Iran, Triều Tiên bí mật phát triển bệ phóng tên lửa tầm xa

(Kiến Thức) - Các kĩ sư tên lửa của Iran lặng lẽ tới Triều Tiên để tham gia vào dự án chung liên quan tới việc nâng cấp bệ thống tên lửa tầm xa.

Động thái này của hai nước diễn ra trong lúc các quan chức của Iran và nhóm P5+1 tham dự vòng đàm phán hạt nhân ở Geneva, Thụy Sĩ.

Trong vòng vài tháng gần đây, một nhóm các kĩ sư tới từ Tập đoàn Công nghiệp Shahid Hemmat (SHIG), một đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng tên lửa nhiên liệu lỏng, đã tới Bình Nhưỡng để giúp nước này thực hiện dự án nâng cấp bệ phóng tên lửa nặng 80 tấn.

Cơ quan tình báo Mỹ cung cấp thêm một số thông tin về việc này. Theo đó, bệ phóng tên lửa trên (được cho là sẽ lắp vào một tên lửa tầm xa hay một đầu đạn hạt nhân) có khả năng sẽ được xuất sang Iran trong tương lai.

Tên lửa tầm xa. (Ảnh minh họa)
Tên lửa tầm xa. (Ảnh minh họa)

Cùng với đó, cơ quan này nhận định, trong 2 năm tới, cả Tehran và Bình Nhưỡng sẽ sở hữu các tên lửa có khả năng tấn công nước Mỹ bằng các đầu đạn hạt nhân.

Theo một quan chức giấu tên của tổ chức tình báo Mỹ, động thái này sẽ là một bước tiến mới trong tiến trình tạo ra một “siêu tên lửa đạn đạo” hay tàu phóng tên lửa hạng nặng.

Trong vòng vài tháng nay, vụ hợp tác giữa hai nước cũng đã được đề cập tới trong các báo cáo của cơ quan này. Cũng theo ý kiến của vị quan chức trên, nhằm tránh xáo trộn trong vòng đàm phán Iran, chính quyền Tổng thống Obama đã không công bố việc này với dư luận quốc tế.

“Tại sao chính phủ lại vẫn muốn đàm phán để đạt được một thỏa thuận hạt nhân với Iran nếu như họ biết khá rõ rằng, quốc gia Hồi giáo này đang xây dựng hệ thống vận chuyển vũ khí hạt nhân?”, vị này bày tỏ sự hoài nghi.

Chưa kể, hình ảnh trên vệ tinh cho thấy, Triều Tiên đang phát triển một tên lửa cỡ lớn hoặc một bệ phóng tên lửa. Sự hoài nghi này được củng cố một phần bởi các bức ảnh vệ tinh đăng trên trang blog 38 North thuộc Đại học Johns Hopkins. Theo đó, phía Triều Tiên đang mở rộng một khu vực phóng tên lửa.

Phản ứng trước động thái này của Iran và Triều Tiên, Đặc phái viên của Bộ Ngoại giao Mỹ phụ trách vấn đề hạt nhân Triều Tiên là ông Glyn Davies phát biểu hôm 25/11 ở Tokyo rằng, Bình Nhưỡng sẽ phải nhận thêm các lệnh trừng phạt nếu họ không tỏ thiện chí sẵn sàng từ bỏ chương trình hạt nhân.

“Nếu chúng tôi không nhận thấy sự thiện chí của họ trong việc từ bỏ chương trình hạt nhân, chắc chắn họ sẽ phải chịu thêm nhiều sự trừng phạt”, ông David trả lời phóng viên.

Bệ phóng tên lửa di động Triều Tiên: “Made in China”

Xe "chở gỗ" của Trung Quốc tại lễ duyệt binh của Triều Tiên.
 Xe "chở gỗ" của Trung Quốc tại lễ duyệt binh của Triều Tiên.

Báo cáo này nêu rõ hợp đồng được ký kết ngày 5/11/2010, trong đó một doanh nghiệp Trung Quốc cung cấp 6 chiếc xe “siêu trường, siêu trọng” cho Bộ Lâm nghiệp  Triều Tiên. Theo hợp đồng, 6 chiếc xe này được dùng để vận chuyển gỗ. Sau khi mua, Triều Tiên đã chuyển đổi 6 chiếc xe “chở gỗ” này thành bệ phóng tên lửa di động và  vi phạm hợp đồng với Trung Quốc.

TQ thúc ép Triều Tiên về chương trình hạt nhân

(Kiến Thức) - Bắc Kinh gây sức ép với Bình Nhưỡng, khi đưa ra danh sách cấm xuất khẩu vật liệu và công nghệ có liên quan tới vũ khí sang CHDCND Triều Tiên.

Chủ tịch TQ Tập Cận Bình và nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un.
Chủ tịch TQ Tập Cận Bình và nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un.
Bộ Công Thương Trung Quốc ngày 24/9 công bố danh sách cấm xuất khẩu cấm xuất khẩu các vật liệu và công nghệ nói trên vì có thể được sử dụng vào việc chế tạo vũ khí sinh học, hóa học và hạt nhân.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.