Iran dùng 1.000 tên lửa tầm xa đánh phiến quân IS?

(Kiến Thức) - Theo các nguồn tin của debkafile, Iran đang xem xét việc sử dụng khoảng 1.000 tên lửa tầm xa trong kho dự trữ của Hezbollah để đánh phiến quân IS.

Số tên lửa này được cho là dùng để tấn công Israel, trong trường hợp xảy ra xung đột.
Iran dung 1.000 ten lua tam xa danh phien quan IS?
Tên lửa Iran.
Tổng Thư ký Phong trào Hezbollah, ông Hassan Nasrallah, thường khoe rằng 80.000 tên lửa của Hezbollah có thể bắn tới bất cứ nơi nào trên lãnh thổ Israel. Có lẽ, ông Nasrallah có thể buộc phải chuyển đổi mục đích sử dụng của một số tên lửa trong kho dự trữ khổng lồ này, khi Tehran đang khẩn trương tìm cách cứu chế độ của Tổng thống Assad ở Syria và ngăn chặn đà tiến của phiến quân IS vào Baghdad và thành phố Karbala, thánh địa của người Hồi giáo Shi’ite.
Theo các nguồn tin vùng vịnh của debkafile, Iran đang tính chuyện sử dụng khoảng 1.000 tên lửa tầm xa trong kho dự trữ của Hezbollah để tấn công phiến quân IS trên lãnh thổ Syria và Iraq.
Một số tên lửa sẽ bắn từ lãnh thổ Libăng, sau khi Beirut từ chối yêu cầu của Phong trào Hezbollah đưa quân tham chiến để bảo vệ chế độ Assad.
Cho đến nay, Tehran chưa phê duyệt kế hoạch này. Nhưng nếu một khi kế hoạch này được thông qua, máy bay do thám của Iran sẽ chỉ điểm các vị trí của phiến quân IS và tên lửa của Hezbollah sẽ tấn công các mục tiêu này.
Iran dung 1.000 ten lua tam xa danh phien quan IS?-Hinh-2
Phóng thử tên lửa  Fateh-110 của Iran.
Phong trào Hezbollah hiện có tên lửa Fajr-5 (tầm bắn 400-600 km), Zelzal-2 (500 km), Fateh-110S (800 km) và Shaheen có tầm bắn từ  800 đến 900 km.
Các cuộc thảo luận ở Tehran về khả năng sử dụng tên lửa tầm xa chống Nhà  nước Hồi giáo đã trở nên cấp bách, sau khi người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest ngày 28/5 tuyên bố: “Mỹ sẽ không chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh ở Iraq. Chiến lược của chúng tôi là hỗ trợ các lực lượng an ninh Iraq... bằng sức mạnh không quân, khi họ chiến đấu với ISIS trên đất nước của họ”.
Phía Iran coi đây là sự xác nhận rằng Mỹ đang từ bỏ cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo ở Iraq, mặc dù quyết định này của chính quyền Obama tạo điều kiện cho chính phủ ở Baghdad làm bất cứ điều gì phải làm để đối phó với phiến quân IS, kể cả việc nhờ các lực lượng bên ngoài hỗ trợ bảo vệ đất nước.
Ở Iraq, Iran đã bị lôi kéo vào cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo, thông qua lực lượng dân quân Shi’ite thuộc phong trào  Hashd al-Shaabi (Các đơn vị Huy động Nhân dân). Phong trào này nằm dưới sự lãnh đạo của Abu al-Mahdi Muhandis, một người Iran và có tin nói là cấp phó của Thiếu tướng Qassem Soleimani, Tư lệnh lực lượng đặc biệt tinh nhuệ mang tên Lữ đoàn Al Qods thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng đầy quyền lực.
Iran dung 1.000 ten lua tam xa danh phien quan IS?-Hinh-3
Các đơn vị Huy động Nhân dân nằm dưới sự lãnh đạo của Abu al-Mahdi Muhandis, một người Iran và có tin nói là cấp phó của Thiếu tướng Qassem Soleimani, Tư lệnh Lữ đoàn Al Qods tinh nhuệ.
Các đơn vị Huy động Nhân dân ít có khả năng được Tổng thống Mỹ Barack Obama yểm trợ thỏa đáng bằng không quân. Vì vậy, toàn bộ trách nhiệm chống phiến quân IS lại đổ lên đầu Iran. Không muốn máy bay của mình bị bắn hạ ở Iraq, Iran đang xem xét việc sử dụng tên lửa tầm xa để đánh Nhà nước Hồi giáo.
Ở Syria, Iran đang phải đối mặt với nhiều áp lực trong việc chống lưng cho chế độ của Tổng thống Assad.  
Chế độ Assad đang lâm vào tình trạng nguy khốn trước sức tấn công của “Đạo quân chinh phục của người Hồi giáo” do Mặt trận al-Nursa có quan hệ với tổ chức khủng bố Al-Qaeda làm rường cột. Đạo quân này nhận được sự hỗ trợ to lớn của Ả-rập Xê-út, Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ. Chỉ vài ngày sau khi thành lập, “Đạo quân chinh phục của người Hồi giáo” đã “kết nạp” được 3.000 chiến binh của Mặt trận al-Nusra.
Trong khi đó, Quân đội Syria thì mất tinh thần chiến đấu và nhiều binh sĩ đã đào ngũ chứ không muốn tiếp tục chiến đấu.  Kết quả là chính quyền của Tổng thống Bashar Assad đang mất dần nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn và phải co cụm lại để bảo vệ Thủ đô Damascus.

Đối đầu Biển Đông châm ngòi “xung đột đẫm máu”?

(Kiến Thức) - Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia lo ngại rằng tình trạng đối đầu ở Biển Đông có thể "leo thang thành một trong những cuộc xung đột đẫm máu nhất” trong lịch sử.

Hy vọng rằng tiên đoán của Bộ trưởng Quốc phòng Hishammuddin Hussein không trở thành hiện thực, nhưng ông Hussein rất có lý khi nhận xét rằng Biển Đông là “một con voi khổng lồ bị nhốt trong căn phòng hẹp” (và có nhiều thứ vô cùng quí giá).
Doi dau Bien Dong cham ngoi “xung dot dam mau”?
Tình trạng đối đầu ở Biển Đông có thể "leo thang thành một trong những cuộc xung đột đẫm máu nhất” trong lịch sử. 
Trong khi đó, luật nhân-quả cũng phán rằng mọi hành động đều có hậu quả và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cảnh báo nếu Trung Quốc "không dừng lại thì một trong những hậu quả sẽ là sự tẩy chay của các quốc gia có liên quan ở khu vực và trên thế giới”.

Thủ tướng Nhật thăm Ukraine nhưng tâm trí để ở Nga?

(Kiến Thức) - Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe công du Châu Âu, trong đó có chuyến thăm Kiev, nhưng trọng tâm lại không phải là giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine.

Một chính trị gia Nhật Bản nổi tiếng là cựu Thứ trưởng Bộ Tài chính Daisuke Kotegawa lại cho rằng góp phần giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine hiện không phải là nhiệm vụ chính của Thủ tướng Shinzo Abe
Thu tuong Nhat di Ukraine nhung tam tri de o Nga?
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bắt tay Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Cựu Thứ trưởng Bộ tài chính Daisuke Kotegawa nói: “Tôi nghĩ rằng nhiệm vụ chính của Thủ tướng Abe trong năm nay là mời Tổng thống Putin đến thăm Nhật Bản, phấn đấu nhanh chóng giải quyết vấn đề Hiệp ước hòa bình và tranh chấp lãnh thổ để bình thường hóa quan hệ với Nga. Qua đó, ông Abe sẽ lưu danh trong lịch sử như một chính trị gia nổi bật. Có lẽ, thông qua việc tham gia giải quyết vấn đề Ukraine, ông Abe cố gắng đi tới vấn đề chính là quan hệ với Nga. Trong vấn đề Ukraine, Nhật Bản (chỉ) có thể đóng vai trò như bên thứ ba trung gian”.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.