Nhục thân của thiền sư được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới. Ngay tại Việt Nam, giới chuyên gia cũng phát hiện ra một số nhục thân của các thiền sư nổi tiếng hiện diện tại các ngôi chùa. Xung quanh những nhục thân thiền sư này là các câu chuyện huyền bí khó giải.
Hiện tượng lạ lùng về nhục thân của thiền sư Chuyết Chuyết
Nhục thân của thiền sư Chuyết Chuyết. |
Sinh năm 1590 tại Tiệm Sơn (huyện Hải Trừng, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc), nay thuộc thành phố Dương Châu, thiền sư Chuyết Chuyết mang họ Lý, tên Thiên Tộ.
Ông họ Lý, pháp danh là Viên Văn. Vào năm 15 tuổi, ông được gửi vào chùa Tiệm Sơn và xuất gia tu hành. Tại đây, Thiên Tộ có pháp danh Viên Văn. Đếm măm 18 tuổi, ông sang Campuchia hoằng pháp ròng rã 16 năm, được quốc vương xứ này quan tâm đặc biệt.
Năm 1623, ngài sang vùng Quảng Nam thuyết pháp. Mười một năm sau, nhà sư Viên Văn cùng đệ tử khất thực ra đến kinh thành Thăng Long. Sau khi yết kiến vua Lê và chúa Trịnh, ngài được mời về trụ trì chùa Khán Sơn ở Thăng Long để giảng dạy Phật pháp. Từ đó, ngài được gọi là Chuyết Công hoặc Chuyết Chuyết.
Năm 1634, ngài trở thành trụ trì chùa Phật Tích. Vào năm 1644, thiền sư Chuyết Chuyết viên tịch. Sau khi thiền sư mất, một hiện tượng lạ là cả tháng đó khắp chùa có mùi hương thơm rất lạ. Đệ tử chân truyền là Thiền sư Minh Hành đã dùng kỹ thuật tượng táng phổ biến thời bấy giờ để bó cốt thầy, rồi đặt ngài vào tháp Báo Nghiêm.
Một thời gian sau, thiền sư Minh Hành đưa nhục thân thiền sư Chuyết Công vào một ngôi chùa tận trong Thanh Hóa để tránh bị hủy hoại bởi chiến tranh, loạn lạc.
Đến năm 1989, người ta phát hiện nhục thân của thiền sư Chuyết Chuyết trong tháp Báo Nghiêm và nhóm của PGS. TS Nguyễn Lân Cường đã phục chế lại. Vào ngày 6/5/1993, hàng nghìn người về chùa Phật Tích để nghênh đón thiền sư Chuyết Chuyết. Các phật tử rước nhục thân thiền sư vào bệ cao nhất của nhà Tổ và thể hiện lòng tôn kính.
Thiền sư Như Trí ở chùa Tiêu, Bắc Ninh
Pho tượng táng nhục thân thiền sư Như Trí. |
Các tài liệu lưu ở chùa Tiêu kể rằng, thiền sư Như Trí là đệ tử nối pháp của thiền sư Chân Nguyên và là người cho khắc in lại bộ Thiền Uyển Tập Anh. Hòa thượng Như Trí, viên tịch năm 1723 (Bảo Thái năm thứ tư triều Lê Dục Tông).
PGS.TS Nguyễn Lân Cường là người trực tiếp phục dựng lại pho tượng nhục thân của thiền sư Như Trí tại chùa Tiêu. Trong quá trình bổ pho tượng táng này, ông Cường phát hiện ra một khối hợp chất bằng quả bưởi nằm trong bụng thiền sư Như Trí.
Suy đoán khối hợp chất đó có thể là nội tạng của thiền sư Như Trí, ông Cường và các nhà khoa học vẫn lấy mẫu chuyển đến Viện Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia để phân tích, kiểm tra tỉ mỉ.
Kết quả kiểm tra, phân tích hóa học cho thấy hợp chất lấy từ bụng thiền sư Như Trí đúng là các chất còn lại của phần phủ tạng. Dù chịu tác động của thời tiết, vi khuẩn, côn trùng trong suốt hàng mấy trăm năm nhưng nhục thân của thiền sư Như Trí vẫn còn nguyên vẹn. Thậm chí, khối vật chất của phủ tạng cũng không có dấu hiệu bị phân hủy.
Quá trình tu bổ pho tượng táng nhục thân thiền sư Như Trí đã hoàn thành từ năm 2004. Sau đó, nhục thân của Ngài được đặt trong nhà thờ Tổ và thường được kiểm tra, tu bổ.
Nhục thân của thiền sư Vũ Khắc Trường và Vũ Khắc Minh
Nhục thân của thiền sư Vũ Khắc Minh sau khi phục dựng. |
Nhục thân của thiền sư Vũ Khắc Trường và Vũ Khắc Minh ở Chùa Đậu, Thường Tín, Hà Nội được nhiều người biết đến với câu chuyện về việc trong 100 ngày liên tục họ không ăn, không ngủ rồi sau đó viên tịch.
Theo một số tài liệu, nhục thân thiền sư Vũ Khắc Minh từng được đưa về phòng chụp X-quang của Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả kiểm tra cho thấy các chuyên gia phát hiện chất liệu làm tượng giữ thi hài thiền sư Vũ Khắc Minh và thiền sư Vũ Khắc Trường khá đơn giản gồm: sơn ta, đất tổ mối, mùn cưa, giấy bản…
Hiện nhục thân của thiền sư Vũ Khắc Trường và Vũ Khắc Minh được bảo quản cẩn thận trong tủ kính với môi trường khí ni-tơ đậm đặc thuộc nhà tổ. Nhờ vậy, nhục thân hai vị thiền sư nguyên vẹn theo thời gian.
Mời độc giả xem video: Tên đạo chích đến chùa trộm tiền của nhà sư. Nguồn: THDT.