"Huyền thoại sống" Fidel Castro sinh nhật tuổi 90: Cuộc đời vĩ đại

"Huyền thoại sống" Fidel Castro sinh nhật tuổi 90: Cuộc đời vĩ đại

(Kiến Thức) - Lãnh tụ Cuba Fidel Castro là "huyền thoại sống" của lịch sử đương đại với những đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng và xây dựng đất nước.

Ngày 13/8 là ngày kỷ niệm sinh nhật lần thứ 90 của lãnh tụ Cuba Fidel Castro (13/8/1926 - 13/8/2016). Vào 90 năm trước, cựu Chủ tịch Cuba Fidel Castro cất tiếng khóc chào đời tại nông trang Manacas, thuộc thành phố Biran, tỉnh Oriente. Những đóng góp to lớn của ông trong sự nghiệp cách mạng và xây dựng đất nước Cuba. Ông cũng là người cống hiến cuộc đời mình cho lý tưởng tự do và giải phóng dân tộc. Trong ảnh là cựu Chủ tịch Castro lúc 3 tuổi.
Ngày 13/8 là ngày kỷ niệm sinh nhật lần thứ 90 của lãnh tụ Cuba Fidel Castro (13/8/1926 - 13/8/2016). Vào 90 năm trước, cựu Chủ tịch Cuba Fidel Castro cất tiếng khóc chào đời tại nông trang Manacas, thuộc thành phố Biran, tỉnh Oriente. Những đóng góp to lớn của ông trong sự nghiệp cách mạng và xây dựng đất nước Cuba. Ông cũng là người cống hiến cuộc đời mình cho lý tưởng tự do và giải phóng dân tộc. Trong ảnh là cựu Chủ tịch Castro lúc 3 tuổi.
Cựu Chủ tịch Fidel Castro hoạt động cách mạng từ khi còn ngồi trên ghế trường đại học. Theo đó, vào năm 1953, ông đã đứng lên cầm vũ khí chống lại chế độ độc tài của Tổng thống Fulgencio Batista. Vào ngày 26/7, ông Castro đã lãnh đạo hơn 100 người tiến hành vụ tấn công vào doanh trại quân đội ở Santiago nhưng thất bại. Khi bị chính quyền của Tổng thống Fulgencio Batista bắt và phải ra tòa năm 1953, lãnh tụ Fidel Castro đã có bài tự bào chữa nổi tiếng với tên gọi "Lịch sử sẽ bào chữa cho tôi". Sau cùng, ông Fidel Castro và em trai Raul bị bỏ tù trong 2 năm.
Cựu Chủ tịch Fidel Castro hoạt động cách mạng từ khi còn ngồi trên ghế trường đại học. Theo đó, vào năm 1953, ông đã đứng lên cầm vũ khí chống lại chế độ độc tài của Tổng thống Fulgencio Batista. Vào ngày 26/7, ông Castro đã lãnh đạo hơn 100 người tiến hành vụ tấn công vào doanh trại quân đội ở Santiago nhưng thất bại. Khi bị chính quyền của Tổng thống Fulgencio Batista bắt và phải ra tòa năm 1953, lãnh tụ Fidel Castro đã có bài tự bào chữa nổi tiếng với tên gọi "Lịch sử sẽ bào chữa cho tôi". Sau cùng, ông Fidel Castro và em trai Raul bị bỏ tù trong 2 năm.
Sau khi được ân xá, lãnh tụ cách mạng Fidel Castro đã thành lập lực lượng du kích có tên là Phong trào 26/7. Vào năm 1956, từ Mexico, những người ủng hộ ông Castro đổ bộ lên miền đông Cuba và xuống vùng núi Sierra Maestra. Tại đây, dưới sự hỗ trợ của Che Guevara, nhà cách mạng Cuba này đã phát động một cuộc chiến tranh du kích.
Sau khi được ân xá, lãnh tụ cách mạng Fidel Castro đã thành lập lực lượng du kích có tên là Phong trào 26/7. Vào năm 1956, từ Mexico, những người ủng hộ ông Castro đổ bộ lên miền đông Cuba và xuống vùng núi Sierra Maestra. Tại đây, dưới sự hỗ trợ của Che Guevara, nhà cách mạng Cuba này đã phát động một cuộc chiến tranh du kích.
Đến năm 1959, lãnh tụ Castro lãnh đạo một đội quân du kích gồm 9.000 thành viên tiến vào thủ đô Havana, buộc nhà độc tài Batista phải rút chạy. Ngày 1/1/1959 trở thành sự kiện quan trọng khi cách mạng Cuba thành công, đưa đất nước Cuba bước sang một trang sử mới: độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Sau đó, ông Castro trở thành thủ tướng Cuba. Trong ảnh là ông Fidel Castro thân mật bắt tay nhà văn nổi tiếng Mỹ Ernest Hemingway tại Havana năm 1959.
Đến năm 1959, lãnh tụ Castro lãnh đạo một đội quân du kích gồm 9.000 thành viên tiến vào thủ đô Havana, buộc nhà độc tài Batista phải rút chạy. Ngày 1/1/1959 trở thành sự kiện quan trọng khi cách mạng Cuba thành công, đưa đất nước Cuba bước sang một trang sử mới: độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Sau đó, ông Castro trở thành thủ tướng Cuba. Trong ảnh là ông Fidel Castro thân mật bắt tay nhà văn nổi tiếng Mỹ Ernest Hemingway tại Havana năm 1959.
Đến năm 1965, ông Castro trở thành Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba. Từ năm 1976, ông được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng. Trong ảnh là ông Fidel Castro tại Đài tưởng niệm Lincoln ở Washington D.C năm 1959.
Đến năm 1965, ông Castro trở thành Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba. Từ năm 1976, ông được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng. Trong ảnh là ông Fidel Castro tại Đài tưởng niệm Lincoln ở Washington D.C năm 1959.
Dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, đứng đầu là lãnh tụ vĩ đại Fidel Castro, nhân dân Cuba đã kiên cường đấu tranh, làm thất bại mọi âm mưu đen tối của các thế lực thù địch nhằm phá hoại đất nước và gặt hái được những thành tựu to lớn.
Dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, đứng đầu là lãnh tụ vĩ đại Fidel Castro, nhân dân Cuba đã kiên cường đấu tranh, làm thất bại mọi âm mưu đen tối của các thế lực thù địch nhằm phá hoại đất nước và gặt hái được những thành tựu to lớn.
Đến ngày 18/2/2008, Chủ tịch Fidel Castro tuyên bố ý định thôi giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Tổng Tư lệnh quân đội Cuba sau gần 50 năm lãnh đạo đất nước. Do vậy, tháng 2/2008, người em trai của ông Fidel Castro là Bí thư thứ hai của Đảng, Phó Chủ tịch HĐNN và HĐBT, Đại tướng Raul Castro chính thức đảm nhận chức vụ Chủ tịch nước Cuba.
Đến ngày 18/2/2008, Chủ tịch Fidel Castro tuyên bố ý định thôi giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Tổng Tư lệnh quân đội Cuba sau gần 50 năm lãnh đạo đất nước. Do vậy, tháng 2/2008, người em trai của ông Fidel Castro là Bí thư thứ hai của Đảng, Phó Chủ tịch HĐNN và HĐBT, Đại tướng Raul Castro chính thức đảm nhận chức vụ Chủ tịch nước Cuba.
Tên tuổi và sự nghiệp cách mạng của cựu Chủ tịch Fidel Castro luôn gắn liền với sự nghiệp cách mạng, xây dựng và phát triển đất nước Cuba. Trong ảnh là ông Fidel Castro với Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela tại Johannesburg, Nam Phi ngày 2/9/2001.
Tên tuổi và sự nghiệp cách mạng của cựu Chủ tịch Fidel Castro luôn gắn liền với sự nghiệp cách mạng, xây dựng và phát triển đất nước Cuba. Trong ảnh là ông Fidel Castro với Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela tại Johannesburg, Nam Phi ngày 2/9/2001.
Chủ tịch Fidel Castro cũng là nhà lãnh đạo quốc gia nước ngoài duy nhất đã vào tận vĩ tuyến 17, Quảng Trị của Việt Nam. Tại đây, ông đã phát biểu câu nói bất hủ: "Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình".
Chủ tịch Fidel Castro cũng là nhà lãnh đạo quốc gia nước ngoài duy nhất đã vào tận vĩ tuyến 17, Quảng Trị của Việt Nam. Tại đây, ông đã phát biểu câu nói bất hủ: "Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình".

GALLERY MỚI NHẤT