Buổi Lễ có sự tham dự của ông Nguyễn Sinh Nhật Tân, Thứ trưởng Bộ Công Thương; lãnh đạo UBND TP Hà Nội; lãnh đạo UBND các tỉnh Thái Bình, Nghệ An, Bình Dương và đại diện của Sở Công Thương, Hội Bảo vệ người tiêu dùng cùng một số doanh nghiệp tiêu biểu.
Trong khuôn khổ sự kiện, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng – Bộ Công thương và Tập đoàn Masan đã cùng ký Bản cam kết “Tiêu dùng an toàn trong thời kỳ bình thường mới”.
Đại diện Tập đoàn Masan và một số doanh nghiệp ký Bản cam kết “Tiêu dùng an toàn trong thời kỳ bình thường mới” |
Theo đó, Tập đoàn Masan cam kết: Nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; tập trung xây dựng và triển khai các giải pháp cụ thể nhằm thực thi các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tăng cường hiệu quả giải quyết các phản ánh, kiến nghị của người tiêu dùng cũng như thực hiện hiệu quả hoạt động tri ân, chăm sóc người tiêu dùng trong bối cảnh bình thường mới...
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cam kết: Hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao trách nhiệm và hiệu quả thực thi pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng, giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ; đồng hành, hướng dẫn và tạo điều kiện để doanh nghiệp tham gia có hiệu quả các hoạt động bảo vệ người tiêu dùng trong thời kỳ bình thường mới...
Tập đoàn Masan sở hữu 30 nhà máy sản xuất hàng tiêu dùng; các trang trại chăn nuôi, trồng trọt quy mô lớn cùng chuỗi bán lẻ hiện đại gần 2.800 siêu thị và cửa hàng WinMart/WinMart trải dài trên cả nước. Masan là hiện là một trong số ít doanh nghiệp có khả năng tích hợp toàn bộ chuỗi sản xuất và bán lẻ hàng hóa.
WinMart/WinMart+ hiện là hệ thống bán lẻ hiện đại lớn nhất Việt Nam về quy mô điểm bán với gần 2.800 siêu thị cửa hàng trên cả nước. |
Khi trạng thái bình thường mới được thiết lập, Masan tiếp tiếp tục duy trì các giải pháp bảo vệ an toàn cho toàn bộ chuỗi sản xuất và phân phối. Đồng thời, liên tục đưa ra thị trường nhiều sản phẩm mới, ra mắt mô hình bán lẻ đa tiện ích đón đầu xu hướng tiêu dùng hiện đại.
Hệ thống bán lẻ lớn nhất Việt Nam về quy mô điểm bán, WinMart/WiNMart luôn duy trì tỷ trọng hàng Việt đạt trên 90% số lượng, chủng loại hàng hóa, trong đó doanh thu từ các mặt hàng nông sản chiếm trên 30%. Các ngành chủ lực bao gồm thực phẩm tươi sống, thực phẩm khô, bơ sữa, bánh kẹo, đồ uống, hóa mỹ phẩm, đồ gia dụng, bông vải sợi...
Riêng với nhóm ngành thực phẩm tươi sống kinh doanh trong ngày đạt tỷ lệ 100% là hàng Việt Nam, hàng hóa được kiểm soát nghiêm ngặt về nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm
Tỷ lệ hàng Việt tại WinMart/WinMart+ luôn đạt trên 90%, trong đó doanh thu từ các mặt hàng nông sản chiếm trên 30%. |
Bà Tạ Thị Minh Hợp, Giám đốc Mua hàng FMCG Công ty WinCommerce (Đơn vị chủ quảnhệ thống WinMart/WinMart+) cho biết: “Xu hướng thị trường trong nước vài năm gần đây cho thấy nhu cầu của người tiêu dùng về thực phẩm sạch, về rau củ quả - trái cây cũng như thủy hải sản, hàng hóa nội địa đang tăng trưởng rất mạnh.
Để đáp ứng được nhu cầu này, việc thay đổi phương thức sản xuất cũ sang chuyên nghiệp, hiện đại đóng vai trò rất quan trọng.
Ngoài làm việc cùng các nhà cung cấp lớn, chúng tôi đã liên kết với hàng ngàn hộ sản xuất nhỏ lẻ, hộ nông dân trên toàn quốc, giúp họ chuẩn hóa về quy trình sản xuất, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời có chính sách thu mua dài hạn, bao tiêu sản phẩm tại nhiều địa phương.
Gần đây nhất, WinCommerce đã phối hợp cùng với Sở Công thương và Trung tâm xúc tiến thương mại các tỉnh Đồng Tháp, Lâm Đồng, Đắk Lắk nhằm đẩy mạnh tiêu thụ nông sản – đặc sản của các địa phương này trong hệ thống WinMart/WinMart+. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại tại các địa phương khác trên cả nước”.
WinMart/WinMart+ nỗ lực giữ giá cả hàng hóa ổn định trong bối cảnh giá xăng dầu tăng cao, đồng thời thực hiện nhiều chương trình khuyến mại nhằm chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng trong mùa dịch. |
Hiện nay, giá xăng dầu liên tục tăng, WinMart/WinMart+ đã chủ động đàm phán cùng các nhà cung cấp lớn, nỗ lực giữ giá hàng hóa trong hệ thống ổn định, đặc biệt với nhóm hàng nhu yếu phẩm.