Hướng dẫn nhanh 4 bước đăng ký xét tuyển đại học trực tuyến

Ngày mai, 1/8/2016, đợt đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng đầu tiên năm 2016 sẽ chính thức bắt đầu.

Năm nay là năm đầu tiên Bộ GD&ĐT tổ chức cho các thí sinh đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng trực tuyến vào các trường trong cả nước. Theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT, có 3 đợt đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2016. Trong đó, thí sinh thực hiện đăng ký xét tuyển đợt 1 từ ngày 1/8 đến hết ngày 12/8/2016; đăng ký xét tuyển bổ sung đợt 1 từ ngày 21/8 đến hết ngày 31/8/2016; và đăng ký xét tuyển bổ sung đợt 2 từ ngày 11/9 đến hết ngày 21/9/2016.
Thí sinh lựa chọn hình thức đăng ký xét tuyển trực tuyến, cần truy cập trực tiếp vào địa chỉ trang thông tin điện tử http://thisinh.thithptquocgia.edu.vn. Việc đăng ký xét tuyển trực tuyến sẽ kết thúc trước 1 ngày so với mốc thời gian quy định trong lịch xét tuyển. Như vậy, thí sinh chọn hình thức đăng ký xét tuyển trực tuyến, sẽ thực hiện đăng ký đến ngày 11/8 với đợt xét tuyển 1, đến 30/8 với đợt xét tuyển bổ sung 1 và đến 20/9 với đợt xét tuyển bổ sung 2.
Thông báo mới nhất của Bộ GD&ĐT cho hay, các điều kiện bắt buộc để thí sinh đăng ký tham gia xét tuyển trực tuyến là thí sinh phải có số điện thoại di động trong phiếu đăng ký dự thi, thí sinh có đăng ký tuyển sinh trong phiếu đăng ký dự thi, thí sinh đã tốt nghiệp THPT và trường đại học, cao đẳng đã nhập dữ liệu ngành, tổ hợp môn.
Huong dan nhanh 4 buoc dang ky xet tuyen dai hoc truc tuyen
 
Huong dan nhanh 4 buoc dang ky xet tuyen dai hoc truc tuyen-Hinh-2
Hướng dẫn ngắn thí sinh về các bước thực hiện đăng ký xét tuyển trực tuyến của Bộ GD&ĐT. 
Theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, có 4 bước để thực hiện đăng ký xét tuyển trực tuyến: Bước 1 - Chọn trường; Bước 2 - Chọn ngành; Bước 3 - Nhập mã xác nhận; Bước 4 - Kết thúc.
Đối với mỗi bước nêu trên, Bộ GD&ĐT đều đưa ra những hướng dẫn cụ thể về cách thức thực hiện và trong trường hợp một số vấn đề có thể xảy ra với từng bước, hướng dẫn cũng chỉ ra những cách thức để thí sinh có thể khắc phục.
Chẳng hạn như, nếu thí sinh không có số điện thoại di động hoặc sai số điện thoại di động thì cần làm đơn đề nghị và đến trực tiếp điểm tiếp nhận hồ sơ để bổ sung/điều chỉnh. Hoặc nếu các trường đại học, cao đẳng chưa nhâp dữ liệu ngành, tổ hợp môn thì thí sinh sẽ không đăng ký xét tuyển trực tuyến vào trường đó mà nộp phiếu đăng ký dự thi qua Bưu điện hoặc trực tiếp tại trường.
Ngoài ra, hướng dẫn ngắn của Bộ GD&ĐT cũng cập nhật số điện thoại đường dây nóng miễn phí để hỗ trợ cho thí sinh đăng ký xét tuyển trực tuyến. Cụ thể, thí sinh có thể gọi điện đến số 18008000 - nhánh 1 để được hỗ trợ sử dụng chức năng đăng ký xét tuyển trực tuyến; gọi đến số 18008000 - nhánh 2 để được hỗ trợ về mã xác nhận.
Trước đó, để tạo điều kiện cho thí sinh làm quen với phương thức đăng ký xét tuyển trực tuyến, từ chiều ngày 28/7/2016 đến 17h00 hôm nay, ngày 31/7/2016, Bộ GD&ĐT cho phép các thí sinh thử nghiệm đăng ký trực tuyến trên trang http://thisinh.thithptquocgia.edu.vn. Toàn bộ thông tin đăng ký thử của các thí sinh sẽ được hệ thống xóa sau khi kết thúc thời gian đăng ký thử.

Theo thống kê, năm 2016, tổng số thí sinh tham gia kỳ thi THPT quốc gia là 887.396 thí sinh, trong đó tổng số thí sinh tham gia thi tốt nghiệp và xét tuyển sinh là 519.497 thí sinh; tổng số thí sinh chỉ tham gia xét tuyển sinh là 81.770 thí sinh. Như vậy, tổng số lượng thí sinh tham gia xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2016 là 601.207, tăng khoảng 100.000 thí sinh so với năm ngoái.

Mời quý độc giả xem video tuyển sinh quân sự (nguồn VTV):

Các trường khối công an, quân đội không xét tuyển trực tuyến

Thí sinh nộp hồ sơ vào các trường công an, quân đội bằng cách đăng ký xét tuyển trực tiếp tại trường hoặc qua đường chuyển phát nhanh, chuyển phát ưu tiên.

Theo thông tin của Ban Tuyển sinh Quân sự (Bộ Quốc phòng): Thí sinh có thể nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển trực tiếp tại trường hoặc qua đường chuyển phát nhanh, chuyển phát ưu tiên. Các trường quân đội không nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển trực tuyến.

Các trường quân đội cũng chỉ nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển đối với thí sinh đã qua sơ tuyển, có đủ tiêu chuẩn quy định của Bộ Quốc phòng, tham dự Kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 tại cụm thi do các trường Đại học chủ trì, các môn thi phù hợp với tổ hợp các môn thi để xét tuyển vào các trường quân đội mà thí sinh đăng ký.
Các trường khối công an, quân đội không nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển trực tuyến.
Các trường khối công an, quân đội không nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển trực tuyến.
Và trong Ngày hội tư vấn xét tuyển Đại học – Cao đẳng năm 2016, PGS-TS Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD&ĐT cũng đã thông tin rằng năm nay, các trường công an sẽ không nhận hồ sơ xét tuyển trực tuyến vì các trường có cơ chế riêng. Đồng thời, kết quả trúng tuyển sẽ được Bộ GD&ĐT thống nhất với Bộ Công an công bố cùng lúc để thí sinh chủ động lựa chọn các trường dân sự nếu xét tuyển không trúng vào trường công an, quân đội.

Gần 200.000 thí sinh không có cơ hội vào đại học

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, gần 200.000 thí sinh có kết quả thi dưới 15 điểm, không đủ điều kiện xét tuyển vào các trường ĐH năm 2016.

Tại buổi công bố về điểm sàn diễn ra sáng 28/7, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, chỉ tiêu để xét tuyển vào các trườngĐH, CĐ theo kết quả thi THPT Quốc gia năm 2016 là 317.639 (đã trừ chỉ tiêu xét bằng học bạ). Số thí sinh trên điểm sàn15 tính theo 5 khối truyền thống là 404.282/ tổng số gần 600.000 thí sinh dự thi.  Theo đó, có gần 200.000 thí sinh có kết quả thi dưới 15 điểm, không đủ điều kiện xét tuyển vào các trường ĐH năm 2016. Số thí sinh trên sàn (đạt từ 15 điểm trở lên) từng khối cụ thể như sau: Khối A có195.647 thí sinh Khối B có 70.850 thí sinh Khối C có 58.229 thí sinh Khối A1 có 180.373 thí sinh Khối B có 210.246 thí sinh.
Gan 200.000 thi sinh khong co co hoi vao dai hoc
 Thí sinh tham dự kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016.
Trả lời câu hỏi của báo chí lo lắng về việc điểm thi môn Ngoại ngữ năm nay thấp có thể sẽ gây khó khăn về nguồn tuyển cho các trường tuyển sinh khối D, Thứ trưởng Bùi Văn Ga khẳng định các trường sẽ không phải lo lắng về điều này. Trước đây, môn Ngoại ngữ là môn thi tự chọn. Tuy nhiên, từ năm 2015, đây là môn bắt buộc mà tất cả các thí sinh phải thi. Từ việc chỉ một số thí sinh phải thi đến chỗ tất cả các thí sinh đều phải dự thi là một bước phát triển nhanh và dài trong quyết tâm dạy học môn Ngoại ngữ trong nhà trường. Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, việc thay đổi về chất lượng cần phải có thời gian. Do chỗ tất cả các thi sinh ở các trình độ khác nhau đều phải thi môn này, nhiều em có điều kiện học tập không tốt nên điểm khá thấp. Trên thực tế, số lượng thí sinh đạt điểm 5 trở lên rất đông dù phổ điểm nằm lệch hẳn về phía tay trái (phía thấp). Đây chính là những thí sinh dự thi khối D. Điều đó có nghĩa là những em quyết tâm thi khối D thì điểm rất là cao chứ không phải thấp. Vì vậy, nguồn tuyển khối D không hề hạn hẹp. Các trường khối D không cần quá lo lắng về việc này. Đây cũng là điều đã được Hội đồng xác định điểm sàn cân nhắc rất kỹ trong cuộc họp về điểm sàn. Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, hiện nay, có hơn 100 trường xét tuyển theo học bạ THPT. Như vậy, có khoảng 102.000 thí sinh xét tuyển theo phương thức xét học bạ. Còn lại 320.000 thí sinh sẽ xét tuyển ĐH bằng điểm thi THPT Quốc gia 2016. Các trường có quyền tuyển sinh theo phương thức bổ sung các tổ hợp mới. Các tổ hợp truyền thống (A, A1, B, C, D) không được dưới 50% chỉ tiêu. Vì vậy, nguồn tuyển sẽ dôi dư ra nhiều. Vì sao điểm Ngoại ngữ miền núi cao hơn thành phố? Năm nay, thống kê về mức điểm trung bình môn ngoại ngữ của thí sinh các tỉnh miền núi cao hơn ở các thành phố lớn khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng, băn khoăn. Về điều này, PGS.TS Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) lý giải: Trong quy chế thi năm nay, về tổng thể môn Ngoại ngữ là môn bắt buộc. Tuy nhiên, ở những địa phương nào điều kiện dạy học ngoại ngữ không đảm bảo, thì không bắt buộc thí sinh phải thi môn Ngoại ngữ mà có thể chọn môn khác thay thế.  Vì vậy, ở những vùng khó, phần lớn các thí sinh chọn thi môn khác thay thế. Còn những em đã chọn môn Ngoại ngữ để thi thì hầu hết những em đó học được ngoại ngữ và dự thi với mục đích xét tuyển ĐH, CĐ. Ví dụ ở Lào Cai có 524 em dự thi môn Ngoại ngữ thì có đến 502 em là có mục đích để xét tuyển vào ĐH, CĐ. Vì vậy, rõ ràng 502 em này thì trình độ ngoại ngữ cũng tương đối. Như vậy, số thí sinh dự thi là “tinh hoa” của các địa phương nên dẫn tới chuyện điểm bình quân sẽ cao./.

Đọc nhiều nhất

Tin mới