Hụt hẫng sức mạnh siêu pháo phản lực 500mm của Syria

Hụt hẫng sức mạnh siêu pháo phản lực 500mm của Syria

(Kiến Thức) - Sở hữu cỡ nòng lên đến 500mm và được đặt trên khung gầm bánh xích của xe tăng T-72, tuy vậy sức mạnh của pháo phản lực phóng loạt Golan của Quân đội Syria lại không như bề ngoài của nó.

Theo đó dù hệ thống  pháo phản lực phóng loạt cực khủng mới nhất của Quân đội Syria có cỡ nòng lên tới 500mm - lớn hơn nhiều lần các loại pháo phản lực hiện tại trên thế giới nhưng sức mạnh của nó lại không hề tương xứng với vẻ bề ngoài của mình. Nguồn ảnh: RusVesna.
Theo đó dù hệ thống pháo phản lực phóng loạt cực khủng mới nhất của Quân đội Syria có cỡ nòng lên tới 500mm - lớn hơn nhiều lần các loại pháo phản lực hiện tại trên thế giới nhưng sức mạnh của nó lại không hề tương xứng với vẻ bề ngoài của mình. Nguồn ảnh: RusVesna.
Được đặt trên khung gầm của xe tăng T-72 do Nga sản xuất, phần tháp pháo nguyên bản của T-72 đã được tháo rời hoàn toàn và thay vào đó là hệ thống tháp pháo phản lực phóng loạt gồm 3 ống phóng mỗi ống phóng có cỡ nòng 500 mm. Nguồn ảnh: RusVesna.
Được đặt trên khung gầm của xe tăng T-72 do Nga sản xuất, phần tháp pháo nguyên bản của T-72 đã được tháo rời hoàn toàn và thay vào đó là hệ thống tháp pháo phản lực phóng loạt gồm 3 ống phóng mỗi ống phóng có cỡ nòng 500 mm. Nguồn ảnh: RusVesna.
Tổ hợp pháo phản lực được đặt tên theo Cao nguyên Golan - vùng đất hiện đang bị Israel chiếm đóng này bao gồm 3 ống phóng phản lực cỡ 500mm, mỗi viên đạn phản lực của Golan - 1000 có trọng lượng tổng cộng 500 kg. Nguồn ảnh: RusVesna.
Tổ hợp pháo phản lực được đặt tên theo Cao nguyên Golan - vùng đất hiện đang bị Israel chiếm đóng này bao gồm 3 ống phóng phản lực cỡ 500mm, mỗi viên đạn phản lực của Golan - 1000 có trọng lượng tổng cộng 500 kg. Nguồn ảnh: RusVesna.
Cận cảnh hệ thống điều khiển của pháo phản lực phóng loạt Golan - 1000 do Syria tự nghiên cứu và sản xuất dựa trên khung gầm của xe tăng T-72. Nguồn ảnh: RusVesna.
Cận cảnh hệ thống điều khiển của pháo phản lực phóng loạt Golan - 1000 do Syria tự nghiên cứu và sản xuất dựa trên khung gầm của xe tăng T-72. Nguồn ảnh: RusVesna.
Điểm yếu nhất của hệ thống này nằm ở tầm bắn của nó. Mỗi quả đạn nặng nửa tấn chỉ có tầm bắn tối đa khoảng 2.000 mét và phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết khách quan bên ngoài, đó là chưa nói đến độ sai lệch khá lớn của đạn rocket Golan vốn được chế tạo và gia công khá đơn giản. Nguồn ảnh: RusVesna.
Điểm yếu nhất của hệ thống này nằm ở tầm bắn của nó. Mỗi quả đạn nặng nửa tấn chỉ có tầm bắn tối đa khoảng 2.000 mét và phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết khách quan bên ngoài, đó là chưa nói đến độ sai lệch khá lớn của đạn rocket Golan vốn được chế tạo và gia công khá đơn giản. Nguồn ảnh: RusVesna.
Điều này khiến cho Golan - 1000 chỉ thích hợp cho tác chiến đô thị với khoảng cách giao tranh thấp, sức công phá mạnh để có thể đánh sập một hoặc nhiều tòa nhà cùng lúc chỉ bằng một phát bắn duy nhất. Nguồn ảnh: RusVesna.
Điều này khiến cho Golan - 1000 chỉ thích hợp cho tác chiến đô thị với khoảng cách giao tranh thấp, sức công phá mạnh để có thể đánh sập một hoặc nhiều tòa nhà cùng lúc chỉ bằng một phát bắn duy nhất. Nguồn ảnh: RusVesna.
Trong quá khứ, Golan - 1000 đã từng được tham chiến ở Hajar al-Aswad, phía Nam Damascus khi lực lượng quân chính phủ của Syria đối đầu với lực lượng khủng bố IS đang phòng thủ trong khu vực này. Nguồn ảnh: RusVesna.
Trong quá khứ, Golan - 1000 đã từng được tham chiến ở Hajar al-Aswad, phía Nam Damascus khi lực lượng quân chính phủ của Syria đối đầu với lực lượng khủng bố IS đang phòng thủ trong khu vực này. Nguồn ảnh: RusVesna.
Cái tên Golan - 1000 hiện đang gây rất nhiều tranh cãi về việc loại pháo tự hành này mang tên một vùng đất đang tranh chấp giữa Syria và Israel từ cuộc chiến tranh sáu ngày năm 1967. Mặc dù vậy, việc Syria có thể tự chế được một loại pháo tự hành đặt trên khung gầm xe tăng Nga vẫn là điều khiến nhiều chuyên gia quân sự trên thế giới phải nể phục. Nguồn ảnh: RusVesna.
Cái tên Golan - 1000 hiện đang gây rất nhiều tranh cãi về việc loại pháo tự hành này mang tên một vùng đất đang tranh chấp giữa Syria và Israel từ cuộc chiến tranh sáu ngày năm 1967. Mặc dù vậy, việc Syria có thể tự chế được một loại pháo tự hành đặt trên khung gầm xe tăng Nga vẫn là điều khiến nhiều chuyên gia quân sự trên thế giới phải nể phục. Nguồn ảnh: RusVesna.
Mời độc giả xem Video: Pháo phản lực phóng loạt Golan - 1000 được Syria mang ra thực chiến.

GALLERY MỚI NHẤT