Hướng sáp nhập sở ngành như thế nào?

Thứ trưởng Nội vụ và Phó vụ trưởng Vụ Tổ chức biên chế hé lộ phương án sáp nhập sở ngành, trong đó có thể giữ 9 sở 'cứng'.
 

Tại họp báo của Bộ Nội vụ chiều qua, báo VietNamNet hỏi: "Việc sắp xếp, sáp nhập các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, huyện (sở ngành, phòng ban), sau một thời gian nhiều địa phương thực hiện rầm rộ, Bộ Nội vụ có văn bản đề nghị tạm dừng để chờ sửa nghị định của Chính phủ nhưng đến nay vẫn chưa có phương án cuối cùng. Vậy khi nào nghị định mới được ban hành, hướng sáp nhập  sở ngành như thế nào?".
Có thể giữ cứng 9 sở ngành
Phó vụ trưởng Vụ Tổ chức biên chế Đào Thị Hồng Minh cho biết, lý do chậm ban hành 2 nghị định liên quan đến việc sắp xếp các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, huyện do đây là vấn đề nhạy cảm, còn nhiều ý kiến thảo luận, dự thảo phải sửa đi sửa lại nhiều lần.
Huong sap nhap so nganh nhu the nao?
 Phó vụ trưởng Vụ Tổ chức biên chế Đào Thị Hồng Minh.
“Khi có Kết luận 34 của Bộ Chính trị, nhiều địa phương đã thực hiện sắp xếp các cơ quan chuyên môn. Do có sự không thống nhất nên Thủ tướng chỉ đạo Bộ Nội vụ có văn bản đề nghị các địa phương tạm dừng sáp nhập để chờ Chính phủ ban hành nghị định”, bà Minh giải thích.
Đến nay, nghị định này đã cơ bản hoàn thiện để trình Chính phủ ban hành. Dự thảo đưa ra hướng, các sở được tổ chức thống nhất (cứng) gồm 9 sở (dự thảo ban đầu chỉ giữ cứng 4 sở: Tư pháp, TN&MT, LĐ-TB-XH, Y tế).
Những sở ngành có thể sáp nhập, hợp nhất gồm: Sở KH-ĐT với Tài chính, GTVT và Xây dựng…
Đối với các sở này, riêng 5 tỉnh thành trực thuộc TƯ, những tỉnh có thể tự cân đối ngân sách và những tỉnh có diện tích trên 10.000km2 và có dân số trên 2 triệu người thì địa phương có thể quyết định nhập hay không.
Còn đối với 4 sở có thể hợp nhất: Công thương, NN&PTNT, KHCN, TT&TT thì giao cho địa phương tùy đặc thù để sắp xếp hợp lý.
Giao địa phương quyết nhưng phải rõ việc, giảm cồng kềnh
Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa chia sẻ, hiện nay việc này vẫn đang trong giai đoạn dự thảo nên chưa xác định cụ thể sáp nhập sở nọ sở kia mà chỉ đưa ra một số vấn đề mang tính nguyên tắc, khung, còn các địa phương tự tính toán hợp lý.
Ông Thừa khẳng định, không phải Chính phủ không ban hành nghị định mới thay nghị định cũ mà để khoảng trống pháp lý. Hiện nay nghị định 24 và 37 vẫn đang có hiệu lực và guồng máy vẫn đang hoạt động. Mục tiêu nghị quyết của Đảng về bộ máy tinh gọn, hiệu lực hiệu quả thì phải sửa.
Mục tiêu thay thế 2 nghị định này là muốn 1 việc chỉ 1 người phụ trách. Trước đây nhiều việc trùng lắp giữa sở ngành này với sở ngành kia. Do vậy hướng sửa làm sao một người có thể làm nhiều việc chứ một việc không thể giao cho nhiều người.
Hướng sáp nhập sở ngành như thế nào?
Huong sap nhap so nganh nhu the nao?-Hinh-2
 Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa.
“Làm sao bộ máy gọn nhẹ, tinh giản, có hiệu lực hiệu quả và phân cấp, phân quyền, chức năng rõ để bộ máy từ địa phương lên Chính phủ cho tốt”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Thực tế hiện nay có nhiều nhiệm vụ 2, 3 nơi quản lý như vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm lý dẫn đến không phân định rõ trách nhiệm.
Hay một số vấn đề về tài nguyên nhiều việc còn đan xen nhau; quản lý về đầu tư, tài chính, quản lý danh mục vốn, thanh quyết toán 2 ngành KH-ĐT với tài chính nhiều lúc trùng nhau.
“Chính phủ chỉ đạo cố gắng tạo ra cải cách mạnh, một trong 6 nhiệm vụ trọng tâm là cải cách tổ chức bộ máy thì nghị định này quyết định rất nhiều. Chính phủ đang tập trung làm, theo kế hoạch sớm ban hành nghị định để các địa phương thực hiện”, ông Thừa cho biết.
Hướng sắp xếp các sở ngành, phòng ban là phân cấp mạnh cho địa phương, mỗi tỉnh có một thế mạnh, điều kiện khác nhau, lãnh đạo tỉnh sẽ nghiên cứu để sắp xếp bộ máy cho phù hợp.
Các địa phương phải bám sát phương châm là "rõ việc, giảm cồng kềnh, hiệu lực và biên chế không tăng lên".

Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt nói gì về thông tin sáp nhập?

Lãnh đạo ngân hàng LiênVietPostBank đã lên tiếng về tin đồn có thể sáp nhập ngân hàng này với Sacombank.

Theo đó, ông Phạm Doãn Sơn, Tổng giám đốc LienVietPostBank khẳng định, LiênVietPostBank đang hoạt động rất tốt và không có chuyện sáp nhập ngân hàng nào cả.

Ngân hàng Nhà nước bác tin MBB sáp nhập PGBank

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lên tiếng bác tin đồn liên quan đến thông tin Ngân hàng TMCP Xăng dầu (PGBank) sáp nhập với Ngân hàng TMCP Quân đội (MBB).

Ngan hang Nha nuoc bac tin MBB sap nhap PGBank
 Lại có tin đồn sáp nhập PGBank.
Theo đó, trong những ngày cuối tuần vừa qua, thị trường "lại" nổi lên tin đồn ngân hàng TMCP Quân Đội (MBB) đang nghiên cứu việc sáp nhập PGBank. Nguồn tin cho rằng, MBB thành lập Ban chỉ đạo, Ban triển khai sáp nhập, thuê đơn vị xây dựng đề án và xác định tỷ lệ hoán đổi phù hợp, đảm bảo lợi ích của cổ đông hiện hữu của MBB.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.