(VietnamDaily) - Đài truyền hình quốc gia Iran đưa tin, cứ hai giây lại có một người nhiễm và gần như cứ mỗi hai phút lại có một người tử vong vì COVID-19 tại nước này.
Thiên An
Theo Reuters, Iran hiện là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi COVID-19 ở Trung Đông, với số ca tử vong theo ngày lập kỷ lục mới là 588 người hôm 9/8. Ảnh: Getty.
Tính đến ngày 9/8, Iran ghi nhận tổng cộng 4.199.537 ca mắc COVID-19, trong đó có 94.603 người tử vong. Ảnh: EPA.
"Cứ hai giây lại có một người nhiễm và gần như cứ mỗi hai phút lại có một người tử vong vì COVID-19 tại Iran", Đài truyền hình quốc gia Iran đưa tin ngày 9/8 và cho biết thêm, gần như 31 tỉnh của nước này đã nâng cảnh báo từ cam lên đỏ. Ảnh: AP.
Tháng trước, Iran báo cáo một ca tử vong sau mỗi ba phút vì COVID-19. Ảnh: AA.
Làn sóng dịch bệnh thứ 5 với sự xuất hiện của biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao đã khiến nhiều bệnh viện ở một số thành phố của Iran rơi vào tình trạng quá tải, không có đủ giường cho bệnh nhân mới. Ảnh: Reuters.
Trong khi giới chức địa phương phàn nàn về tình trạng tuân thủ giãn cách xã hội kém, một số người dùng mạng xã hội chỉ trích chiến dịch tiêm chủng chậm chạp của chính phủ khi mới chỉ khoảng 4% trong số 83 triệu dân ở Iran được tiêm chủng đầy đủ. Ảnh: AJ.
Vào tháng 1/2021, Lãnh tụ tinh thần tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei (ảnh) ra lệnh cấm nhập khẩu vắc xin ngừa COVID-19 do Mỹ và Anh sản xuất, vì cho rằng không đáng tin cậy. Ảnh: Reuters.
Iran cũng cáo buộc lệnh trừng phạt của Mỹ đã cản trở việc mua và vận chuyển vắc xin từ các quốc gia khác vào Iran. Ảnh: AP.
Trước tình hình hiện nay, tân Tổng thống Iran Ebrahim Raisi (ảnh) đã kêu gọi giới chức nước này đẩy nhanh việc tiêm chủng và sử dụng "mọi phương tiện cần thiết" nhằm kiềm chế đại dịch COVID-19. Ảnh: IRNA.
Mời độc giả xem thêm video: Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên thế giới (Nguồn video: THĐT)
COVID-19: Biến chủng Lambda, Delta khiến Mỹ vất vả như thế nào?
(VietnamDaily) - Biến chủng Delta với khả năng lây nhiễm cao khiến số ca mắc COVID-19 ở Mỹ tăng nhanh trong thời gian qua.
Trong ngày 8/8, nước này ghi nhận thêm 118.000 ca nhiễm, mức cao nhất kể từ tháng 2/2021. Ảnh: Reuters.
Trước đó, ngày 6/8, Mỹ báo cáo trung bình trên 100.000 ca mắc COVID-19 mới mỗi ngày. Theo dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins vào ngày 6/8, tỷ lệ tử vong vì COVID-19 hàng ngày trong tuần qua cũng tăng mạnh. Ảnh: Reuters.
Được biết, số ca COVID-19 đang tăng vọt ở những bang có tỷ lệ tiêm chủng vắc xin thấp tại Mỹ, trong đó có Alabama, Louisiana, Wyoming, Idaho và Mississippi.
Đáng chú ý, tại bang Alabama, trong số hơn 11.000 người chết vì COVID-19 kể từ đầu dịch, mới chỉ có 26 người đã tiêm chủng, AP đưa tin. Ảnh: Reuters.
Giới chức y tế Mỹ lo ngại, số ca nhiễm mới và số ca nhập viện sẽ tiếp tục tăng cao nếu nhiều người Mỹ không chịu tiêm vắc xin COVID-19. Ảnh: Reuters.
Giám đốc Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) Francis Collins (ảnh) cho rằng Mỹ đang “thất bại” trước COVID-19 và phải trả giá tồi tệ. Theo ông Collins, nếu chiến dịch tiêm chủng vắc xin COVID-19 cho mọi người hiệu quả hơn, Mỹ đáng lẽ đã không phải chứng kiến đợt bùng phát do chủng Delta như hiện nay. “Chúng ta thật sự lẽ ra sẽ không lâm vào tình thế hiện tại. Bây giờ chúng ta phải trả một cái giá khủng khiếp", ông Collins nói. Ảnh: Reuters.
Trong khi đang phải đối phó với biến thể Delta, sự xuất hiện của biến chủng Lambda càng khiến cuộc chiến chống COVID-19 ở Mỹ trở nên vất vả hơn. Ảnh: Reuters.
Theo trang web Infection Control Today, ca đầu tiên nhiễm biến thể Lambda tại Mỹ được phát hiện trong bệnh viện ở Houston vào cuối tháng 7/2021. Đến nay, Mỹ ghi nhận hơn 1.300 ca nhiễm biến chủng Lambda lan rộng khắp 44 bang trên cả nước. Ảnh: AP.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC Mỹ) ngày 8/8 cảnh báo, biến chủng mới nguy hiểm này có nguy cơ gây nên làn sóng mới tại Mỹ. Ảnh: AP.
Việc hàng loạt bang ở Mỹ đã ghi nhận ca nhiễm biến chủng Lambda khiến nhiều người đặt câu hỏi rằng liệu nó có gây ra mối đe dọa tiềm ẩn như biến chủng Delta hay không? Ảnh: AP.
Được biết, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phân loại Lambda là “biến chủng đáng quan tâm” - biến chủng bị nghi ngờ có khả năng lây nhiễm cao hơn so với chủng ban đầu hoặc có khả năng kháng vắc xin cao hơn. Ảnh: Reuters.
Theo một số nghiên cứu ban đầu trong ống nghiệm, biến thể Lambda mang hai đột biến T76I và L452Q có khả năng làm tăng khả năng lây nhiễm so với chủng gốc SARS-CoV-2. Tuy nhiên, hiện chưa có bằng chứng cho thấy biến thể Lambda ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả của vắc xin. Dù vậy, giới khoa học cần có thêm nhiều nghiên cứu nữa mới biết biến thể này nguy hiểm đến đâu. Ảnh: Reuters.
"Nếu biến chủng này có thể phá vỡ khả năng miễn dịch ở những bệnh nhân từng nhiễm bệnh trước đó theo cách tương tự Delta, chúng ta có thể chứng kiến một làn sóng dịch bệnh khác trong thời gian 6 tháng mà số ca nhiễm chủ yếu là Lambda hoặc liên quan đến Lambda", Rachel Graham, Phó giáo sư khoa dịch tễ học thuộc Đại học Bắc Carolina, cảnh báo. Ảnh: Reuters.
Mời độc giả xem thêm video: Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên thế giới (Nguồn video: THĐT)
10 quốc gia nhỏ không tưởng nhưng khiến thế giới kinh ngạc
Tuy có diện tích nhỏ bé đến không tưởng, bé nhất chỉ khoảng 0,5km2, nhưng các quốc gia "bé hạt tiêu" này lại chứa đựng nhiều điều phi thường, độc lạ, khiến cả thế giới phải ngạc nhiên muốn một lần được ghé thăm trong đời.
Grenada – 344km2: Với dân số khoảng 107.000 (2016), quốc gia "bé hạt tiêu" có tên gọi khác là “Hòn đảo của gia vị” (Isle of Spice). Quốc gia này nổi tiếng bởi các loại hương liệu được xuất khẩu như vỏ nhục đậu khấu, đinh hương, quế. Du lịch là ngành kinh tế chủ yếu của Grenada.
Cộng hòa Malta – 316km2: Đây là một đảo quốc Nam Âu, gồm một quần đảo nằm giữa Địa Trung Hải. Với dân số 419.000 người (2016), Malta là quốc gia nhỏ nhất nhưng lại có mật độ dân số dày nhất châu Âu. Mailta xếp thứ 48 trong các quốc gia hạnh phúc nhất trên thế giới.
Maldives – 300km2: Maldives trở thành một nước độc lập vào năm 1965. Quốc gia nhỏ bé này giữ kỷ lục là quốc gia phẳng nhất thế giới, mức đất tự nhiên chỉ cao 2.3m so với mực nước biển. Du lịch và đánh cá là 2 ngành kinh tế then chốt của Maldives.
Liên bang Saint Kitts và Nevis - 261km2: Quốc gia gồm hai hòn đảo Saint Kitts và Nevis nằm ở phía Đông vùng biển Caribe. Quốc gia nhỏ bé và nổi tiếng này có ngành kinh tế du lịch, nông nghiệp và công nghiệp phát triển.
Liechtenstein - 160km2: Nằm giữa Thụy Sĩ và Áo, đất nước Liechtenstein là một nơi an toàn với tỷ lệ tội phạm cực kỳ thấp, vụ giết người cuối cùng xảy ra vào năm 1997. Ngoài ra, Liechtenstein cũng có tỉ lệ thất nghiệp thấp thứ nhì thế giới là 1.5% (thấp nhất là Monaco).
San Marino - 61km2: San Marino có tên đầy đủ là Cộng hòa Đại bình yên San Marino. Điều đặc biệt là San Marino nằm trọn trong nước Ý. San Marino được xem là một trong những quốc gia cộng hòa độc lập lâu đời nhất thế giới.
Tuvalu - 26km2: Đây là một quốc đảo nằm ở phía Nam của Thái Bình Dương, giữa Hawaii và Australia. Thu nhập chính của quốc gia này là từ bán tem và đồng tiền xưa... Năm 2010, Tuvalu còn là một địa điểm hẻo lánh chỉ có 2.000 du khách và 65% trong số đó là các doanh nghiệp.
Nhiều người hoang mang, lan truyền thông tin năm Ất Tỵ là năm Rắn, rắn sẽ nuốt gà nên không thể cúng gà trong đêm Giao thừa vì sẽ làm may mắn bị “nuốt mất”.
Lễ cúng Táo quân theo quan niệm dân gian là cần đủ cả vàng mã, quần áo mã, tiền mã; cá chép thay ngựa cho ông Táo về chầu Trời… nhưng theo chuyên gia, nhiều quan niệm chưa hẳn đúng.
Vé máy bay luôn trong tình trạng “nóng” trong dịp Tết nhiều năm qua. Năm nay, không chỉ nhiều chặng bay “cháy” vé mà giá vé còn tăng cao, nhiều gia đình phải từ bỏ kế hoạch về quê ăn Tết.