Hốt bạc mỗi ngày với nghề khai thác "lộc trời"

Hốt bạc mỗi ngày với nghề khai thác "lộc trời"

(Kiến Thức) - Được ví như lộc trời ban, nghề săn ruốc biển mang lại thu nhập khá cho hầu hết ngư dân các vùng ven biển mỗi độ tháng 3 đến. 

Mùa ruốc biển bắt đầu từ tháng ba và kéo dài đến tháng 5, tháng 6 hằng năm. Theo quan niệm của ngư dân, năm nào tháng 3 có ruốc là năm đó sẽ được mùa cá vì ruốc áp bờ đến đâu là cá nục, cá cơm, cá trích... theo ruốc kiếm ăn đến đó. Ảnh: Zing.
Mùa ruốc biển bắt đầu từ tháng ba và kéo dài đến tháng 5, tháng 6 hằng năm. Theo quan niệm của ngư dân, năm nào tháng 3 có ruốc là năm đó sẽ được mùa cá vì ruốc áp bờ đến đâu là cá nục, cá cơm, cá trích... theo ruốc kiếm ăn đến đó. Ảnh: Zing.
 Nghề săn ruốc biển khá vất vả nhưng luôn mang lại niểm vui lớn cho ngư dân vùng biển. Bởi có những ngày thu nhập mỗi thuyền có thể lên đến hàng triệu đồng nhờ đặc sản này. Những ngày mùa ruốc, khắp bãi biển luôn tấp nập người mua kẻ bán vì thông thường mỗi chuyến bắt ruốc chỉ khoảng 20-30 phút là đã được đưa vào bờ để đảm bảo ruốc vẫn còn tươi ngon và bán được giá. Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế.
Nghề săn ruốc biển khá vất vả nhưng luôn mang lại niểm vui lớn cho ngư dân vùng biển. Bởi có những ngày thu nhập mỗi thuyền có thể lên đến hàng triệu đồng nhờ đặc sản này. Những ngày mùa ruốc, khắp bãi biển luôn tấp nập người mua kẻ bán vì thông thường mỗi chuyến bắt ruốc chỉ khoảng 20-30 phút là đã được đưa vào bờ để đảm bảo ruốc vẫn còn tươi ngon và bán được giá. Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế.
Lưới bắt ruốc không giống như các loại lưới đánh bắt thủy sản khác bởi con ruốc rất bé. Dụng cụ đánh ruốc thường là lưới nhỏ mặt. Nếu mắt lưới thưa sẽ khiến ruốc bị lọt ra ngoài. Thông thường ngư dân dùng loại lưới cước có mắt lưới 1,2 - 1,5 mm đan xéo vào nhau để bắt ruốc. Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế.
Lưới bắt ruốc không giống như các loại lưới đánh bắt thủy sản khác bởi con ruốc rất bé. Dụng cụ đánh ruốc thường là lưới nhỏ mặt. Nếu mắt lưới thưa sẽ khiến ruốc bị lọt ra ngoài. Thông thường ngư dân dùng loại lưới cước có mắt lưới 1,2 - 1,5 mm đan xéo vào nhau để bắt ruốc. Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế.
Ngoài việc đánh bắt bằng thuyền, thúng, ngư dân còn có thể kéo trực tiếp gần bờ đối với những ngày con ruốc dày đặc. Ảnh: Báo Nghệ An.
Ngoài việc đánh bắt bằng thuyền, thúng, ngư dân còn có thể kéo trực tiếp gần bờ đối với những ngày con ruốc dày đặc. Ảnh: Báo Nghệ An.
Cảnh người dân mang ruốc vào bờ. Nếu thuận lợi, mỗi ngày một thuyền có thể xúc được trung bình từ 5-7 tạ ruốc tươi và với giá ruốc dao động trong khoảng 20-25 nghìn đồng/kg. Ảnh: SKĐS.
Cảnh người dân mang ruốc vào bờ. Nếu thuận lợi, mỗi ngày một thuyền có thể xúc được trung bình từ 5-7 tạ ruốc tươi và với giá ruốc dao động trong khoảng 20-25 nghìn đồng/kg. Ảnh: SKĐS.
Mùa ruốc thuận lợi hay không phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Hầu hết người dân đều cầu mong trời nắng to, nắng gắt để phơi được ruốc. Bởi nếu ruốc phơi một nắng thường sẽ đẹp mã, bớt hao cân và bán được giá hơn rất nhiều.
Mùa ruốc thuận lợi hay không phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Hầu hết người dân đều cầu mong trời nắng to, nắng gắt để phơi được ruốc. Bởi nếu ruốc phơi một nắng thường sẽ đẹp mã, bớt hao cân và bán được giá hơn rất nhiều.
Bên cạnh đó nếu may mắn xúc được mẻ ruốc sạch không rác, không có những con ốc lẫn lộn... sẽ bán được giá cao hơn gấp đôi các loại ruốc khác. Ảnh: Zing.
Bên cạnh đó nếu may mắn xúc được mẻ ruốc sạch không rác, không có những con ốc lẫn lộn... sẽ bán được giá cao hơn gấp đôi các loại ruốc khác. Ảnh: Zing.
Ruốc phơi khô xong còn phải qua công đoạn nhặt sạch rác mới bán được giá.
Ruốc phơi khô xong còn phải qua công đoạn nhặt sạch rác mới bán được giá.
Ruốc là loại hải sản mang lại nguồn lợi kinh tế cao cho người dân vùng ven biệt. Thông thường ruốc khô sẽ bán giá từ 70.000 - 120.000 đồng/kg... Ảnh: Zing.
Ruốc là loại hải sản mang lại nguồn lợi kinh tế cao cho người dân vùng ven biệt. Thông thường ruốc khô sẽ bán giá từ 70.000 - 120.000 đồng/kg... Ảnh: Zing.
Đối với loại ruốc nhỏ, nhiều rác hoặc khai thác nhằm ngày không có nắng, gặp mưa... loại ruốc này sẽ được chế biến thành ruốc quết hay nước mắm chắt... Ảnh: Báo Nghệ An.
Đối với loại ruốc nhỏ, nhiều rác hoặc khai thác nhằm ngày không có nắng, gặp mưa... loại ruốc này sẽ được chế biến thành ruốc quết hay nước mắm chắt... Ảnh: Báo Nghệ An.
Ruốc quết rất được ưa chuộng và thường bán với giá khá đắt từ 80.000 - 150.000 đồng/kg. Ảnh: Báo Nghệ An.
Ruốc quết rất được ưa chuộng và thường bán với giá khá đắt từ 80.000 - 150.000 đồng/kg. Ảnh: Báo Nghệ An.
Nước mắm làm từ ruốc cũng là một loại đặc sản hiếm có. Bởi cả chục cân ruốc mới có thể chiết xuất ra được một lít nước mắm chắt như thế này. Ảnh minh họa.
Nước mắm làm từ ruốc cũng là một loại đặc sản hiếm có. Bởi cả chục cân ruốc mới có thể chiết xuất ra được một lít nước mắm chắt như thế này. Ảnh minh họa.

GALLERY MỚI NHẤT