“Huyền thoại” HIMARS liệu có theo chân UAV TB2 và siêu pháo M777?

“Huyền thoại” HIMARS liệu có theo chân UAV TB2 và siêu pháo M777?

Từng là những "siêu vũ khí", hy vọng có thể thay đổi cục diện chiến trường, nhưng hết UAV TB2 rồi đến tên lửa HIMARS, vũ khí phương Tây lần lượt bị khắc chế ở chiến trường Ukraine.

Thổ Nhĩ Kỳ tức giận với Ukraine, vì thất bại với danh tiếng của máy bay không người lái (UAV) Bayraktar TB2. Những chiếc UAV TB2 bị mất ở chiến trường Ukraine, còn nhiều hơn so với các mục tiêu mà chúng tấn công
Thổ Nhĩ Kỳ tức giận với Ukraine, vì thất bại với danh tiếng của máy bay không người lái (UAV) Bayraktar TB2. Những chiếc UAV TB2 bị mất ở chiến trường Ukraine, còn nhiều hơn so với các mục tiêu mà chúng tấn công
Mặc dù thực tế là Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine đã đặt cược quan trọng vào UAV TB2, thậm chí coi đó là "vũ khí thay đổi cuộc chơi"; nhưng khi đối đầu với một đối thủ mạnh như Nga, những chiếc UAV TB2 hoàn toàn không hiệu quả.
Mặc dù thực tế là Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine đã đặt cược quan trọng vào UAV TB2, thậm chí coi đó là "vũ khí thay đổi cuộc chơi"; nhưng khi đối đầu với một đối thủ mạnh như Nga, những chiếc UAV TB2 hoàn toàn không hiệu quả.
Theo nguồn phân tích nổi tiếng của Thổ Nhĩ Kỳ OrixSpioenkop, trong 5 tháng của  chiến dịch đặc biệt do quân đội Nga tiến hành ở Ukraine, quân đội Ukraine, đã mất nhiều UAV TB2 hơn là khả năng bắn trúng các mục tiêu của Nga.
Theo nguồn phân tích nổi tiếng của Thổ Nhĩ Kỳ OrixSpioenkop, trong 5 tháng của chiến dịch đặc biệt do quân đội Nga tiến hành ở Ukraine, quân đội Ukraine, đã mất nhiều UAV TB2 hơn là khả năng bắn trúng các mục tiêu của Nga.
Theo số liệu chính thức của Bộ Quốc phòng Nga, có ít nhất 82 UAV TB2 đã bị phá hủy trên lãnh thổ Ukraine, trong khi theo nguồn thông tin phân tích "OrixSpioenkop", UAV TB2 chỉ bắn trúng khoảng 50 mục tiêu và một số mục tiêu bắn trúng nhưng chỉ bị hư hỏng, làm dấy lên những nghi ngờ nhất định.
Theo số liệu chính thức của Bộ Quốc phòng Nga, có ít nhất 82 UAV TB2 đã bị phá hủy trên lãnh thổ Ukraine, trong khi theo nguồn thông tin phân tích "OrixSpioenkop", UAV TB2 chỉ bắn trúng khoảng 50 mục tiêu và một số mục tiêu bắn trúng nhưng chỉ bị hư hỏng, làm dấy lên những nghi ngờ nhất định.
Trên thực tế, điều này cho thấy hiệu quả cực kỳ thấp của việc sử dụng máy bay không người lái TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ ở Ukraine, đặc biệt là ở các khu vực chiến đấu. Điều này khác xa hoàn toàn những gì mà UAV TB2 đạt được ở chiến trường Syria hay Nagorno-Karabakh.
Trên thực tế, điều này cho thấy hiệu quả cực kỳ thấp của việc sử dụng máy bay không người lái TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ ở Ukraine, đặc biệt là ở các khu vực chiến đấu. Điều này khác xa hoàn toàn những gì mà UAV TB2 đạt được ở chiến trường Syria hay Nagorno-Karabakh.
Trước đó một ngày, quân đội Nga đã tuyên bố phá hủy tất cả các máy bay không người lái tấn công UAV TB2, đang phục vụ cho Ukraine; Nga nhấn mạnh rằng, phần lớn UAV TB2 đã bị phá hủy trong những ngày đầu của chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine.
Trước đó một ngày, quân đội Nga đã tuyên bố phá hủy tất cả các máy bay không người lái tấn công UAV TB2, đang phục vụ cho Ukraine; Nga nhấn mạnh rằng, phần lớn UAV TB2 đã bị phá hủy trong những ngày đầu của chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine.
Quân đội Nga trong một cuộc phỏng vấn với RIA Novosti cho biết: “Rất nhiều UAV TB2 đã bị hệ thống phòng không của chúng tôi bắn hạ,100% tên lửa phóng trúng đích ... Trên thực tế, không có khó khăn gì đối với chúng tôi khi chiến đấu với UAV TB2, và chúng tôi thậm chí còn gọi đùa đó là “trình độ sơ cấp”, đối với trắc thủ điều khiển tên lửa”.
Quân đội Nga trong một cuộc phỏng vấn với RIA Novosti cho biết: “Rất nhiều UAV TB2 đã bị hệ thống phòng không của chúng tôi bắn hạ,100% tên lửa phóng trúng đích ... Trên thực tế, không có khó khăn gì đối với chúng tôi khi chiến đấu với UAV TB2, và chúng tôi thậm chí còn gọi đùa đó là “trình độ sơ cấp”, đối với trắc thủ điều khiển tên lửa”.
Còn theo thông tin của Russia Today’s Politics Network ngày 25/7, nhà khoa học và nhà báo chính trị Ukraine Dmitry Vasilets tin rằng, trong cuộc chiến tại Ukraine, các binh sĩ Nga đã "đóng đinh trên nắp quan tài" của các tập đoàn công nghiệp-quân sự Mỹ.
Còn theo thông tin của Russia Today’s Politics Network ngày 25/7, nhà khoa học và nhà báo chính trị Ukraine Dmitry Vasilets tin rằng, trong cuộc chiến tại Ukraine, các binh sĩ Nga đã "đóng đinh trên nắp quan tài" của các tập đoàn công nghiệp-quân sự Mỹ.
Ông Vasilets cho biết, các nhà vận động hành lang của Mỹ, đã thuyết phục thành công Quốc hội nước này, đồng ý cung cấp cho Ukraine hệ thống tên lửa cơ động M142 HIMARS. Tuy nhiên loại vũ khí này của Mỹ, cũng theo chân "siêu pháo" M777, khi đã không phát huy được tính năng kỹ chiến thuật.
Ông Vasilets cho biết, các nhà vận động hành lang của Mỹ, đã thuyết phục thành công Quốc hội nước này, đồng ý cung cấp cho Ukraine hệ thống tên lửa cơ động M142 HIMARS. Tuy nhiên loại vũ khí này của Mỹ, cũng theo chân "siêu pháo" M777, khi đã không phát huy được tính năng kỹ chiến thuật.
Sau khi hệ thống tên lửa HIMARS được đưa vào thực chiến, người ta thấy rằng, "con quái vật" được truyền thông Ukraine và phương Tây "đưa lên mây", không phải là "siêu vũ khí" có thể thay đổi cục diện chiến trường và không quá hiệu quả trước vũ khí đánh chặn của Nga.
Sau khi hệ thống tên lửa HIMARS được đưa vào thực chiến, người ta thấy rằng, "con quái vật" được truyền thông Ukraine và phương Tây "đưa lên mây", không phải là "siêu vũ khí" có thể thay đổi cục diện chiến trường và không quá hiệu quả trước vũ khí đánh chặn của Nga.
Kết quả là cổ phiếu của hãng sản xuất Lockheed Martin (công ty sản xuất ra tên lửa HIMARS) đã giảm mạnh chỉ hai tuần sau, khi người Ukraine bắt đầu sử dụng loại vũ khí này. Điều này có lẽ do người ta phát hiện ra rằng, hệ thống phòng không của Nga, hoàn toàn có khả năng đánh chặn thành công tên lửa HIMARS.
Kết quả là cổ phiếu của hãng sản xuất Lockheed Martin (công ty sản xuất ra tên lửa HIMARS) đã giảm mạnh chỉ hai tuần sau, khi người Ukraine bắt đầu sử dụng loại vũ khí này. Điều này có lẽ do người ta phát hiện ra rằng, hệ thống phòng không của Nga, hoàn toàn có khả năng đánh chặn thành công tên lửa HIMARS.
Ngoài ra, các phương tiện truyền thông quốc tế đồng loạt đưa tin, quân đội Nga gần đây đã phá hủy 4 xe phóng HIMARS. Như vậy vũ khí của Lockheed Martin, không những không thể hiện được tính ưu việt của một vũ khí tương lai, mà thực tế mà còn đưa ra một quảng cáo tiêu cực, trước những khách hàng tiềm năng quốc tế.
Ngoài ra, các phương tiện truyền thông quốc tế đồng loạt đưa tin, quân đội Nga gần đây đã phá hủy 4 xe phóng HIMARS. Như vậy vũ khí của Lockheed Martin, không những không thể hiện được tính ưu việt của một vũ khí tương lai, mà thực tế mà còn đưa ra một quảng cáo tiêu cực, trước những khách hàng tiềm năng quốc tế.
Ông Vasilets thẳng thắn chỉ ra: "Quân đội Nga đã phá hủy một số phương tiện phóng HIMARS ở Ukraine. Trong bối cảnh đó, cổ phiếu Lockheed Martin bắt đầu mất giá khi tên lửa HIMARS được sử dụng, người ta phát hiện ra rằng, hệ thống phòng không của Nga có thể dễ dàng đánh chặn hầu hết các tên lửa này".
Ông Vasilets thẳng thắn chỉ ra: "Quân đội Nga đã phá hủy một số phương tiện phóng HIMARS ở Ukraine. Trong bối cảnh đó, cổ phiếu Lockheed Martin bắt đầu mất giá khi tên lửa HIMARS được sử dụng, người ta phát hiện ra rằng, hệ thống phòng không của Nga có thể dễ dàng đánh chặn hầu hết các tên lửa này".
Để đảo ngược tình hình và ngăn chặn sự sụt giảm giá cổ phiếu của Lockheed Martin, Lầu Năm góc đã đưa ra một tuyên bố chính thức rằng, không có xe phóng HIMARS nào, được giao cho Ukraine bị phá hủy.
Để đảo ngược tình hình và ngăn chặn sự sụt giảm giá cổ phiếu của Lockheed Martin, Lầu Năm góc đã đưa ra một tuyên bố chính thức rằng, không có xe phóng HIMARS nào, được giao cho Ukraine bị phá hủy.
Tuy nhiên, những khách hàng tiềm năng có thể dễ dàng nhận thấy trong các video được đăng tải rộng rãi, HIMARS sẽ chịu số phận bi thảm giống như chiếc máy bay không người lái TB2 trước đó của Thổ Nhĩ Kỳ và siêu pháo M777 của Mỹ.
Tuy nhiên, những khách hàng tiềm năng có thể dễ dàng nhận thấy trong các video được đăng tải rộng rãi, HIMARS sẽ chịu số phận bi thảm giống như chiếc máy bay không người lái TB2 trước đó của Thổ Nhĩ Kỳ và siêu pháo M777 của Mỹ.
Theo thông tin, việc quân đội Nga nhanh chóng phá hủy những hệ thống HIMARS do Mỹ cung cấp cho Ukraine, thêm một nỗi đau nữa vào danh tiếng của Lockheed Martin, bởi nó đã chứng minh cho thế giới thấy rằng, những vũ khí tiên tiến nhất của Mỹ, thực sự cũng không có gì quá đặc biệt.
Theo thông tin, việc quân đội Nga nhanh chóng phá hủy những hệ thống HIMARS do Mỹ cung cấp cho Ukraine, thêm một nỗi đau nữa vào danh tiếng của Lockheed Martin, bởi nó đã chứng minh cho thế giới thấy rằng, những vũ khí tiên tiến nhất của Mỹ, thực sự cũng không có gì quá đặc biệt.
Theo phía Nga, cái gọi là siêu vũ khí HIMARS thực chất chỉ là một hệ thống phóng tên lửa đa nòng thông thường, có thể phóng tên lửa dẫn đường bằng GPS. Trên thực tế, tên lửa của nó, có thể dễ dàng bị đánh chặn và bệ phóng của nó có thể dễ dàng bị phá hủy.
Theo phía Nga, cái gọi là siêu vũ khí HIMARS thực chất chỉ là một hệ thống phóng tên lửa đa nòng thông thường, có thể phóng tên lửa dẫn đường bằng GPS. Trên thực tế, tên lửa của nó, có thể dễ dàng bị đánh chặn và bệ phóng của nó có thể dễ dàng bị phá hủy.

GALLERY MỚI NHẤT