Cổ phiếu bị hạn chế giao dịch, PVR nói gì?

CTCP Đầu tư PVR Hà Nội (UPCoM: PVR) vừa có công văn gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) để giải trình về tình trạng cổ phiếu bị duy trì hạn chế giao dịch.  

Thứ nhất, đối với việc tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh, PVR cho biết vì công ty không có kinh phí để duy trì hoạt động. Công ty cần sắp xếp lại nhân sự và tìm kiếm giải pháp, phương hướng hoạt động kinh doanh mới để vượt qua giai đoạn khó khăn.

Thứ hai, đối với việc tổ chức kiểm toán từ chối cho ý kiến đối với Báo cáo tài chính 2023 của PVR. Đây cũng là một trong những lý do khiến cổ phiếu PVR vẫn trong diện hạn chế giao dịch.

Trong văn bản giải trình, PVR cho biết khoản chi phí đầu tư xây dựng cơ bản dở dang vào Dự án Khu du lịch quốc tế cao cấp Tản Viên lũy kế đến cuối năm 2022 và 2023 đều gần 25 tỷ đồng, với lãi vay lũy kế là 7,34 tỷ đồng. Công ty đang gặp rủi ro trong việc bị thu hồi dự án, dẫn đến AASC không thể đánh giá được giá trị đầu tư và khả năng xảy ra tổn thất.

Doanh nghiệp cho biết chưa thể thu thập BCTC của CTCP Đầu tư phát triển Bình An (đơn vị này chưa cung cấp), nên chưa có cơ sở để trích lập dự phòng cho khoản đầu tư này.

Khoản đầu tư vào CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (UPCoM: PVX) với số tiền hơn 21,3 tỷ đồng, AASC cho rằng PVR chưa thu thập được BCTC 2022 và 2023. Tương tự, khoản đầu tư vào CTCP Khách sạn Dầu Khí Lam Kinh (5 tỷ đồng) cũng chưa thu thập được BCTC 2023 để làm cơ sở xem xét, điều chỉnh trích lập dự phòng.

Về điểm này, PVR cho biết do lập báo cáo sớm nên chưa thể thu thập các BCTC, qua đó có cơ sở để trích lập dự phòng, đồng thời cam kết sẽ trích lập sau khi nhận BCTC của bên nhận đầu tư.

Về dự án CT10-11 Văn Phú đang thi công dở dang do chậm tiến độ, AASC chưa thu thập đủ hồ sơ 2022 và 2023 để đưa ra kết luận. Chi phí khoảng 693 tỷ đồng.

PVR cho biết chưa thể đánh giá hiệu quả đầu tư vì các thông số thị trường chưa đầy đủ, nên chưa có căn cứ trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Về công nợ phải thu - phải trả, thời điểm cuối năm 2022 và 2023 đều chưa được đối chiếu, xác nhận đầy đủ, nên AASC chưa đánh giá được có cần điều chỉnh số liệu hay không.

PVR cho biết đã gửi công văn, thư xác nhận cho khách hàng, nhà cung cấp, nhà đầu tư, nhưng chưa nhận được phản hồi đầy đủ. Công ty cam kết sẽ sớm bổ sung cho kiểm toán viên và khẳng định các khoản tiền chưa đối chiếu này là đúng.

Co phieu bi han che giao dich, PVR noi gi?
Ảnh minh họa 

PVR chưa kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với khoản tiền cọc từ khách hàng cho Dự án Văn Phú.

PVR lý giải các khoản này là tiền nhận góp vốn theo dự án, được chuyển thành khoản trả trước của người mua khi khách hàng ký kết hợp đồng. Tuy nhiên, do bị chậm tiến độ, khách hàng đang kiến nghị thu hồi, nên PVR chưa thực hiện xác định nghĩa vụ thuế phải nộp và khẳng định điều này phù hợp với quy định pháp luật và quy định hợp đồng.

AASC cho rằng PVR chưa xem xét trích lập dự phòng với các khoản đầu tư tại Bình An (2021-2022, số tiền 205 tỷ đồng) và không đánh giá được tính đúng đắn của hợp đồng chuyển nhượng cổ phần của Công ty Bình An vào ngày 30/06/2011 giữa CTCP Khách sạn và Dịch vụ OCH (OCH) với PVR, cũng như việc các cổ đông liên quan đã góp đủ vốn hay chưa.

PVR cho biết ý kiến này liên quan đến Dự án Khu du lịch Quốc tế cao cấp Tản Viên. Trong đó, vào ngày 20/07/2019, PVR nhận được văn bản từ Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội về việc chấm dứt hoạt động của Dự án và thu hồi GIấy chứng nhận đầu tư, nên hiện đã dừng mọi hoạt động liên quan dự án.

Tiếp đến là khoản đầu tư chứng khoán và vào đơn vị khác với các mã EFI, PXL, PV2, giá trị hợp lý tại tháng 4/2023 là 5,2 tỷ đồng và cấn trừ vào công nợ phải trả cổ tức của OceanBank. AASC cho biết 2 bên vẫn chưa làm rõ nghĩa vụ công nợ, nên chưa thể đánh giá khoản này chính xác. PVR cho biết tài khoản đầu tư vào các mã này đã bị phong tỏa từ 10/04/2023 theo việc thi hành án của Chi cục thi hành án dân sự quận Thanh Xuân, Hà Nội. Doanh nghiệp tạm tính giá trị hợp lý theo giá đóng cửa các mã tại ngày 10/04/2023, cấn trừ vào công nợ ngân hàng.

PVR tiền thân là Công ty CP Dầu khí Tản Viên, một thành viên của PVC thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). Doanh nghiệp này được thành lập từ tháng 11/2006 để đảm nhiệm lĩnh vực đầu tư và kinh doanh bất động sản, dịch vụ thể thao, vui chơi giải trí, du lịch, nghỉ dưỡng cao cấp.

PVR còn được biết đến là chủ đầu tư dự án chung cư Hanoi Time Tower. Dự án có tổng vốn đầu tư gần 1.500 tỷ đồng, được xây dựng trên diện tích hơn 7.000 m2, gồm 41 tầng, địa điểm tại Lô CT10 - CT11 KĐT Văn Phú, Hà Đông, Hà Nội. Dự án này được triển khai xây dựng từ năm 2010 và dự kiến bàn giao trong năm 2014. Tuy nhiên, đến nay, dự án vẫn tạm dừng thi công.

Về tình hình kinh doanh, trong 9 tháng đầu năm 2024, PVR tiếp tục trắng doanh thu, trong khi các chi phí vẫn phải duy trì nên Doanh nghiệp lỗ ròng gần 1,4 tỷ đồng, cùng kỳ lãi hơn 1 tỷ đồng.

Tính đến cuối tháng 9, PVR lỗ lũy kế hơn 88 tỷ đồng. Tổng tài sản PVR hơn 976 tỷ đồng, không biến động nhiều so với đầu năm. Trong đó, gần 693 tỷ đồng là hàng tồn kho tại dự án Hanoi Time Tower.

Nợ phải trả còn 517 tỷ đồng, phần lớn là nợ ngắn hạn với gần 503 tỷ đồng; trong đó, khoản khách hàng trả tiền trước còn gần 257 tỷ đồng, toàn bộ từ dự án Ha Noi Time Tower. PVR cũng còn hơn 14 tỷ đồng vay nợ tài chính.

Trước tình hình đó ngày 18/12, HĐQT Công ty CP Đầu tư PVR Hà Nội đã thông báo về quyết định tạm ngừng hoạt động kinh doanh trong năm 2025.

Đây là lần thứ hai liên tiếp, PVR dừng hoạt động kinh doanh. Trước đó, giữa tháng 11/2023, PVR xin tạm ngừng hoạt động kinh doanh đến giữa tháng 11/2024. Lý do cũng là để sắp xếp lại nhân sự và tìm hướng kinh doanh mới.

Sa thải nhân sự, ngưng hoạt động, DN BĐS lâm vào thế khó

Doanh nghiệp bất động sản đang rơi vào đỉnh điểm của sự khó khăn buộc phải cắt giảm nhân sự, cải tổ cơ cấu và tệ hơn là phải ngưng hoạt động.

Mới đây, Công ty Cổ phần phát triển và kinh doanh nhà (HDTC) thông báo cho toàn bộ nhân viên nghỉ việc không lương từ 26/11 với lý do cạn dòng tiền.

Chia sẻ về động thái này, ông Đinh Chí Minh, Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc HDTC, cho biết hiện nguồn tài chính của công ty vô cùng khó khăn, không có nguồn thu để chi trả lương cho lãnh đạo, nhân viên. Vì vậy, để phù hợp với tình hình hoạt động trong thời gian hiện nay, hội đồng quản trị đã thống nhất sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, chỉ giữ lại những nhân sự chủ chốt nhằm củng cố công ty giai đoạn trước mắt.

"Vì vậy, công ty thông báo toàn thể cán bộ, nhân viên đang làm việc tại HDTC, chi nhánh công ty tạm thời nghỉ không hưởng lương để chờ việc", ông nói.

Công ty cổ phần Phát triển và Kinh doanh Nhà (HDTC) là doanh nghiệp nhà nước, có tiền thân là "Ban Quản lý công trình nhà ở" trực thuộc Sở Nhà Đất và Công trình công cộng. Doanh nghiệp hình thành từ năm 1984. Năm 2015, UBND TP.HCM phê duyệt phương án cổ phần hoá và chuyển thành Công ty Cổ phần Phát triển và Kinh doanh nhà do ông Đinh Trường Chinh làm Chủ tịch HĐQT. Nhà nước giữ lại 30% cổ phần do Resco nắm giữ.

HDTC đã thực hiện nhiều dự án lớn tại TP.HCM như Khu dân cư Bình Trưng 10ha (quận 2), khu dân cư Bình Trị Đông 28ha (huyện Bình Chánh), khu đô thị mới An Phú - An Khánh 131ha (quận 2), khu dân cư An Sương 65ha (quận 12)...

Hiện tại, HDTC đang thực hiện các dự án như Laimian Quy Nhơn 112,95ha; Dự án Lăng Cô Spa & Resort 10ha; Dự án khu công nghiệp Bá Thiện 247,4ha, Dự án Laimian City ở 2 thành phố Thủ Đức, TP.HCM, Quy Nhơn; Dự án An Sương i-park quận 12…

Sa thai nhan su, ngung hoat dong, DN BDS lam vao the kho
 Doanh nghiệp Bất động sản bất lực trước sự khó khăn của thị trường.

Khó khăn không chỉ đến HDTC mà theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, 10 tháng năm nay, cả nước có 1.067 doanh nghiệp bất động sản giải thể, tăng 9,5% so với cùng kỳ.

Báo cáo tài chính quý 3 của nhiều doanh nghiệp bất động sản cho thấy, việc cắt giảm nhân sự tiếp tục được thực hiện “mạnh tay”, qua 9 tháng, hàng trăm nhân viên mất việc. Thậm chí, không ít doanh nghiệp phải ngừng hoạt động, giải thể.

Theo đó, CTCP Tập đoàn Đất Xanh (DXG) cũng mạnh tay cắt giảm quy mô nhân sự. Tính tới ngày 30/9, số lượng nhân viên của DXG là hơn 2.480 người, giảm gần 1.300 nhân sự so với thời điểm đầu năm.

Công ty này đang tái cơ cấu đối với 8 công ty con, gồm: CTCP Đầu tư Bất động sản Miền Đông, CTCP Đầu tư Kinh doanh Bất động sản Đông Nam Bộ, Công ty TNHH Đất Xanh Finance, CTCP Đầu tư Kinh doanh Bất động sản Bình Phước, CTCP Đầu tư Diamond Tower, CTCP Đầu tư Ruby Tower, CTCP Đầu tư Shapphire và CTCP Đầu tư Emerald Tower.

Cũng trong “họ” Đất Xanh, CTCP Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh (DXS) chứng kiến cảnh nhân sự ngày càng "teo tóp". Đến ngày 30/9/2023, công ty có 2.249 nhân viên, giảm 1.091 người so với thời điểm đầu năm.

Nhiều doanh nghiệp bất động sản khác trên sàn cũng ghi nhận biến động nhân sự. Đến cuối tháng 9, CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR) có 254 nhân sự, giảm hơn 100 người so với thời điểm kết thúc năm 2022. CTCP Đầu tư và kinh doanh nhà Khang Điền (KDH) giảm 36 nhân sự qua 9 tháng. Tính tới 30/9, KDH có 306 nhân viên.

Khó khăn hơn cả là CTCP Đầu tư PVR Hà Nội (PVR) tạm ngừng hoạt động kinh doanh từ 15/11 đến ngày 14/11/2024. PVR đã nhận được giấy xác nhận từ Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội cấp về việc doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh 1 năm. Lý do để doanh nghiệp sắp xếp lại nhân sự và tìm hướng kinh doanh mới.

Ngày 31/10, Hội đồng quản trị PVR đã ra quyết định về việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh, trong đó nêu ra việc bị phong tỏa tài khoản tại các ngân hàng theo quyết định của tòa án và năm 2023 doanh nghiệp không có kinh phí để duy trì hoạt động.

Dự kiến năm 2024, doanh nghiệp vẫn chưa có kinh phí hoạt động. Việc tạm ngừng là thời gian để công ty xem xét tìm kiếm giải pháp, phương hướng để công ty có tài chính hoạt động trở lại.

Tại báo cáo tài chính quý 3/2023, mục doanh thu để trắng nhưng vẫn phải trả chi phí tài chính, quản lý doanh nghiệp. Kết quả PVR lỗ 77 triệu đồng. Lỗ lũy kế tại 30/9 gần 79 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Hội đồng quản trị CTCP Licogi 166 (LCS) công bố nghị quyết tạm ngừng kinh doanh 1 năm, từ 15/3 đến ngày 14/3/2024 do hoạt động kinh doanh gặp khó khăn.

Hội đồng quản trị Licogi 166 cho biết, tạm ngừng để tìm ra phương hướng giải quyết khó khăn và củng cố lại cơ cấu tổ chức. Việc tạm ngừng kinh doanh đã nằm trong kế hoạch kinh doanh năm 2023 của Licogi 166.

Đồng thời, theo Nghị quyết đại hội cổ đông thường niên 2023, cổ đông đã thông qua việc tạm dừng hoạt động của công ty, cũng như thực hiện việc thanh lý các tài sản, thu hồi công nợ để trả nợ lương, nợ ngân hàng, nợ cá nhân và nợ các nhà cung cấp.

Cty PVR Hà Nội hết tiền, tuyên bố ngừng kinh doanh đang "ôm" dự án nào?

Trong số các dự án mà PVR Hà Nội đang ngừng thi công có thể kể đến là chung cư Hanoi Time Tower, tại Lô CT10 - CT11 KĐT Văn Phú (quận Hà Đông, TP Hà Nội).

Công ty cổ phần Đầu tư PVR Hà Nội (PVR) vừa công văn giải trình gửi Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội về việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh. Trong văn bản, PVR cho biết ngày 31/10/2023, HĐQT Công ty PVR ban hành quyết định tạm ngừng hoạt động kinh doanh từ ngày 15/11/2023 đến ngày 14/11/2024.
Nói về lý do tạm ngừng, PVR cho biết do công ty bị phong tỏa tài khoản tại các ngân hàng theo quyết định của tòa án và năm 2023 công ty không có kinh phí để duy trì hoạt động, dự kiến năm 2024 vẫn không có kinh phí để hoạt động.

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.