1, không quân ta còn có sự phục vụ của 5 chiếc trực thăng vận tải hạng nặng CH-47 (Mỹ sản xuất). CH-47 có khả năng chở 55 lính hoặc 24 cáng cứu thương hoặc 12,7 tấn hàng hóa. Năng lực tải hàng của CH-47 còn vượt hơn cả trực thăng vận tải lớn nhất Liên Xô mà không quân ta trang bị, loại Mi-6. Trong ảnh là bộ đội ta đang đổ bộ từ chiếc CH-47 trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam.

7 chiếc vận tải cơ hạng trung C-130 thu giữ được từ không quân Quân đội Sài Gòn được ta sử dụng thành công trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam. Khi đó, C-130 được xem là loại máy bay vận tải lớn nhất của không quân ta, với tải trọng 20 tấn (có thể chở 64 lính dù hoặc 74 cáng cứu thương hoặc 2 xe bọc thép M113).
7 chiếc vận tải cơ hạng trung C-130 thu giữ được từ không quân Quân đội Sài Gòn được ta sử dụng thành công trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam. Khi đó, C-130 được xem là loại máy bay vận tải lớn nhất của không quân ta, với tải trọng 20 tấn (có thể chở 64 lính dù hoặc 74 cáng cứu thương hoặc 2 xe bọc thép M113).

Tàu vận tải đổ bộ lớp LST-491 (tàu HQ-505) thu giữ từ Hải quân Quân đội Sài Gòn đã góp phần bảo vệ vững chắc các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Đây được xem là loại tàu chiến lớn nhất của Hải quân Nhân dân Việt Nam vào thời điểm bấy giờ, với lượng giãn nước gần 4.000 tấn.
Tàu vận tải đổ bộ lớp LST-491 (tàu HQ-505) thu giữ từ Hải quân Quân đội Sài Gòn đã góp phần bảo vệ vững chắc các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Đây được xem là loại tàu chiến lớn nhất của Hải quân Nhân dân Việt Nam vào thời điểm bấy giờ, với lượng giãn nước gần 4.000 tấn.

Điểm các máy bay chiến đấu Việt Nam đã “xuất ngũ”

(Kiến Thức) - Ngoại trừ MiG-21, các loại máy bay chiến đấu từng tham gia chiến tranh chống Mỹ, chống Khơ Me đỏ đều đã nghỉ hưu.

Đầu tiên là máy bay tiêm kích phản lực MiG-15 – một trong những máy bay chiến đấu thành công nhất do Liên Xô chế tạo. Tuy không nghi nhận nhiều thông tin về quá trình tham gia chiến đấu của MiG-15 ở Việt Nam, nhưng theo một số nguồn tin thì Không quân Việt Nam đã nhận được số lượng ít MiG-15UTI huấn luyện 2 chỗ ngồi. Ảnh minh họa
 Đầu tiên là máy bay tiêm kích phản lực MiG-15 – một trong những máy bay chiến đấu thành công nhất do Liên Xô chế tạo. Tuy không nghi nhận nhiều thông tin về quá trình tham gia chiến đấu của MiG-15 ở Việt Nam, nhưng theo một số nguồn tin thì Không quân Việt Nam đã nhận được số lượng ít MiG-15UTI huấn luyện 2 chỗ ngồi. Ảnh minh họa

Giải mật chiến dịch Bolo trong Chiến tranh VN (2)

(Kiến Thức) - Chỉ trong vài ngày mở màn chiến dịch Bolo, Không quân Nhân dân Việt Nam đã chịu nhiều thiệt hại về máy bay và phi công.

Theo các tài liệu giải mật sau này, chiến dịch Bolo chính thức được mở màn vào ngày 2/1/1967 bất chấp thời tiết không được thuận lợi. Lúc đó miền bắc Việt nam đang là mùa đông, trời âm u, mây bao phủ gần như toàn bộ khu vực mục tiêu (với quân Mỹ): từ những dãy núi phía tây sông Hồng đến tận Vịnh Bắc Bộ. Trong điều kiện như vậy, tầm quan sát của phi công bị giảm nhiều, F-4 sẽ không thể bao quát được hoạt động của các căn cứ MiG-21 Không quân Nhân dân Việt Nam, ngược lại. Tuy nhiên, MiG-21 cũng sẽ không thể phát hiện sớm F-4, sau khi xuyên qua các tầng mây chắc chắn sẽ rơi vào thế bị động.

Một tổ bay F-4 thuộc không đoàn 8 trước giờ lên đường tham gia chiến dịch Bolo.
 Một tổ bay F-4 thuộc không đoàn 8 trước giờ lên đường tham gia chiến dịch Bolo.

Cánh phía Tây phụ trách bởi không đoàn số 8, 3 biên đội xuất kích đầu tiên là Olds (Robin Olds chỉ huy), Ford, Rambler. Chúng lần lượt tới khu vực sân bay Phúc Yên lúc 15h, 15h5p và 15h10p. Toàn bộ các mục tiêu xuất hiện trên màn hình radar của 3 biên đội này sẽ được mặc định là MiG-21 và F-4 được khai hỏa không hạn chế, bỏ qua sự xác nhận bằng quang học. Kế hoạch là vậy, nhưng khi tới nơi, Olds đã khá bất ngờ khi không phát hiện bất cứ mục tiêu bay nào.

Theo World Aviation History thì những đám mây dày đặc có đỉnh lên tới hơn 2km (7.000 feet) hôm đó khiến “hệ thống điều khiển mặt đất của Không quân Bắc Việt hoãn các chuyến cất cánh của MiG thêm 15 phút”. Các biên đội F-4 cố lượn nhiều lần trên bầu trời Hà Nội đầu tiên là theo hướng đông-nam, sau đó theo tây-bắc. Trong tình hình mới, lệnh khai hỏa không hạn chế được Olds rút lại để tránh bắn nhầm lẫn nhau. Lúc này 4 biên đội còn lại của không đoàn là Vespa, Plymouth, Lincoln và Tempest cũng đã đều đang trên hành trình. Riêng Tempest sau đó phải quay về do vấn đề kỹ thuật.

Hướng tấn công phía đông do không đoàn 366 đảm nhận gặp khó khăn lớn với thời tiết. Các biên đội chỉ lượn lờ ở khu vực ngoài Vịnh Bắc Bộ mà không dám tiến sâu vào trong.

Đọc nhiều nhất