Huy động 30.000 cán bộ, chiến sĩ ứng phó bão số 4

(Kiến Thức) - Trước tính chất phức tạp của bão số 4, các lực lượng công an, quân đội đã huy động 30.000 cán bộ, chiến sĩ và gần 20.000 phương tiện bố trí ở những nơi trọng điểm hiệp đồng cùng các địa phương phòng chống bão.

Chiều 15/8, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai tổ chức cuộc họp ứng phó với bão số 4, tên quốc tế Bebinca.
Bão số 4 sẽ tăng cấp khi vào Vịnh Bắc Bộ
Tại cuộc họp, ông Hoàng Đức Cường - Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia thông tin, vào khoảng trưa ngày 16/8, bão số 4 sẽ vào Vịnh Bắc Bộ và tăng thêm 1 cấp, ở cấp 9, giật cấp 11. Tuy nhiên, khi đổ bộ vào đất liền (dự kiến khoảng rạng sáng 17/8 đến gần trưa 17/8) bão lại giảm 1 cấp, ở cấp 8, giật cấp 10-11.
Tâm bão khi đổ bộ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh Hải Phòng đến Bắc Nghệ An. Nhưng vùng ảnh hưởng của bão sẽ đến sớm hơn, phạm vi rộng hơn, từ chiều tối mai (16/8) khu vực ven biển Quảng Ninh sẽ có gió mạnh và mưa.
Huy dong 30.000 can bo, chien si ung pho bao so 4
 
"Mưa do ảnh hưởng của hoàn lưu bão sẽ xảy ra rộng hơn, ở hầu khắp các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ và mưa cấp tập từ đêm nay cho đến hết chiều 18/8, với lượng mưa từ 250-350mm. Do đó, các đô thị lớn ở vùng thấp như Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An,... sẽ có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt. Đặc biệt, ở Chương Mỹ (Hà Nội), nguy cơ sẽ tái ngập sâu, tuy nhiên mức độ không như đợt ngập vừa qua- ông Hoàng Đức Cường cho biết.
7 tỉnh ven biển vẫn chưa có lệnh cấm biển
Tại cuộc họp, ông Trần Quang Hoài - Tổng cục trưởng Tổng cục PCTT thông tin, hiện nay, về tuyến biển đã thông báo kiểm đếm, hướng dẫn cho 36.314 phương tiện/137.774 người; 11.378 lồng bè, lều, chòi canh/14.706 người biết diễn biến của bão để chủ động phòng tránh. Hiện nay có 5.347 phương tiện/29.320 người đang hoạt động trên biển và 30.967 phương tiện/108.454 người neo đậu tại bến (các tỉnh từ Quảng Ninh đến Quảng Bình).
Về bảo vệ sản xuất nông nghiệp: Đến nay, Nam Định đã khôi phục 69.024ha/76.500 ha. Diện tích còn lại chuẩn bị sản xuất cây vụ Đông. Diện tích lúa Mùa tại các tỉnh phía Bắc: đã gieo cấy 1.120 ngàn ha, đang đẻ nhánh; Khu vực Bắc Trung Bộ (từ Nghệ An đến Huế) đã gieo cấy 165 ngàn ha, trong đó Nghệ An, Hà Tĩnh 90 ngàn ha lúa giai đoạn phân hóa đòng, các tỉnh còn lại 75 ngàn ha, lúa đã trỗ xong.
Huy dong 30.000 can bo, chien si ung pho bao so 4-Hinh-2
 Quang cảnh cuộc họp.
Về sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi: Trong những trận lũ, lũ quét, sạt lở đất (cuối tháng 6 và tháng 7) đã làm 527 nhà bị sập, đổ; sau năm 2017, hiện vẫn còn 3.589 hộ dân tại 07 tỉnh không có chỗ ở đảm bảo an toàn cần phải di dời.
Về đê điều: Tổ chức tuần tra, canh gác, sẵn sàng xử lý giờ đầu sự cố đê điều, nhất là với 106 vị trí bị sự cố vừa qua và các trọng điểm như cống Liên Mạc, Tắc Giang, Liêm Nghĩa, tràn Lạc Khoái; Sẵn sàng phương án huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê, ứng phó một số khu vực tràn đê.
Về hồ chứa và hệ thống công trình thủy lợi: Có 101 chứa lớn và 1.945 hồ chứa nhỏ khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã đầy nước; 234 hồ chứa xung yếu. Tăng cường chỉ đạo, theo dõi chặt chẽ và có giải pháp an toàn, cần thiết phải hạ thấp mực nước. Tiêu nước đệm trên các hệ thống thủy nông, chủ động vận hành các trạm bơm tiêu để không bị động, gây ngập úng khi có mưa lũ lớn.
Đồng thời kiến nghị thành lập 3 đoàn công tác đi kiểm tra, đôn đốc các địa phương ứng phó với bão và mưa lũ sau bão đi Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa và kiểm tra hệ thống đê sông và dự trù một đoàn công tác theo diễn biến cụ thể của bão vào Nghệ An, Hà Tĩnh.
Ông Trần Quang Hoài cho biết, tất cả 7 tỉnh ven biễn đến nay vẫn chưa có lệnh cấm biển.
"Chúng tôi yêu cầu các địa phương tăng cường thông tin, kêu gọi hướng dẫn tàu thuyền khai thác hải sản, tàu vận tải, tàu du lịch, lồng bè,... về nơi trú tránh bảo đảm an toàn. Chủ động thực hiện cấm biển, đặc biệt đối với hoạt động du lịch trên biển và trên các đảo" - ông Hoài nói.
Huy động 30 nghìn cán bộ, chiến sĩ bố trí ở những nơi trọng điểm
Tại cuộc họp Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, Phó Cục trưởng Cục Cứu hộ Cứu nạn, Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho biết, đã huy động 30 nghìn cán bộ, chiến sĩ và gần 20 nghìn phương tiện bố trí ở những nơi trọng điểm hiệp đồng cùng với các địa phương để ứng phó cơn bão số 4.
Đồng thời nhấn mạnh, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo các đơn vị trong toàn quân tập trung từ địa bàn Quân khu 4 đến các Quân khu ở phía Bắc phối hợp với chính quyền và nhân dân rà soát các phương án và sẵn sàng lực lượng ứng phó bão số 4.
Trong đó, trọng tâm chỉ đạo hướng Quân khu 1 và 2 trên hướng phía Bắc tiếp tục đẩy nhanh tiến độ giúp nhân dân khắc phục hậu quả trong các đợt mưa lũ vừa qua. Rà soát lại các phương án và những nơi có nguy cơ cao để tham mưu cấp ủy chính quyền địa phương có kế hoạch sơ tán dân ở những vùng nguy hiểm.
Bốn vấn đề trọng tâm ứng phó bão số 4
Kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã chỉ đạo nêu bật các vấn đề trọng tâm trong ứng phó cơn bão số 4 Bebinca.
Theo đó, các địa phương theo dõi sát diễn biến bão, không chủ quan trước diễn biến bất thường của bão số 4, tập trung kêu gọi tàu thuyền trên biển vào nơi trú tránh an toàn, chủ động triển khai các biện pháp ứng phó mưa lớn của hoàn lưu bão, đảm bảo an toàn tính mạng người dân và các thiết chế hạ tầng ven biển.
Căn cứ tình hình thực tế các tỉnh, thành phố thực hiện lệnh cấm biển trước thời điểm bão đổ bộ. Hiện đang là mùa du lịch, vì vậy các địa phương phải có giải pháp đảm bảo an toàn cho du khách.
Trên đất liền ở khu vực các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 4 có rất nhiều công trình lớn đang thi công, yêu cầu phải có phương án đảm bảo an toàn các công trình. Tăng cường rà soát kiểm tra đối với các hồ thuỷ điện, thuỷ lợi phân công người trực suốt ngày đêm tại các điểm xung yếu.
Các tỉnh miền núi phía Bắc vừa trải qua các đợt lũ lớn hậu quả chưa khắc phục xong nay lại phải đối mặt với mưa lớn khiến nguy cơ sạt lở đất, lũ quét ở khu vực này nguy hiểm hơn bất cứ lúc nào, vì vậy các địa phương tập trung sơ tán dân những khu vực nguy cơ cao, đảm bảo an toàn tính mạng người dân.

Bão số 4 đổ bộ đúng lúc triều cường dâng cao

(Kiến Thức) - Khoảng 16-19h ngày 25/7, tâm bão số 4 sẽ vào đất liền từ phía nam tỉnh Hà Tĩnh đến Quảng Trị, trọng tâm là tỉnh Quảng Bình. Bão đổ bộ đúng lúc triều cường dâng cao.

Bão số 4 đổ bộ đúng lúc triều cường dâng cao
Tại Hội nghị trực tuyến ứng phó với bão số 4 do Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai tổ chức, ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, khoảng 16-19h hôm nay (ngày 25/7), tâm bão số 4 sẽ vào các tỉnh phía nam của tỉnh Hà Tĩnh đến Quảng Trị, trọng tâm là tỉnh Quảng Bình. Tuy nhiên, gió mạnh sẽ vào bờ trước khi tâm bão đổ bộ khoảng 3 giờ.

Bão số 4 đang tiến vào vịnh Bắc Bộ, gây mưa lớn miền Bắc

(Kiến Thức) - Dự kiến, theo tốc độ và hướng đi hiện tại, đến 10h trưa ngày 16/8, bão số 4 sẽ áp sát bờ biển các tỉnh Quảng Ninh đến Nam Định với sức gió giật cấp 10. Bão có khả năng gây mưa cực lớn toàn miền Bắc và miền Trung.

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, sáng 13/8, áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) đã mạnh lên thành bão số 4 (tên quốc tế Bebinca).
Hồi 10 giờ, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,6 độ Vĩ Bắc; 112,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 90km tính từ tâm bão.

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.