Hướng Tam Sát năm Đinh Dậu 2017 nằm ở đâu?

(Kiến Thức) - Lưu niên đổi vị trí vì thế hướng Tam Sát 2017 cũng thay đổi theo. 

Hướng Tam Sát năm Đinh Dậu 2017 nằm ở đâu?
Tam Sát là gì?

Tức là lưu niên xung với tam hợp vượng vị, cụ thể như sau:

Lưu niên Thân, Tý, Thìn sát ở ở hướng Nam tức là hướng của Tỵ, Ngọ, Mùi.

Lưu niên Dần, Ngọ, Tuất sát ở hướng Bắc tức là hướng của Hợi, Tý, Sửu.

Lưu niên Tỵ, Dậu, Sửu sát ở hướng Đông tức là hướng của Dần, Mão, Thìn.

Lưu niên Hợi, Mão, Mùi sát ở hướng Tây tức là hướng của Thân, Dậu, Tuất

Năm Đinh Dậu 2017, Tỵ-Dậu-Sửu hợp Kim cục, Kim vượng ở hướng Tây, hướng Đông Mộc bị Kim khắc chế, lưu niên phong thủy không tốt nên đó chính là Tam Sát.

Năm nay Tam Sát có thể chia thành Dần vị và Kiếp Sát, Họa sát ở Mão vị, và Tuế Sát ở Thần vị ( ô có màu vàng và màu đỏ trong hình).

Huong Tam Sat nam Dinh Dau 2017 nam o dau?
 Ảnh minh họa, nguồn ảnh Sina.
 Hướng Tam Sát 2017 nằm ở hướng Đông (màu đỏ hình trên) cùng với cung Tuế Phá nên càng gây bất lợi. Nếu sắp xếp bố cục phong thủy không hợp lý dễ chiêu phải tai họa .

Vì thế cố gắng tránh xung phạm Tam Sát để tránh bị thương ngoài ý muốn, bệnh tật hoặc phá tài.

Cách tránh phạm Tam Sát

Thứ nhất: Vị trí và hướng Tam Sát ở phía Đông đến không được động thổ, sửa chữa hay đóng cọc, xây cầu, trồng cây...

Thứ hai: Tam sát kỵ là cửa ra, lối ra, cửa hàng cửa tiệm hoặc cửa chính của nhà ở, công ty

Thứ ba: Vị trí ngồi làm việc, vị trí kê giường cũng phải tránh phạm hướng Tam Sát.

Cách hóa giải phạm Tam Sát: Nên mang theo bùa hộ mệnh hoặc đặt ở đầu giường, phòng làm việc, ngăn kéo bàn làm việc để giúp cân bằng khí trường của Âm Dương Ngũ hành, chiêu bình an đến. (Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, cung cấp nội dung mang tính phổ biến kiến thức khoa học phong thủy cho bạn đọc).

Bài trí bàn thờ, cúng ông Táo thế nào là chuẩn nhất?

(Kiến Thức) - Ông Công ông Táo là một vị thần đứng đầu quyết định chuyện họa phúc của mỗi gia đình nên việc thờ tự và tế tự rất được người xưa coi trọng.

Bài trí bàn thờ, cúng ông Táo thế nào là chuẩn nhất?
Lập bàn thờ ông Táo
Sách "Phong tục thờ cúng của người Việt" (Nxb Văn hóa Thông tin) nói rằng: Quan niệm của người Việt xưa đều cho rằng gia đình được khỏe mạnh thịnh vượng là nhờ các vị thần tại gia phù hộ, nên phải thờ cúng các vị thần để mọi việc luôn được tốt đẹp. Thổ công là vị thần trông coi cai quản trong nhà, định sự họa phúc cho mọi gia đình, thường được gọi là đệ nhất gia chi chủ. Nhờ có vị thần này nên các hồn ma quỷ không xâm nhập được để quấy nhiễu gia đình.

Cúng ông Công ông Táo vào giờ nào là tốt nhất?

 
Lễ cúng ông Công ông Táo thường được tiến hành vào ngày 23 tháng Chạp. Vậy thời gian nào đẹp nhất để cúng ông Công ông Táo?

Cúng ông Công ông Táo vào giờ nào là tốt nhất?
Vào ngày 23 tháng Chạp Âm lịch hàng năm, các gia đình thường làm cơm cúng, tiễn ông Công ông Táo về trời. Theo quan niệm dân gian, ông Công là vị thần cai quản đất đai, Táo quân (gồm 2 ông, 1 bà) cai quản việc bếp núc trong gia đình. Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, các vị thần này sẽ bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra tại gia đình trong năm vừa qua với Ngọc Hoàng.

Sửa soạn lễ cúng tất niên sao cho chuẩn phong thủy?

(Kiến Thức) - Vào chiều 29 hoặc 30 Tết hàng năm, gia chủ lại sửa soạn lễ cúng tất niên. Vậy, mâm cúng gia tiên ngày Tết cần chuẩn bị những gì cho chuẩn phong thủy. 

Sửa soạn lễ cúng tất niên sao cho chuẩn phong thủy?

Vào chiều 29 hoặc 30 Tết hàng năm, gia chủ lại sửa soạn lễ cúng tất niên. Vậy, mâm cơm cúng cần chuẩn bị những gì cho chuẩn phong thủy.

Đầu tiên phải lau chùi, trang hoàng bàn thờ Phật, bàn thờ Tổ tiên với mâm ngũ quả, hương, hoa tươi, đèn nến đầy đủ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới