Iran cảnh báo hậu quả với IAEA do những động thái của châu Âu

Chủ tịch Quốc hội Iran cảnh báo hậu quả nếu các nước châu Âu phát động một cơ chế tranh cãi với hành động của nước Cộng hòa Hồi giáo một cách "bất công".

Iran cảnh báo hậu quả với IAEA do những động thái của châu Âu
Theo AFP, ngày 19/1, Chủ tịch Quốc hội Iran Ali Larijani đã cảnh báo những hậu quả chưa rõ đối với Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), tổ chức giám sát hạt nhân của Liên hợp quốc, nếu các nước châu Âu phát động một cơ chế tranh cãi với hành động của nước Cộng hòa Hồi giáo một cách "bất công."
Hãng thông tấn nhà nước (IRNA) dẫn lời quan chức cấp cao này nêu rõ: "Việc ba nước châu Âu đã làm liên quan tới vấn đề hạt nhân Iran là không thích hợp. Chúng tôi rõ ràng tuyên bố rằng nếu châu Âu vì bất cứ lý do nào sử dụng Điều 37 của thỏa thuận hạt nhân một cách không công bằng thì Iran sẽ đưa ra một quyết định nghiêm túc về sự hợp tác với cơ quan này."
Iran canh bao hau qua voi IAEA do nhung dong thai cua chau Au
 Bên trong một cơ sở hạt nhân của Iran. (Ảnh: IRNA/TTXVN)
Ngày 18/1, nhật báo Tehran Times cho biết Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif loại trừ mọi khả năng đàm phán về một thỏa thuận hạt nhân mới.
Ông Zarif đưa ra tuyên bố trên hôm 17/1 trong chuyến thăm tới thành phố Mumbai để tham dự một hội nghị do Hiệp hội các ngành công nghiệp Ấn Độ tổ chức.
Ngoại trưởng Zarif tuyên bố: "Chúng tôi sẽ không bao giờ đàm phán về một thỏa thuận mới."
Ông Zarif kêu gọi Chính phủ Ấn Độ thuyết phục Mỹ trở lại thỏa thuận hạt nhân, còn có tên gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA), ký giữa Iran và nhóm P5+1 (Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Đức) năm 2015.
Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump đang hối thúc các bên liên quan đàm phán về một thỏa thuận mới nhằm tăng cường hạn chế chương trình hạt nhân của Iran.
Theo JCPOA, Iran chấp thuận hạn chế chương trình hạt nhân mà phương Tây lo ngại có thể sẽ dẫn tới việc phát triển bom hạt nhân. Đổi lại, các quốc gia phương Tây đồng ý gỡ bỏ mọi biện pháp trừng phạt nhằm vào Tehran.
Tuy nhiên, thỏa thuận dần suy yếu sau khi Mỹ đã đơn phương rút khỏi thỏa thuận và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Iran từ tháng 5/2018.
Một năm sau, Tehran tuyên bố sẽ "thu hẹp" việc thực hiện các cam kết trong thỏa thuận hạt nhân, cụ thể là sẽ tăng mức độ làm giàu urani.
Căng thẳng Mỹ-Iran tiếp tục leo thang sau vụ Mỹ không kích sân bay quốc tế Baghdad khiến Tướng quân đội cao cấp của Iran Qasem Soleimani thiệt mạng.

Tình báo Mỹ tố Triều Tiên bí mật sản xuất thêm nhiên liệu hạt nhân

Theo nguồn tin kể trên, những tháng gần đây Triều Tiên đẩy mạnh sản xuất làm giàu urani cho các vũ khí hạt nhân, thậm chí khi nước này đang xúc tiến các nỗ lực ngoại giao với Mỹ.

Tình báo Mỹ tố Triều Tiên bí mật sản xuất thêm nhiên liệu hạt nhân
Trong một báo cáo đưa ra ngày 29/6, mạng lưới tình báo Mỹ cho biết, những gì được miêu tả là đánh giá tình báo mới nhất có vẻ như trái ngược với tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra sau cuộc gặp thượng đỉnh ngày 12/6 vừa qua với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un rằng, “không còn mối đe dọa hạt nhân nào từ Triều Tiên”.
Hình ảnh vệ tinh bãi thử hạt nhân của Triều Tiên. ảnh: CNES
 Hình ảnh vệ tinh bãi thử hạt nhân của Triều Tiên. ảnh: CNES

Triều Tiên "dội gáo nước lạnh" sau chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo rời Bình Nhưỡng với tâm thế khá lạc quan sau hai ngày đàm phán cấp cao tại Triều Tiên, tuy vậy, ông không công bố bất kỳ chi tiết nào về nội dung cuộc hội đàm.

Triều Tiên "dội gáo nước lạnh" sau chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ
Triều Tiên, tuy vậy lại dội gáo nước lạnh vào các cuộc đàm phán vừa diễn ra, cho rằng “thái độ” của Mỹ tại những cuộc đàm phán này là “đáng tiếc” và không như tinh thần của cuộc gặp thượng đỉnh ngày 12-6 tại Singapore.

Mỹ từng chiêu mộ và huấn luyện biệt đội "cảm tử" hạt nhân

Quân đội Mỹ từng tuyển dụng và huấn luyện một biệt đội cảm tử có nhiệm vụ lao vào hàng ngũ của kẻ thù với chiếc ba lô chứa bom hạt nhân đeo trên lưng.

Mỹ từng chiêu mộ và huấn luyện biệt đội "cảm tử" hạt nhân
Sau Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), quân đội Mỹ bắt đầu đẩy mạnh phát triển công nghệ hạt nhân, họ triển khai tất cả các loại vũ khí hạt nhân chiến thuật từ vũ khí chống ngầm cho tới tên lửa chiến trường được thiết kế nhằm vô hiệu một cách nhanh chóng lực lượng quân địch. SADM (đạn phá hủy nguyên tử đặc biệt) ra đời trong hoàn cảnh đó.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.