Hong Kong có bị đẩy đến 'bờ vực thẳm' sau biểu tình?

Báo chí Trung Quốc hôm qua cảnh báo người biểu tình Hong Kong “đang tự hủy hoại” và đăng tải một video cho thấy cảnh đoàn xe bọc thép của lực lượng cảnh sát vũ trang tập trung ở thành phố gần đó.

Hong Kong có bị đẩy đến 'bờ vực thẳm' sau biểu tình?
Hong Kong co bi day den 'bo vuc tham' sau bieu tinh?
Người biểu tình tại sân bay Hong Kong. Ảnh: Reuters. 
Phát biểu với báo chí, Trưởng đặc khu Carrie Lam hôm qua cảnh báo người biểu tình đang đẩy thành phố “đến bờ vực thẳm” khi tấn công các cơ quan nhằm “phá hủy pháp quyền”. “Hãy gác lại khác biệt và dành một phút để nhìn thành phố và ngôi nhà của chúng ta. Liệu chúng ta có thể đẩy nó đến bờ vực thẳm nơi mọi thứ sẽ tiêu vong?”, bà nói.
 Trước đó, chính phủ Trung Quốc nói rằng đợt biểu tình chống chính phủ ở thành phố này cho thấy “những mầm mống khủng bố”, và hành vi bạo lực phải bị trừng phạt nghiêm khắc một cách “không khoan nhượng”.
 Cuộc biểu tình ngồi ở sân bay diễn ra một cách hòa bình trong 2 ngày qua, đối nghịch với tình hình tối 11/8 khi một số người ném đồ vật vào đồn cảnh sát và hàng chục người biểu tình bị bắt. Giới chức Trung Quốc lên án “những hành vi điên rồ” của người biểu tình, như ném bom xăng, cho rằng điều này đánh dấu sự xuất hiện của chủ nghĩa khủng bố ở thành phố.
 Báo chí đại lục đã gửi đi tín hiệu cảnh báo rõ ràng. Chiều 12/8, Thời báo Hoàn cầu đăng trên Twitter một video cho thấy cảnh sát vũ trang Trung Quốc tập trung ở Thâm Quyến, thành phố giáp ranh Hong Kong.
 Tờ Nhân dân Nhật báo phiên bản tiếng Anh nói trên tài khoản mạng xã hội của họ rằng lực lượng cảnh sát vũ trang nước này đã chuẩn bị để xử lý “bạo loạn, bạo lực, tội phạm và các vấn đề an ninh xã hội liên quan đến khủng bố”.
 Thời báo Hoàn cầu phiên bản tiếng Trung nói trên tài khoản mạng xã hội rằng “nếu những kẻ nổi loạn Hong Kong không thể hiểu tín hiệu từ sự tập hợp của lực lượng cảnh sát vũ trang ở Thâm Quyến thì họ đang muốn tự hủy hoại mình”.
 Những tín hiệu này ngụ ý Bắc Kinh “có thể cử quân đội hoặc biện pháp can thiệp trực tiếp nào đó, nhưng họ không muốn như vậy”, CNBC dẫn lời ông Ben Bland, Giám đốc Viện nghiên cứu Lowy ở Sydney, Úc. “Bắc Kinh hy vọng những tín hiệu đó có thể khiến người biểu tình sợ mà xuống nước”, nhưng “nếu quyết định dùng quân đội, họ sẽ không quảng cáo như vậy”, ông Bland nói.
 Quốc tế cảnh báo: Cựu thị trưởng Hong Kong Chris Patten hôm qua cảnh báo sẽ xảy ra “thảm họa” nếu Trung Quốc can thiệp vào thành phố. Ông kêu gọi Thủ tướng Anh Boris Johnson tập hợp ủng hộ từ các đồng minh để bảo đảm Bắc Kinh không can thiệp.
 Thủ tướng Canada Justin Trudeau hôm 12/8 bày tỏ lo ngại về tình hình Hong Kong, nơi có khoảng 300.000 người Canada đang sinh sống. Ông Trudeau thúc giục giới chức Trung Quốc xử lý biểu tình một cách thận trọng.
 “Chúng tôi cực kỳ quan ngại về tình hình Hong Kong. Chúng tôi thấy cần xuống thang căng thẳng, giới chức địa phương cần lắng nghe những quan ngại nghiêm trọng mà công dân Trung Quốc nêu ra”, Reuters dẫn lời ông Trudeau. Thủ tướng Canada nói rằng Ottawa quan tâm đến việc bảo vệ lợi ích cho các công dân nước này đang sinh sống và làm việc ở Hong Kong. Quan hệ Canada - Trung Quốc vẫn chưa vượt qua những căng thẳng thương mại và ngoại giao sau vụ giới chức Canada bắt giữ phó giám đốc tài chính Huawei theo yêu cầu của Mỹ.
 Lãnh đạo phe Cộng hòa tại Thượng viện Mỹ Mitch McConnell cảnh báo Trung Quốc rằng bất kỳ hành động đàn áp bạo lực người biểu tình nào cũng là “không thể chấp nhận được”. Các quan chức của chính quyền Trump kêu gọi các bên kiềm chế.
 Tổng thống Mỹ Donald Trump bị dư luận trong nước chỉ trích khi gọi người biểu tình Hong Kong là “những kẻ nổi loạn” và rằng xử lý vấn đề Hong Kong là công việc nội bộ của Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh vẫn cáo buộc Washington khuyến khích biểu tình.
 Trong khi đó, người biểu tình Hong Kong chiều qua tiếp tục quay lại sân bay quốc tế của thành phố và ngồi kín sảnh nhà ga đi nhằm làm tê liệt một trong những cảng hàng không đông đúc nhất thế giới. Hôm qua, hơn 300 chuyến bay bị hủy do hậu quả từ cuộc biểu tình ngày hôm trước.
 Tình trạng tê liệt khiến nhiều hành khách mất kiên nhẫn. Một phụ nữ cố đi qua đám đông người biểu tình để vào cửa nhà ga đã kêu lên: “Tôi muốn về nhà”. Người phụ nữ không thể vượt qua đám đông cho đến khi nhân viên sân bay hỗ trợ. Một gia đình 3 người từ Thái Lan bật khóc vì lại lỡ chuyến. Chuyến bay của họ đáng ra cất cánh hôm 12/8 nhưng bị hủy do biểu tình.
 “Các bạn có thể đấu tranh với chính phủ của mình, nhưng không phải với tôi, hiểu không? Tôi chỉ muốn về nhà. Chúng tôi trả tiền cho đất nước các bạn nhưng các bạn làm như thế này với chúng tôi... Chúng tôi sẽ không bao giờ quay lại nữa”, người phụ nữ Thái Lan đang dỗ con trai nói với SCMP.

Cực độc loạt ảnh quý hiếm về Hong Kong xưa và nay

(Kiến Thức) - Những hình ảnh quý hiếm Hong Kong xưa - nay đã đem đến cho độc giả góc nhìn chân thực về quá trình "thay da đổi thịt" của nơi đây.

Cực độc loạt ảnh quý hiếm về Hong Kong xưa và nay
Cuc doc loat anh quy hiem ve Hong Kong xua va nay
Các nhiếp ảnh gia đã chụp nhiều hình ảnh quý hiếm Hong Kong những năm 1900 thay đổi rất nhiều so với hiện tại. Trong ảnh là phố Pottinger - một trong những khu phố cổ nhất ở Hong Kong. 

“Ác quỷ” nước Bỉ chuyên tấn công các bé gái

Trong hai năm 1996-1997, Marc Dutroux đã bắt cóc, cưỡng bức, sát hại nhiều trẻ em gái, trở thành “ác quỷ” trong nỗi ám ảnh của người dân nước Bỉ.

“Ác quỷ” nước Bỉ chuyên tấn công các bé gái
Căn hầm bí mật

Toàn cảnh cuộc biểu tình tại sân bay quốc tế Hong Kong

(Kiến Thức) - Hàng nghìn người biểu tình đã tập trung tại sân bay quốc tế Hong Kong để tiếp tục phản đối dự luật dẫn độ sang Trung Quốc hôm 26/7, bất chấp việc dự luật này đã bị khai tử.

Toàn cảnh cuộc biểu tình tại sân bay quốc tế Hong Kong
Toan canh cuoc bieu tinh tai san bay quoc te Hong Kong
Theo hãng thông tấn Reuters, ngày 26/7, hàng nghìn người biểu tình đã tập trung tại sân bay quốc tế Hong Kong để tiếp tục phản đối dự luật dẫn độ sang Trung Quốc, vài tuần sau khi Đặc khu trưởng Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga tuyên bố rằng dự luật này "đã chết". (Nguồn ảnh: Reuters) 

Toan canh cuoc bieu tinh tai san bay quoc te Hong Kong-Hinh-2
Các nhà tổ chức ước tính, khoảng 15.000 người đã tham gia vào cuộc biểu tình ở sân bay Hong Kong kéo dài hơn 11 giờ hôm 26/7. Tuy nhiên, cảnh sát ước tính con số này chỉ ở mức 4.000 người. 

Toan canh cuoc bieu tinh tai san bay quoc te Hong Kong-Hinh-3
 Nhiều người biểu tình mặc áo đen tại khu vực sảnh đón khách của sân bay, giơ cao các khẩu hiệu phản đối và yêu cầu chính quyền rút hoàn toàn dự luật dẫn độ. Họ cũng muốn giải thích về những gì đang diễn ra tại Hong Kong.

Toan canh cuoc bieu tinh tai san bay quoc te Hong Kong-Hinh-4
"Thế giới đã dõi theo chúng tôi suốt những tuần qua. Chúng tôi nghĩ rằng sân bay là địa điểm lý tưởng để chúng tôi giải thích trực tiếp với các du khách về những gì đang diễn ra ở Hong Kong", Jeremy Tam, một cựu phi công, chia sẻ. 

Toan canh cuoc bieu tinh tai san bay quoc te Hong Kong-Hinh-5
 Một số người biểu tình kêu gọi dân chủ và hô vang "Hong Kong tự do" khi tập trung tại sân bay quốc tế Hong Kong.
Toan canh cuoc bieu tinh tai san bay quoc te Hong Kong-Hinh-6
 Nhiều người còn phát tờ rơi cho các hành khách tại sân bay để giải thích về những gì đang diễn ra tại đặc khu.

Toan canh cuoc bieu tinh tai san bay quoc te Hong Kong-Hinh-7
 Cuộc biểu tình đã diễn ra ôn hòa và không có báo cáo về các trường hợp trì hoãn chuyến bay tại sân bay quốc tế Hong Kong.

Toan canh cuoc bieu tinh tai san bay quoc te Hong Kong-Hinh-8
 Người phát ngôn của sân bay Hong Kong cho hay, mọi hoạt động tại phi trường này vẫn diễn ra bình thường và không bị ảnh hưởng vì biểu tình.

Toan canh cuoc bieu tinh tai san bay quoc te Hong Kong-Hinh-9
 Những người biểu tình phát tờ rơi cho hành khách tại sân bay để giải thích về những gì diễn ra tại đặc khu Hong Kong.

Toan canh cuoc bieu tinh tai san bay quoc te Hong Kong-Hinh-10
 Hình ảnh biểu tình tại sân bay quốc tế Hong Kong ngày 26/7.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.