Iran sẽ ủng hộ tới Nga hàng trăm máy bay không người lái?

Quan chức chính phủ Nhà Trắng cho biết, Iran sẽ sớm cung cấp tới Nga hàng trăm máy bay không người lái (UAV), trong đó có cả những mẫu được trang bị vũ khí nhằm sử dụng tại Ukraine.

"Chính phủ Iran sẽ sớm cung cấp cho Nga hàng trăm máy bay không người lái (UAV), bao gồm cả những loại có vũ trang. Thông tin của chúng tôi cho thấy, rất có thể Iran sẽ sẵn sàng huấn luyện quân Nga vận hành các UAV này ngay từ đầu tháng 7", Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ, ông Jake Sullivan cho biết trong cuộc phỏng vấn ngày 11/7 vừa qua.

Iran se ung ho toi Nga hang tram may bay khong nguoi lai?

Mỹ cho biết, Iran dự định cung cấp UAV tới Nga nhằm bổ sung các tổn thất về thiết bị quân sự trong cuộc xung đột tại Ukraine. Hiện tại, chưa có thông tin nào xác nhận liệu Iran đã chuyển các UAV sang cho Nga hay chưa. Hai nước này vẫn chưa có bất cứ phản hồi nào về thông tin trên.

UAV đang được tận dụng triệt để trong chiến sự Nga – Ukraine. Với khả năng thực hiện đa dạng nhiệm vụ từ tập kích mục tiêu đến trinh sát lãnh thổ, xác nhận mục tiêu tấn công. Trước đó, ông Oleksii Reznikov cho biết, các UAV được Mỹ và các nước phương Tây viện trợ đang liên tục bị Nga ngăn chặn qua phương pháp chế áp điện tử.

Iran đã nổi tiếng với mục đích tự sản xuất hàng loạt UAV nội địa từ những năm 1980. Một số loại UAV hiện đại được nước này sản xuất dựa trên các mẫu phi cơ từ Mỹ như dòng Saegheh và Shahed-171, dựa trên UAV tàng hình RQ-170 Sentinel sau khi chiếc UAV này bị Iran thu được năm 2011. Ngoài ra, mẫu Shahed-129 được sản xuất dựa trên mẫu MQ-1 Predator.

Dù hiện tại các thông tin trên chưa được xác thực, khả năng điều này xảy ra vẫn là một mối nguy hiểm. Iran trước đó đã nhiều lần biểu diễn năng lực quân sự của các UAV này, cho thấy khả năng đối phó với các lệnh cấm vận từ Mỹ và tiếp tục duy trì năng lực quân sự nước này.

Những nút thắt của phương Tây trong viện trợ quân sự cho Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine đã phơi bày tình trạng khan hiếm nguồn cung quốc phòng của phương Tây, đặc biệt là với những loại vũ khí không tối tân nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong các cuộc giao tranh.

Khi Mỹ đặt hàng 1.300 tên lửa phòng không Stinger hồi tháng 5 để thay thế cho số tên lửa đã được gửi tới Ukraine, Giám đốc điều hành của Raytheon trả lời rằng: “Việc này sẽ mất một khoảng thời gian”.

Pháp đã gửi cho Ukraine 18 lựu pháo Caesar – khoảng 1/4 tổng số lựu pháo công nghệ cao của nước này. Tuy nhiên, để bù lại số lượng đã chuyển cho Kiev, công ty Nexter của Pháp sẽ mất khoảng 18 tháng.

Mạng lưới biệt kích tại Ukraine

Khi Nga đang tăng cường tấn công để giành kiểm soát toàn bộ miền Đông Ukraine, khả năng chống trả của Kiev phụ thuộc vào Mỹ và các đồng minh hơn bao giờ hết.

Mạng lưới đa quốc gia

Hầu hết mạng lưới này hoạt động bên ngoài Ukraine, như tại các căn cứ ở Đức, Pháp và Anh. Nhưng ngay cả khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố sẽ không đưa quân đến Ukraine, một số đặc vụ của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) vẫn tiếp tục hoạt động bí mật ở Ukraine, chủ yếu ở thủ đô Kiev, điều phối một lượng lớn tin tức tình báo mà Mỹ chia sẻ với Ukraine, New York Times dẫn lời các quan chức đương nhiệm và cựu quan chức cho hay.

Cùng lúc đó, vài chục lính biệt kích từ các nước thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) khác, trong đó có Anh, Pháp, Canada và Lithuania, cũng hoạt động ở Ukraine. Mỹ rút 150 cố vấn quân sự trước khi xung đột nổ ra vào cuối tháng 2, nhưng đội biệt kích của các nước đồng minh vẫn ở lại hoặc đi qua đi lại kể từ lúc đó, để huấn luyện và cố vấn cho binh lính Ukraine hoặc điều phối hoạt động viện trợ, 3 quan chức Mỹ cho biết.

Mang luoi biet kich tai Ukraine
NATO trợ giúp rất nhiều cho Ukraine nhưng họ cũng phủ nhận một số vấn đề để tránh việc xung đột với Nga lan rộng. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.