Iran lại khiến thế giới giật mình khi tự "đắp" thêm vũ khí cho khinh hạm

Iran lại khiến thế giới giật mình khi tự "đắp" thêm vũ khí cho khinh hạm

(Kiến Thức) - Loại khinh hạm vừa được Iran "đắp" thêm vũ khí tới nay đã hơn 40 tuổi, được Anh đóng cho Iran từ trước khi quốc gia này xảy ra Cách mạng Hồi giáo năm 1979.

Một loạt các loại vũ khí mới vừa xuất hiện trên chiếc  khinh hạm Alborz của Iran. Mặc dù đã trải qua hơn 40 năm vận hành, tuy nhiên những thiết bị vũ khí và khí tài mới vẫn cung cấp cho chiếc khinh hạm này khả năng tác chiến lợi hại. Nguồn ảnh: ISNA.
Một loạt các loại vũ khí mới vừa xuất hiện trên chiếc khinh hạm Alborz của Iran. Mặc dù đã trải qua hơn 40 năm vận hành, tuy nhiên những thiết bị vũ khí và khí tài mới vẫn cung cấp cho chiếc khinh hạm này khả năng tác chiến lợi hại. Nguồn ảnh: ISNA.
Các loại khí tài mới xuất hiện trên chiếc khinh hạm này bao gồm hệ thống pháo 30mm cao tốc Kamand phòng không do Iran tự phát triển. Kèm theo đó là một loạt các loại khí tài trinh sát, phát hiện và bám mục tiêu cũng do quốc gia này tự nghiên cứu, hoàn thiện. Nguồn ảnh: ISNA.
Các loại khí tài mới xuất hiện trên chiếc khinh hạm này bao gồm hệ thống pháo 30mm cao tốc Kamand phòng không do Iran tự phát triển. Kèm theo đó là một loạt các loại khí tài trinh sát, phát hiện và bám mục tiêu cũng do quốc gia này tự nghiên cứu, hoàn thiện. Nguồn ảnh: ISNA.
Khinh hạm Alborz được Anh đóng cho Iran từ đầu thập niên 70 dựa theo thiết kế của lớp khinh hạm Vosper của Anh. Tổng cộng, Iran đã nhận bốn khinh hạm loại này vao fbieen chế. Nguồn ảnh: ISNA.
Khinh hạm Alborz được Anh đóng cho Iran từ đầu thập niên 70 dựa theo thiết kế của lớp khinh hạm Vosper của Anh. Tổng cộng, Iran đã nhận bốn khinh hạm loại này vao fbieen chế. Nguồn ảnh: ISNA.
Trước khi Cách mạng Hồi giáo nổ ra, khinh hạm được mang tên Zaal, tuy nhiên sau đó đã được đổi tên thành Alborz - tên của một ngọn núi gắn liền với các truyền thuyết của Iran. Nguồn ảnh: ISNA.
Trước khi Cách mạng Hồi giáo nổ ra, khinh hạm được mang tên Zaal, tuy nhiên sau đó đã được đổi tên thành Alborz - tên của một ngọn núi gắn liền với các truyền thuyết của Iran. Nguồn ảnh: ISNA.
Khinh hạm Alborz khá nhỏ, có độ giãn nước chỉ 1100 tấn, chiều dài của khinh hạm là 94,5 mét, lườn rộng 11,07 mét và có mớm nước tối đa chỉ 3,5 mét. Nguồn ảnh: ISNA.
Khinh hạm Alborz khá nhỏ, có độ giãn nước chỉ 1100 tấn, chiều dài của khinh hạm là 94,5 mét, lườn rộng 11,07 mét và có mớm nước tối đa chỉ 3,5 mét. Nguồn ảnh: ISNA.
Loại khinh hạm này được trang bị hai trục dẫn động cùng hai động cơ tua-bin khí của Roll Royce do Anh sản xuất. Tổng cộng công suất đầu ra của khinh hạm này là 46.000 mã lực. Nguồn ảnh: Livejour.
Loại khinh hạm này được trang bị hai trục dẫn động cùng hai động cơ tua-bin khí của Roll Royce do Anh sản xuất. Tổng cộng công suất đầu ra của khinh hạm này là 46.000 mã lực. Nguồn ảnh: Livejour.
Trong điều kiện thời tiết thuận lợi, khinh hạm Alborz có khả năng di chuyển với tốc độ lên tới 39 hải lý giờ - tương đương với 72 km/h - cực kỳ nhanh nếu so với các loại khinh hạm đang được Mỹ sử dụng hiện nay. Nguồn ảnh: Livejour.
Trong điều kiện thời tiết thuận lợi, khinh hạm Alborz có khả năng di chuyển với tốc độ lên tới 39 hải lý giờ - tương đương với 72 km/h - cực kỳ nhanh nếu so với các loại khinh hạm đang được Mỹ sử dụng hiện nay. Nguồn ảnh: Livejour.
Tầm hoạt động của khinh hạm Alborz của Iran tối đa là 9000 km ở tốc độ 15 hải lý giờ. Tàu có biên chế thuỷ thủ đoàn đầy đủ từ 125 tới 146 người tuỳ từng cấu hình vũ khí. Nguồn ảnh: Livejour.
Tầm hoạt động của khinh hạm Alborz của Iran tối đa là 9000 km ở tốc độ 15 hải lý giờ. Tàu có biên chế thuỷ thủ đoàn đầy đủ từ 125 tới 146 người tuỳ từng cấu hình vũ khí. Nguồn ảnh: Livejour.
Ban đầu, các khinh hạm được Anh đóng cho Iran mang theo cấu hình vũ khí bao gồm 4 tên lửa chống hạm C-802, 1 pháo 114mm Mark 8, 1 pháo nòng đôi 35mm để phòng không, 2 cối 81mm, 2 súng máy 12,7mm cùng với 2 ống phóng ngư lôi 533mm. Nguồn ảnh: Livejour.
Ban đầu, các khinh hạm được Anh đóng cho Iran mang theo cấu hình vũ khí bao gồm 4 tên lửa chống hạm C-802, 1 pháo 114mm Mark 8, 1 pháo nòng đôi 35mm để phòng không, 2 cối 81mm, 2 súng máy 12,7mm cùng với 2 ống phóng ngư lôi 533mm. Nguồn ảnh: Livejour.
Tuy nhiên, các khinh hạm này sau đó đã được Iran cải biên vũ khí theo nhiều hướng khác nhau, mỗi chiếc được mang một kiểu cấu hình riêng biệt nên khả năng tác chiến là cực kỳ nguy hiểm và đa dạng. Nguồn ảnh: Livejour.
Tuy nhiên, các khinh hạm này sau đó đã được Iran cải biên vũ khí theo nhiều hướng khác nhau, mỗi chiếc được mang một kiểu cấu hình riêng biệt nên khả năng tác chiến là cực kỳ nguy hiểm và đa dạng. Nguồn ảnh: Livejour.
Mời độc giả xem Video: Hải quân Iran "soi" cận cảnh tàu chiến của Mỹ.

GALLERY MỚI NHẤT