Huyền thoại Liên Xô khiến Không quân Đức khiếp sợ

(Kiến Thức) - Chiến thuật không chiến do phi công tài ba Liên Xô Alexander Pokryshkin phát triển đã trở thành nhân tố quyết định khiến phát xít Đức bại trận.

Huyền thoại Liên Xô khiến Không quân Đức khiếp sợ
Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô trước quân đội Đức được cho là bắt đầu sau khi Không quân Liên Xô đánh bại Không quân Đức trong một cuộc đụng độ lớn có tên Trận chiến Anh. Một trong những con át chủ bài giúp Liên Xô thành công đó là người hùng Alexander Pokryshkin - người đã thay đổi chiến thuật không chiến cũ của Liên Xô khi phát xít Đức đưa ra chiến tranh chớp nhoáng vào năm 1941.
Vào thời gian diễn ra Chiến tranh thế giới 2, có những phi công táo bạo và cả những người lão làng nhưng ít có người nào có cả 2 đặc điểm đó. Thậm chí, một số phi công lái máy bay chiến đấu còn có cảm giác mệt mỏi, tội lỗi. Tuy nhiên, Pokryshkin đã đi ngược xu hướng đó. Ông không chỉ là một phi công chiến thuật tuyệt vời mà còn là người vô cùng dũng cảm, luôn dẫn đầu phi đội máy bay chiến đấu khi ra trận cho đến những ngày cuối cùng của cuộc Chiến tranh thế giới 2.
Trong Chiến tranh thế giới 2, phi công huyền thoại Pokryshkin đã thực hiện 650 nhiệm vụ, tham gia 139 trận không chiến và là người lái máy bay đi thứ 2 trong các phi đội không chiến của Liên Xô và quân Đồng minh. Theo một số tài liệu chính thức, Pokryshkin đã bắn rơi 59 máy bay quân địch. Ông nghỉ hưu sau khi trở thành Nguyên soái không quân Liên Xô.
Vào năm 1943, ngành công nghiệp hàng không vũ trụ Liên Xô đã cung cấp nhiều mẫu máy bay chiến đấu tốt hơn như Yak-7B, La-5, Yak-9 và huyền thoại Il-2 Shturmovik. Tuy nhiên, những máy bay chiến đấu này vẫn bại trận trước đội máy bay chiến đấu hùng hậu của Không quân Đức. Vấn đề mà Liên Xô gặp phải đó là chiến thuật chiến đấu của họ không còn hiệu quả. Tình hình đã thay đổi kể từ khi có sự xuất hiện của Pokryshkin. 
Các chiến dịch chiến đấu trên bầu trời đã giúp Pokryshkin hoàn thiện chiến dịch tác chiến trong suốt thời gian chiến tranh bước vào giai đoạn cam go ở Kuban, gần Crimea vào đầu năm 1943. Khu vực này là nơi diễn ra các trận không chiến dữ dội, căng thẳng nhất thời Chiến tranh thế giới 2, với khoảng 200 máy bay chiến đấu quần lượn trên bầu trời mỗi ngày.
Mỗi khi nghe đến tên huyền thoại phi công Liên Xô Pokryshkin đang ở trên bầu trời, Không quân Đức ai nấy đều khiếp sợ.
 Mỗi khi nghe đến tên huyền thoại phi công Liên Xô Pokryshkin đang ở trên bầu trời, Không quân Đức ai nấy đều khiếp sợ.
Khi mới 15 tuổi, do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên ông đã bỏ học đi kiếm sống. Khi Chiến tranh thế giới 2 nổ ra, Pokryshkin đã xin gia nhập Hồng quân Liên Xô và theo học các khóa đào tạo cấp tốc. Ông đã tham gia khóa đào tạo lái máy bay chiến đấu trong 17 ngày rồi ra mặt trận chiến đấu với kẻ thù. Ngay từ những trận không chiến đầu tiên, ông đã hạ được máy bay phát xít Đức trên bầu trời vùng Kuban - nơi chiến sự ác liệt nhất thời điểm đó.
Ngày 24/5/1943, trong hai trận kế tiếp, ông bắn hạ được 2 máy bay của phát xít Đức, trong đó có một máy bay chỉ huy. Với chiến tích đó, ông được phong Anh hùng Liên Xô lần 1. Kể từ đây, cái tên Pokryshkin đã khiến cho các phi công phát xít Đức tại mặt trận này "kinh hồn, bạt vía" mỗi khi nghe đến.
Sau ngày đó, rất nhiều lần, vị chỉ huy của bộ phận thông tin liên lạc trung đoàn cận vệ không quân tiêm kích số 16 - nơi phi công Pokryshkin làm nhiệm vụ đã khẳng định: “Đã nhiều lần tôi được nghe các hoa tiêu của không quân Đức thông báo cho các phi công mình đang bay trên không với nội dung là: “Chú ý! Chú ý! Pokryshkin đang bay!”. Còn có những lần các quan sát viên không quân Đức thông báo rõ ràng bằng vô tuyến cho phi công chúng đang tham gia trận đánh rằng, Pokryshkin đang ở trên bầu trời. Nghe tới cái tên đó, các phi công của chính quyền Hitler đã lặng lẽ rút khỏi bầu trời Kuban trong thời gian diễn ra chiến dịch tại đây”.
Phi công huyền thoại Pokryshkin đã nhận ra lợi thế của độ cao khi không chiến với quân địch. Ông nghĩ ra một mô hình bay mới được gọi là Kuban Stepladder - một hình mô hình chiến đấu gồm 3 tầng, hỗ trợ nhau tác chiến ở 3 độ cao khác nhau là: tầm bay thấp, trung bình và cao.
Song song với điều đó, các chỉ huy quân sự Liên Xô đã thay đổi những mục tiêu ưu tiên tấn công của các phi công lái máy bay chiến đấu. Thay vì tấn công, tiêu diệt đội máy bay hộ tống đầu tiên của Không quân Đức, Liên Xô đã chỉ đạo đội phi công của họ tấn công các máy bay ném bom của quân địch. Chiến thuật mới này đã có tác động đáng kể đến cuộc chiến tranh thế giới 2. Bởi vì những máy bay ném bom của quân địch di chuyển chậm hơn nên họ dễ dàng tấn công hơn. Điều đó giúp phi đội Liên Xô có thể tiếp cận và bắn hạ máy bay của quân địch.
Khi Chiến tranh 2 kết thúc, Pokryshkin được đề bạt giữ các chức vụ quan trong trong Không quân Liên Xô như chỉ huy trung đoàn, sư đoàn đến tập đoàn quân của Quân chủng Phòng không - Không quân Liên Xô. Cấp hàm cao nhất ông từng đảm nhiệm đó là Nguyên soái không quân Liên Xô năm năm 1972.

Mỹ dùng tiểu thuyết “Bác sĩ Zhivago” phá Liên Xô thế nào?

(Kiến Thức) - Trong thời gian Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã sử dụng cuốn tiểu thuyết "Bác sĩ Zhivago" như một thứ vũ khí để chống phá Liên Xô.

Mỹ dùng tiểu thuyết “Bác sĩ Zhivago” phá Liên Xô thế nào?
Cuốn tiểu thuyết "Bác sĩ Zhivago" được viết bằng tiếng Nga là tác phẩm của nhà văn, nhà thơ nổi tiếng Boris Pasternak. Tác phẩm này từng bị cấm xuất bản ở Liên Xô. Người Anh suy đoán rằng, CIA đã xuất bản số lượng lớn bản sao của cuốn tiểu thuyết trên để phục vụ hoạt động chống phá Liên Xô.

Bên trong trụ sở cơ quan tình báo Liên Xô KGB ở Latvia

(Kiến Thức) -Khám phá bên trong tòa nhà từng là trụ sở của Ủy ban An ninh Quốc gia Liên Xô tại thủ đô Riga của Latvia.

Bên trong trụ sở cơ quan tình báo Liên Xô KGB ở Latvia
Khung cảnh bên ngoài trụ sở Ủy ban An ninh Quốc gia Liên Xô (KGB) tại thủ đô Riga của Latvia, ngày 29/4.

Khung cảnh bên ngoài trụ sở Ủy ban An ninh Quốc gia Liên Xô (KGB) tại thủ đô Riga của Latvia, ngày 29/4.

Sự thực ngỡ ngàng về Vạn Lý Trường Thành

(Kiến Thức) - Trái với hình ảnh hoành tráng thường thấy trong phim ảnh, sách báo, phần lớn chiều dài của Vạn Lý Trường Thành đang rơi vào tình trạng xuống cấp đáng kinh ngạc...

Sự thực ngỡ ngàng về Vạn Lý Trường Thành
Vạn Lý Trường Thành, được xây dựng ở Trung Quốc từ cách đây 2.200 năm được coi là công trình nhân tạo lớn nhất thế giới với chiều dài hàng nghìn km. Theo Cntvn.cn, Li Lin, thành viên thuộc Hội Vạn lý Trường thành Trung Quốc cho biết, gần 2/3 công trình này hiện tại đã bị hư hại hay đổ nát.

Vạn Lý Trường Thành, được xây dựng ở Trung Quốc từ cách đây 2.200 năm được coi là công trình nhân tạo lớn nhất thế giới với chiều dài hàng nghìn km. Theo Cntvn.cn, Li Lin, thành viên thuộc Hội Vạn lý Trường thành Trung Quốc cho biết, gần 2/3 công trình này hiện tại đã bị hư hại hay đổ nát.

Đọc nhiều nhất

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

(Kiến Thức) - Những năm qua, các nhiếp ảnh gia chụp được nhiều bức ảnh lịch sử có "sức nặng" lay động trái tim của người dân trên khắp thế giới. Mỗi bức ảnh là câu chuyện riêng khiến người xem có những cảm xúc khó quên. 

Tin mới