Iran nêu điều kiện với Châu Âu về thỏa thuận hạt nhân

Iran có thể nối lại hoạt động làm giàu urani ở mức 20%, nếu các nước châu Âu tham gia ký kết thỏa thuận hạt nhân năm 2015 không duy trì được thỏa thuận này sau khi Mỹ rút lui.

Iran nêu điều kiện với Châu Âu về thỏa thuận hạt nhân
Ngày 19/5, người đứng đầu Cơ quan Năng lượng nguyên tử Iran Ali Akbar Salehi cảnh báo Tehran có thể nối lại hoạt động làm giàu urani ở mức 20%, nếu các nước châu Âu tham gia ký kết thỏa thuận hạt nhân năm 2015, có tên gọi đầy đủ là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA), không duy trì được thỏa thuận này sau khi Mỹ rút lui.
Giám đốc Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Iran Ali Akbar Salehi trong cuộc họp tại Rome, Italy ngày 10/10/2017.
Giám đốc Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Iran Ali Akbar Salehi trong cuộc họp tại Rome, Italy ngày 10/10/2017.  
Phát biểu với báo giới sau cuộc hội đàm với Ủy viên châu Âu phụ trách năng lượng và khí hậu Miguel Arias Canete đang ở thăm Tehran, ông Saleki khẳng định nếu các bên giữ lời hứa, Tehran cũng sẽ thực hiện cam kết của mình. Theo ông, chính sách của Tehran hiện nay là kiên nhẫn và chờ đợi song sẽ chỉ trong vài tuần.
Người đứng đầu Cơ quan Năng lượng nguyên tử Iran nhấn mạnh mọi khả năng có thể xảy ra, trong đó có khả năng bắt đầu làm giàu urani ở mức 20%.
Bên cạnh đó, ông cũng cho biết Liên minh châu Âu (EU) đã cam kết “cứu vãn” JCPOA, bất chấp việc Tổng thống Donald Trump quyết định rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân này và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Tehran. Theo ông, EU đã đưa ra nhiều đề xuất khác nhau và Iran sẽ đợi xem liệu các đề xuất này có trở thành hiện thực hay không.
Về phần mình, Ủy viên châu Âu Canete khẳng định JCPOA là "nền tảng của hòa bình", đồng thời vạch ra các kế hoạch của EU nhằm tiếp tục mua dầu và khí đốt của Iran cũng như bảo vệ các công ty châu Âu, bất chấp việc Mỹ nối lại các lệnh trừng phạt EU trong 6 tháng tới.
Theo ông, thông điệp của EU gửi tới Iran là châu Âu sẽ thực hiện các cam kết của mình chừng nào còn gắn liền với thỏa thuận này và sẽ nỗ lực tăng cường hoạt động thương mại vốn tiến triển rất tích cực với Iran.
Trong thông báo chí ngày 19/5 của Ủy ban châu Âu và Cơ quan Năng lượng nguyên tử Iran, EU và Iran sẽ tổ chức một hội nghị về hợp tác hạt nhân tại Brussels vào tháng 11 tới.
Thông cáo có đoạn: "Ủy ban châu Âu sẽ ủng hộ mạnh mẽ các nỗ lực của Iran trong việc sử dụng có trách nhiệm và an toàn năng lượng hạt nhân... Trên tinh thần phối hợp chặt chẽ, chúng tôi cũng nhất trí rằng hội nghị cấp cao lần thứ 3 về hợp tác hạt nhân sẽ diễn ra tại Brussels vào cuối tháng 11/2018". Hai hội nghị trước đó đã được tổ chức trong năm 2017, lần lượt tại Brussels và thành phố Isfahan của Iran.
Ngày 18/5, ông Canete đã tới Tehran thực hiện chuyến thăm quốc gia Trung Đông nhằm tăng cường mối quan hệ năng lượng giữu EU với Iran đặc biệt trong thời điểm khó khăn hiện nay đến từ tuyên bố rút lui khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Việc dỡ bỏ các trừng phạt liên quan đến vấn đề hạt nhân nguyên tử là một phần quan trọng của thỏa thuận hạt nhân.
Năm 2017, trao đổi thương mại giữa Iran và EU gần chạm mức 20 tỷ euro, tăng 60% so với năm trước đó. EU cam kết sẽ đảm bảo tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng trao đổi song phương đồng thời xác định hành động phù hợp với những lợi ích về an ninh để bảo vệ đầu tư kinh tế.
JCPOA được ký kết giữa Iran và Nhóm P5+1, trong đó yêu cầu Iran kiềm chế chương trình hạt nhân, đổi lại cộng đồng quốc tế xóa bỏ phần lớn lệnh trừng phạt áp đặt với quốc gia này.

Phớt lờ Mỹ, châu Âu nhất trí duy trì thỏa thuận hạt nhân Iran

Phớt lờ các phát ngôn cứng rắn của Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhóm nước châu Âu gồm Anh, Pháp và Đức đã nhất trí duy trì thỏa thuận hạt nhân Iran được ký kết trong năm 2015.

Phớt lờ Mỹ, châu Âu nhất trí duy trì thỏa thuận hạt nhân Iran
Hãng tin Reuters dẫn thông báo của Văn phòng Thủ tướng Anh Theresa May ngày 29/4 cho biết các nhà lãnh đạo của Anh, Pháp và Đức đã nhất trí rằng việc duy trì thỏa thuận hạt nhân Iran là phương thức tốt nhất để ngăn Tehran đạt được vũ khí hạt nhân.
Thủ tướng Anh Theresa May, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel. (Nguồn: financialtribune.com)
Thủ tướng Anh Theresa May, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel. (Nguồn: financialtribune.com) 

Mỹ đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lên tiếng chỉ trích Iran đang tiếp tục hỗ trợ khủng bố, kích động bạo lực trên khắp khu vực Trung Đông.

Mỹ đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran
Bất chấp nỗ lực vận động của các đồng minh châu Âu, ngày 8/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức tuyên bố nước này sẽ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và áp đặt trở lại các lệnh trừng phạt kinh tế. Quyết định đơn phương của Mỹ có nguy cơ đẩy khu vực Trung Đông vào vòng xoáy căng thẳng mới khi Iran đe dọa có thể nối lại các chương trình hạt nhân của mình.
Tổng thống Mỹ - Donald Trump tuyên bố Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran. (Ảnh: AP)
Tổng thống Mỹ - Donald Trump tuyên bố Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran. (Ảnh: AP) 

Phản ứng của phương Tây sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran?

Ngay sau quyết định đơn phương từ bỏ thỏa thuận hạt nhân với Iran của Tổng thống Trump, Anh, Pháp, Đức khẳng định sẽ ở lại thỏa thuận hạt nhân Iran, còn Tehran tuyên bố thoả thuận vẫn có thể tồn tại mà không cần có Mỹ.

Phản ứng của phương Tây sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran?
Vào tối 8/5 (giờ địa phương), Tổng thống Trump chính thức tuyên bố rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran, sau khi khẳng định thoả thuận hiện có không thể ngăn Tehran phát triển bom hạt nhân.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.