Huyền bí "bùa yêu" khiến nữ hoàng Cleopatra mê mẩn

Huyền bí "bùa yêu" khiến nữ hoàng Cleopatra mê mẩn

Oải hương từng được cho là “vũ khí” để nữ hoàng Cleopatra khiến viên tướng La Mã Mark Antony yêu say đắm. Loài hoa này còn được tin có khả năng trừ quỷ.

Bách khoa thư Britannica cho biết  Oải hương (Lavender) là loài hoa bản địa ở vùng Địa Trung Hải. Loài cây này thường được tìm thấy trong các vườn thảo dược. Cây mọc thành bụi có lá màu xanh nhỏ và những bông hoa màu tím ở đầu thân cây.
Bách khoa thư Britannica cho biết Oải hương (Lavender) là loài hoa bản địa ở vùng Địa Trung Hải. Loài cây này thường được tìm thấy trong các vườn thảo dược. Cây mọc thành bụi có lá màu xanh nhỏ và những bông hoa màu tím ở đầu thân cây.
Từ xa xưa, Oải hương đã có một vị trí trong lịch sử văn minh của loài người, đóng vai trò như một thảo mộc dùng làm chất khử trùng, bảo vệ tình yêu và như một loại nước hoa.
Từ xa xưa, Oải hương đã có một vị trí trong lịch sử văn minh của loài người, đóng vai trò như một thảo mộc dùng làm chất khử trùng, bảo vệ tình yêu và như một loại nước hoa.
Trang The Practicalherbalist.com cho biết, người Ai Cập cổ đại sử dụng Oải hương trong dịp tang lễ, bao gồm cả việc dùng trong quá trình ướp xác cũng như làm thơm quần áo và thi thể người chết.
Trang The Practicalherbalist.com cho biết, người Ai Cập cổ đại sử dụng Oải hương trong dịp tang lễ, bao gồm cả việc dùng trong quá trình ướp xác cũng như làm thơm quần áo và thi thể người chết.
Nữ hoàng nổi tiếng Ai Cập Cleopatra được cho là cũng sử dụng hoa Oải hương như một vũ khí bí mật của mình để quyến rũ hoàng đế Julius Caesar và cả viên tướng Mark Antony.
Nữ hoàng nổi tiếng Ai Cập Cleopatra được cho là cũng sử dụng hoa Oải hương như một vũ khí bí mật của mình để quyến rũ hoàng đế Julius Caesar và cả viên tướng Mark Antony.
Thậm chí, theo The Practicalherbalist.com, mộ vua King Tutankhamen cũng được phủ đầy hoa Oải hương. Vào năm 1923, nhà Ai cập học người Anh Howard Carter khi tiến vào khu hầm mộ của Tutankhamen đã phát hiện ra mùi hoa này dù rằng nó đã được sử dụng từ cách đây 3.000 năm.
Thậm chí, theo The Practicalherbalist.com, mộ vua King Tutankhamen cũng được phủ đầy hoa Oải hương. Vào năm 1923, nhà Ai cập học người Anh Howard Carter khi tiến vào khu hầm mộ của Tutankhamen đã phát hiện ra mùi hoa này dù rằng nó đã được sử dụng từ cách đây 3.000 năm.
Người Ả Rập, Hy lạp và Rôma đã sử dụng rất nhiều từ các chất của hoa Oải hương trong khử trùng và mùi hương thơm ngọt ngào của nó. Trong đó người Ả Rập là người đầu tiên trồng cây hoa này. Họ đã sử dụng Oải hương để giảm bớt căng thẳng, giúp ngủ ngon giấc và diệt vi trùng.
Người Ả Rập, Hy lạp và Rôma đã sử dụng rất nhiều từ các chất của hoa Oải hương trong khử trùng và mùi hương thơm ngọt ngào của nó. Trong đó người Ả Rập là người đầu tiên trồng cây hoa này. Họ đã sử dụng Oải hương để giảm bớt căng thẳng, giúp ngủ ngon giấc và diệt vi trùng.
Sau đó người Ả Rập cổ đại đã tạo ra cách chưng cất đầu tiên để sản xuất tinh dầu của hoa Oải hương. Hiện kỹ thuật chiết xuất này vẫn còn được sử dụng tới tận ngày nay. Người Hy Lạp và La Mã cũng sử dụng Oải hương để giảm căng thẳng, nhức đầu và mất ngủ. Chính họ đã buôn bán và đưa loài hoa này tới Châu Âu.
Sau đó người Ả Rập cổ đại đã tạo ra cách chưng cất đầu tiên để sản xuất tinh dầu của hoa Oải hương. Hiện kỹ thuật chiết xuất này vẫn còn được sử dụng tới tận ngày nay. Người Hy Lạp và La Mã cũng sử dụng Oải hương để giảm căng thẳng, nhức đầu và mất ngủ. Chính họ đã buôn bán và đưa loài hoa này tới Châu Âu.
Tại Châu Âu, oải hương được dùng để làm chất bảo vệ, tăng kích thích tình yêu và thư giãn cho các vị vua. Vua Pháp Charles VI luôn yêu cầu có hoa Oải hương để ngủ ngon giấc. Nữ hoàng Elizabeth I của Anh luôn muốn có hoa tươi Oải hương cắm trên bình mỗi ngày.
Tại Châu Âu, oải hương được dùng để làm chất bảo vệ, tăng kích thích tình yêu và thư giãn cho các vị vua. Vua Pháp Charles VI luôn yêu cầu có hoa Oải hương để ngủ ngon giấc. Nữ hoàng Elizabeth I của Anh luôn muốn có hoa tươi Oải hương cắm trên bình mỗi ngày.
Hoa Oải hương không chỉ giới hạn trong giới nhà giàu mà còn được cả người nghèo sử dụng trong việc làm thơm giường ngủ và quần áo. Thậm chí người dân còn tin treo cây hoa Oải hương trước cửa có thể chống lại ma quỷ quấy rối trẻ nhỏ.
Hoa Oải hương không chỉ giới hạn trong giới nhà giàu mà còn được cả người nghèo sử dụng trong việc làm thơm giường ngủ và quần áo. Thậm chí người dân còn tin treo cây hoa Oải hương trước cửa có thể chống lại ma quỷ quấy rối trẻ nhỏ.
Hiện hoa Oải hương được trồng ở nhiều nơi trên thế giới, nhất là ở những nơi có không khí lạnh. Tại Việt Nam, loài hoa này có trồng ở Đà Lạt.
Hiện hoa Oải hương được trồng ở nhiều nơi trên thế giới, nhất là ở những nơi có không khí lạnh. Tại Việt Nam, loài hoa này có trồng ở Đà Lạt.

GALLERY MỚI NHẤT