Các nguồn tin cho biết, ngư lôi Hoot vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm ban đầu và không thể nói rằng cuộc thử vừa rồi là thành công. Họ nói rằng, mẫu ngư lôi này có thể hành trình 11km với tốc độ 370km/h (200 hải lý/h). Không có thông tin về nền tảng (tàu chiến) được sử dụng để bắn thử.
Vào năm 2006, Iran tiết lộ sự tồn tại của Hoot trong một video chất lượng thấp.
Phải đến tháng 10/2015, mẫu ngư lôi này mới được công bố lần đầu trong buổi triển lãm của Lực lượng Hải quân Vệ binh Cách mạng Iran (IRGCN). Các hình ảnh cho thấy, Hoot trông rất giống ngư lôi siêu khoang VA-111 Shkval được phát triển bởi Liên Xô.
Ngư lôi Hoot. Nguồn ảnh: Jane's |
Shkval được thiết kế để chống ngư lôi phóng từ tàu ngầm hạt nhân đối phương còn chưa bị phát hiện, diệt các mục tiêu chạy nhanh đang tới gần. Shkval cho phép những tàu ngầm, tàu chiến ồn ào tự vệ và diệt đối phương khi đối đầu với những tàu ngầm hiện đại chạy êm.
Shkval có tốc độ vượt trội so với ngư lôi thông thường, tốc độ của VA-111 vượt xa tốc độ của ngư lôi hiện có của NATO. Tốc độ cao của Shkval đạt được nhờ ứng dụng hiện tượng siêu khoang – ngư lôi chuyển động trong một bong bóng khí khổng lồ, làm giảm đáng kể lực ma sát và cho phép ngư lôi chuyển động ở tốc độc cực cao. Với đặc điểm trên, có thể coi Shkval là tên lửa dưới nước.
Ngư lôi Shkval sử dụng động cơ tên lửa dưới nước nhiên liệu rắn. Loại động cơ này có lực đẩy rất lớn so với động cơ trên không. Đầu ngư lôi có bộ phận tạo siêu khoang đến nay vẫn bí mật, bộ phận này tạo ra siêu khoang. Có các càng chống vào thành khoang giúp ngư lôi luôn ở giữa khoang. Shkval sử dụng các ống phóng lôi thông dụng.
Khi ra khỏi ống phóng lôi 533 mm, VA-111 có tốc độ khởi động 50 hải lý/giờ. Nhanh chóng sau đó, tên lửa được kích hoạt và đẩy tốc độ lên tới 200 hải lý/giờ (theo một số báo cáo có thể lên tới trên 250 hải lý/giờ)