Huyện Kim Bôi báo cáo gì vụ Lùm xùm chi trả tiền quản lý, bảo vệ rừng?

Phòng NN&PTNT huyện Kim Bôi (tỉnh Hòa Bình) đã có báo cáo kết quả kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí hỗ trợ bảo vệ rừng tự nhiên đến người dân tại xã Xuân Thủy và các xã trên địa bàn.

Ngày 2/7/2024, trao đổi với phóng viên Báo Tri thức và Cuộc sống, ông Đinh Tất Thắng - Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Kim Bôi (tỉnh Hòa Bình), cho biết, Phòng đã có báo cáo kết quả kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí hỗ trợ bảo vệ rừng tự nhiên năm 2022, 2023 tại 13 xã tham gia Tiểu dự án 1; Dự án 3: Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân (thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021-2025).
Huyen Kim Boi bao cao gi vu Lum xum chi tra tien quan ly, bao ve rung?
Báo cáo của Phòng NN&PTNT huyện Kim Bôi (tỉnh Hòa Bình).
Rút tiền hỗ trợ bảo vệ rừng… chi các hoạt động xóm
Nội dung báo cáo cho biết, việc tiếp nhận kinh phí hỗ trợ bảo vệ rừng tự nhiên năm 2022, 2023: Người đại diện cộng đồng các xóm đã nhận đủ kinh phí hỗ trợ bảo vệ rừng tự nhiên (năm 2022, Phòng NN&PTNT chuyển khoản cho cộng đồng xóm vào tài khoản của người đại diện cộng đồng; Năm 2023, UBND xã chuyển khoản cho cộng đồng xóm vào tài khoản của người đại diện cộng đồng).
Tại xã Xuân Thủy, sau khi nhận được kinh phí hỗ trợ bảo vệ rừng tự nhiên năm 2022 - 2023, Ban quản lý các xóm báo cáo Chi bộ xóm, xin chủ trương cho chi vào các công trình phúc lợi của xóm nhưng chưa tổ chức rà soát các trường hợp hộ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nằm trong diện tích được hỗ trợ kinh phí bảo vệ rừng tự nhiên; chưa họp xin ý kiến các hộ dân về quy chế quản lý, sử dụng nguồn kinh phí được hỗ trợ.
Phần lớn các xóm đã rút kinh phí từ tài khoản người đại diện cộng đồng được nhận, nhập số tiền được hỗ trợ vào quỹ để chi các hoạt động của xóm. Trong đó, xóm Ngheo thực hiện tạm ứng cho các hộ dân được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nằm trong diện tích được hỗ trợ kinh phí bảo vệ rừng tự nhiên; một số xóm chưa họp xin ý kiến về quy chế quản lý nên chưa chi (xóm Khớt, xóm Bèo).
Huyen Kim Boi bao cao gi vu Lum xum chi tra tien quan ly, bao ve rung?-Hinh-2
Người dân xóm Ngheo (xã Xuân Thủy) được cán bộ xã yêu cầu ký khống vào biên bản kiểm tra diện tích hỗ trợ bảo vệ rừng tự nhiên, sau khi bị báo chí phản ánh sự việc. (Nguồn VTV). 
Tại 12 xã khác tham gia Tiểu dự án 1 (Tú Sơn, Đú Sáng, Bình Sơn, Hùng Sơn, Vĩnh Tiến, Đông Bắc, Hợp Tiến, Kim Bôi, Cuối Hạ, Nuông Dăm, Kim Lập, Mỵ Hòa): Sau khi nhận được kinh phí hỗ trợ bảo vệ rừng tự nhiên năm 2022 - 2023, Ban quản lý các xóm báo cáo Chi bộ xóm; rà soát các trường hợp hộ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nằm trong diện tích được hỗ trợ kinh phí bảo vệ rừng tự nhiên; tổ chức họp, xin ý kiến thống nhất các hộ dân và ban hành quy chế quản lý, sử dụng kinh phí hỗ trợ bảo vệ rừng tự nhiên.
Phần lớn các xóm đã rút kinh phí từ tài khoản người đại diện cộng đồng được nhận, nhập số tiền được hỗ trợ vào quỹ để chi các hoạt động của xóm.
Trong đó, xóm Dạnh (xã Đông Bắc) thực hiện chi cho các hộ dân tham gia bảo vệ rừng tự nhiên.
Đối với các xóm: Muôn, Chiệng, Mến Bôi xã Kim Lập có trường hợp hộ dân được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nằm trong diện tích được hỗ trợ kinh phí bảo vệ rừng tự nhiên, Ban quản lý xóm đã họp dân và có văn bản thỏa thuận giữa hộ với ban quản lý xóm chi 50% số tiền trên 1,0 ha cho hộ, còn 50% hộ gia đình trích lại cho cộng đồng xóm để chi hoạt động công tác bảo về rừng.
Riêng xóm Lập thuộc xã Kim Lập, chưa họp xin ý kiến về quy chế quản lý nên chưa chi.
Lúng túng chi trả kinh phí hỗ trợ bảo vệ rừng tự nhiên
Theo báo cáo của Phòng NN&PTNT huyện Kim Bôi, công tác kiểm tra, giám sát của UBND 13 xã tham gia Tiểu dự án 1, tại thời điểm kiểm tra cho thấy, xã Đông Bắc đã thực hiện kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí hỗ trợ bảo vệ rừng tại các xóm trên địa bàn.
Các xã còn lại đang xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí hỗ trợ bảo vệ rừng tự nhiên tại các xóm.
Sau khi tiếp thu nội dung hướng dẫn của Phòng NN&PTNT tại các hội nghị, các xã đã triển khai đến xóm và cơ bản thực hiện tốt việc quản lý, sử dụng kinh phí hỗ trợ bảo vệ rừng tự nhiên. Tuy nhiên, xã Xuân Thủy chưa triển khai đến 3 xóm dẫn đến việc các xóm chưa xây dựng quy chế quản lý, sử dụng kinh phí được hỗ trợ. Trong đó, xóm Ngheo còn lúng túng trong việc chi trả kinh phí cho các hộ dân được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nằm trong diện tích được hỗ trợ kinh phí bảo vệ rừng tự nhiên.
Từ báo cáo trên, Phòng NN&PTNT huyện Kim Bôi kiến nghị, để triển khai có hiệu quả Tiểu dự án 1, Dự án 3, UBND huyện tiếp tục có văn bản chỉ đạo Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam huyện, các phòng, ban liên quan, UBND các xã tham gia Tiểu dự án 1.

Trước đó, thông tin trên VTV, với diện tích hơn 1.200ha rừng tự nhiên, huyện Kim Bôi (tỉnh Hòa Bình) nhận được nguồn vốn hỗ trợ quản lý bảo vệ rừng nằm trong chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, nhiều hộ dân tại xã Xuân Thủy, suốt nhiều năm nay lại không nhận được một đồng nào tiền hỗ trợ quản lý bảo vệ rừng phòng hộ theo quy định của chính phủ.

Ngay sau khi báo chí phản ánh, các cơ quan chức năng của xã Xuân Thủy đã có nhiều hình thức để hợp thức hóa những vấn đề còn tồn tại. Biên bản kiểm tra diện tích hỗ trợ bảo vệ rừng tự nhiên thuộc xóm Ngheo xã Xuân Thủy nhanh chóng được lập.

Nội dung biên bản cho thấy tất cả các hộ dân đều đồng ý với kết quả kiểm tra, không có ý kiến gì thêm. Tuy nhiên, chẳng có ai biết rằng những dòng chữ được ghi vào biên bản sau khi người dân đã ra về hết, còn trước đó, họ được đoàn kiểm tra của xã yêu cầu ký tên vào 3 tờ giấy trắng. Sự việc này chỉ lộ ra khi bà Bùi Thị Được (người dân xã Xuân Thủy) tình cờ gặp lại chính cán bộ xã đã yêu cầu mình ký khống vào các tờ biên bản chưa có nội dung...

UOB giữ nguyên dự báo tăng trưởng của Việt Nam ở mức 6%

(Vietnamdaily) - Theo Ngân hàng UOB, Việt Nam đã tăng trưởng 6,42% so với cùng kỳ trong nửa đầu năm 2024, vượt xa mức 3,84% trong nửa đầu năm 2023. Kết quả khả quan này tạo ra tín hiệu tích cực cho thời gian còn lại của năm nay.

UOB giu nguyen du bao tang truong cua Viet Nam o muc 6%
 Kinh tế Việt Nam đang khởi sắc.
Đà tăng trưởng kéo dài sang Quý 2 năm 2024

Chứng khoán HSC chia 2 đợt cổ tức, tổng tỷ lệ 11.78%

(Vietnamdaily) - Chứng khoán HSC thông báo chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức đợt 2/2022 và cổ tức năm 2023 với tổng tỷ lệ 11.78% bằng tiền (sở hữu 1 cp được nhận 1,178 đồng). Ngày giao dịch không hưởng quyền là 15/07.
 

Lưu ý rằng, Công ty đã thay đổi hình thức chia cổ tức đợt 2/2022 từ phát hành cổ phiếu sang tiền mặt với tỷ lệ 6.56% (656 đồng/cp); còn cổ tức năm 2023 là 5.52% (522 đồng/cp).
Với gần 704 triệu cp đang lưu hành, ước tính HSC cần chi hơn 829 tỷ đồng trả cổ tức. Ngày thanh toán vào 08/08/2024.
Đầu năm 2024, Công ty cũng đã phát hành xong hơn 68.5 triệu cp mới trả cổ tức đợt 2/2021 (tỷ lệ thực hiện 15%).
Từ năm 2008 đến nay, HSC vẫn duy trì trả từ 2-3 đợt cổ tức hàng năm cho cổ đông, tỷ lệ ổn định hàng chục phần trăm. Năm 2024, Công ty dự kiến trả cổ tức tiền mặt, tỷ lệ không vượt quá 80% lợi nhuận sau thuế, khoảng 7% mệnh giá (700 đồng/cp).
Trước đó, ngày 09/04, HĐQT Chứng khoán HSC thông qua kết quả chào bán cổ phiếu ra công chúng. Theo đó, Công ty đã thực hiện phân phối gần 178.2 triệu cp mới, chiếm 77.94% tổng số cổ phiếu được chào bán (hơn 228.6 triệu cp - tỷ lệ 2:1). Số cổ phiếu không chào bán hết là hơn 50.4 triệu cp được hủy bỏ.
Với giá chào bán 10,000 đồng/cp, tổng thu từ đợt chào bán đạt gần 1,782 tỷ đồng. Tham gia đợt chào bán, quỹ ngoại Dragon Capital đã mua thêm gần 69 triệu cp HCM, nâng sở hữu lên 32.18% vốn (gần 227 triệu cp).
Trong khi đó, Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước (HFIC) không thực hiện quyền mua phát hành thêm, tỷ lệ sở hữu sau phát hành là 17.26% (hơn 121 triệu cp).
Về tình hình kinh doanh quý 1/2024, HSC ghi nhận doanh thu 863 tỷ đồng và lãi sau thuế 227 tỷ đồng, lần lượt tăng 37% và 83% so với cùng kỳ; thực hiện được 27% chỉ tiêu doanh thu và 20% mục tiêu lợi nhuận năm.

Tin mới