Hôn nhân bí ẩn của nhà tự nhiên học Charles Darwin

Ít ai ngờ rằng, trong đời tư, "cha đẻ" của thuyết tiến hóa và di truyền học Charles Darwin đã quyết định lấy cô em họ của mình, hai người có với nhau 10 mặt con, và vài người đã bị mắc những căn bệnh xuất phát từ hôn nhân cận huyết.

Hôn nhân bí ẩn của nhà tự nhiên học Charles Darwin
Charles Darwin là "cha đẻ" của khoa học tiến hóa và là một nhà sinh vật học với các công trình nghiên cứu đồ sộ mà từ chúng đã đặt ra một cột mốc nhằm mở rộng nguồn gốc tất cả các dạng sự sống thành hình trên Trái đất.
Thuyết chọn lọc tự nhiên của Darwin đã biến thế giới khoa học của thế kỷ 19 thành một "hiện tượng" và đồng thời là một đề tài gây tranh cãi sôi nổi với nhiều công trình nghiên cứu kể từ thời điểm đó. Nhưng ít ai ngờ rằng, trong đời tư, "cha đẻ" của thuyết tiến hóa và di truyền học đã quyết định lấy cô em họ của mình, hai người có với nhau 10 mặt con, và vài người đã bị mắc những căn bệnh xuất phát từ hôn nhân cận huyết.
Hôn nhân cận huyết
Emma Wedgwood, là con gái của người cậu ruột Darwin. Họ đã phải lòng nhau và nên duyên chồng vợ vào ngày 29 tháng Giêng năm 1839. Đặt trong bối cảnh lịch sử và xã hội ngày nay, thì chuyện hôn nhân với anh em bà con trong dòng họ bị xem là điều cấm kỵ, thế nhưng nó lại là chuyện hết sức bình thường, đặc biệt là trong số thành phần có gốc gác hoàng gia và quý tộc.
Charles Darwin vào năm 1854.
Charles Darwin vào năm 1854. 
Từ các thành viên của những triều đại Ai Cập cho đến dòng họ Hapsburgs của đế quốc Áo-Hung, chuyện hôn nhân ngay trong một gia đình dòng họ đã trở thành phương tiện để duy trì quyền lực và của cải. Dưới thời đại Victoria (Anh), các gia đình có mối quan hệ thân cận thường xem chuyện hôn nhân như một giao dịch kinh doanh hơn là tìm kiếm tình yêu.
Tuy vậy, hậu quả là tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh cao rõ rệt, cơ thể được sinh ra có nhiều khiếm khuyết và mắc các chứng bệnh tâm thần, tất cả đều hình thành ở những trẻ em đến từ các mối quan hệ hôn nhân cận huyết.
Charles Darwin cưới cô em họ làm vợ, bà Emma Wedgwood.
Charles Darwin cưới cô em họ làm vợ, bà Emma Wedgwood. 
Đối với gia đình Darwin-Wedgwood, mối quan hệ của họ là vào thế kỷ 18. Erasmus Darwin, là bác sĩ, nhà thơ, nhà phát minh và nhà chống buôn bán nô lệ rất nổi tiếng, còn bà Josiah Wedgwood lại là nhà sáng lập ra công ty gốm Josiah Wedgwood and Sons, cả 2 người đã nhìn thấy cơ hội để sát lại gần nhau nhằm mở rộng tiền tài và sức ảnh hưởng của họ. Kể từ khi đó, đã có vài thành viên trong 2 gia đình của ông bà lấy nhau, từ đây làm phát sinh tình trạng hôn nhân cận huyết.
Mặc dù biết rõ những hậu quả về sức khỏe, nhưng Darwin vẫn quyết định làm theo cách của mình. Bà xã Emma Wedgwoods, cháu của Josiah Wedgewood, lúc đầu không biết rằng Charles Darwin rất quan tâm tới chuyện cưới bà. Nhưng sau đó, họ vẫn cưới nhau.
Vào thời điểm đó, Darwin đang đắm mình vào các công trình nghiên cứu, và người ta lo ngại rằng hôn nhân sẽ cản trở con đường để chinh phục những thành tựu vĩ đại của ông.
Bệnh tật hoành hành
Charles Darwin làm việc hàng giờ, hiếm khi nghỉ ngơi. Sức khỏe của ông khó có thể đáp ứng được tâm trí luôn nung nấu vì khoa học. Nhà khoa học Charles Darwin bắt đầu bộc phát nhiều thứ bệnh như đau đầu, run rẩy, buồn nôn, đau dạ dày và nhịp tim đập nhanh... nhưng các bác sĩ chưa khi nào thống nhất chẩn đoán chính xác. Ngay cả ngày hôm nay, vấn đề sức khỏe của Darwin vẫn đang là chủ đề cho nhiều cuộc thảo luận.
Với Darwin, hôn nhân là chuyện chán ngắt, như cách ông viết trong phần chống hôn nhân với các lời lẽ đại loại như "mất thời gian khủng khiếp". Dù có những lời không hài lòng lắm thì thực tế là vợ chồng ông đã bền bỉ gắn bó với nhau, tạo thành đôi bạn già ở tuổi xế chiều.
Họ yêu thương nhau trọn kiếp và sống bên nhau đến ngày Darwin tạ thế, 43 năm sau lễ cưới của họ. Năm 1839, con trai đầu của họ, William Erasmus chào đời. Trong thời kỳ giữa năm 1841 đến năm 1856, họ lần lượt sinh thêm 9 người con khác.
Sau một thời gian định cư ở London, hai vợ chồng Charles và Emma bèn quyết định dọn tới sống ở vùng nông thôn Downe thuộc quận Bromley (London), hai vợ chồng ông bà nhận định rằng đó là nơi lý tưởng để nuôi dạy con cái thành người. Nhưng không phải đứa con nào của họ cũng sống đến tuổi trưởng thành.
Con gái Anne (sinh năm 1841) đã mắc bệnh lao và qua đời khi mới 10 tuổi; người em gái Mary (sinh năm 1842) lại qua đời chỉ vài tuần sau khi lọt lòng mẹ; người con thứ 3 là Charles Waring Darwin thì chết khi mới được 2 tuổi. Mặc dù đây không phải là số liệu bất thường đối với tỷ lệ tử vong cao ở trẻ em thì Darwin - một nhà sinh vật học có giáo dục - đã nhận thức được những hậu quả tiềm tàng của hôn nhân cận huyết từ các nghiên cứu và thử nghiệm của cá nhân ông.
Ông không ngừng theo dõi các vấn đề sức khỏe của các con khi chúng lớn lên và cẩn thận viết vào một cuốn sổ tay mà sau này nó dùng làm lời chứng thực cũng như nền tảng cho nghiên cứu tương lai.
Trong một lá thư gửi cho một trong những người bạn thân cậy của mình, Darwin viết rằng: "đám trẻ trông có vẻ yếu ớt, trông thiếu sinh khí". 3 trong số các con của Darwin bị vô sinh có lẽ là do hậu quả của hôn nhân cận huyết. Darwin lưu ý rằng tất cả các con đều nhạy cảm và dễ mắc bệnh dù rằng không hề cho thấy có bất kỳ dấu hiệu nào về khuyết tật thể chất hay suy giảm trí tuệ vĩnh viễn.
Nhưng cũng có 3 trong số 10 người con của Darwin là George, Francis và Horace đã trở thành những người được kính trọng trong những lĩnh vực mà họ theo đuổi và thậm chí còn được phong tước Hiệp sĩ. Ông Tim M. Berra, tác giả của cuốn sách Darwin và các con: Di sản khác, đã dựa vào những lưu ý của Darwin để nghiên cứu sâu hơn về con cái của ông và tình trạng sức khỏe của họ nhằm cố gắng hé lộ ánh sáng về gia đình của nhà bác học.
Ông Berra kết luận rằng, qua nghiên cứu 25 gia đình nòng cốt trong suốt 4 thế hệ của nhà Darwin và Wedgwoods, là bộ gene tự phát của những đứa con nhà Darwin là giống nhau hơn 6%.
Vì thế, Charles Darwin, người đặt nền móng cho di truyền học, đã trở thành nạn nhân của lĩnh vực nghiên cứu của ông. Tuy nhiên, các nghiên cứu mà Darwin tiến hành trong cùng lúc quan sát sức khỏe con cái đã giúp ông phát triển ra những giả thuyết tiến bộ hơn về hiểm họa của hôn nhân cận huyết.
Trong một lá thư viết cho nghị sỹ John Lubbock vào năm 1870 về những lo ngại của mình, Darwin tuyên bố rằng "những cuộc hôn nhân chung dòng máu sẽ dẫn đến bệnh điếc, câm và mù lòa". Charles Darwin đã đề xuất ra những câu hỏi để đưa vào thống kê dân số Anh liên quan đến những căn bệnh, và ông cũng có thể dễ dàng thu thập thêm nhiều thông tin về dân số dựa trên tần suất của hôn nhân cận huyết trong nước cũng như tác động của chúng đối với trẻ em.
Thật không may, các đề xuất của Darwin đã bị bác bỏ, nhưng hôm nay chúng ta có thể chắc chắn rằng sáng kiến tiến bộ buổi đầu của Darwin đã phát huy tầm ảnh hưởng trong việc phòng ngừa nhiều chứng đột biến di truyền.

Top 8 nhà khoa học nữ làm thay đổi cả nhân loại

(Kiến Thức) - Mặc dù là phái yếu nhưng những nhà khoa học nữ dưới đây có đóng góp lớn trong nhiều lĩnh vực, ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình lịch sử.

Top 8 nhà khoa học nữ làm thay đổi cả nhân loại
Marie Curie là nhà khoa học nữ đầu tiên giành giải Nobel. Bà cũng là người phụ nữ đầu tiên có 2 giải Nobel ở 2 lĩnh vực khác nhau bao gồm: Nobel vật lý và Nobel hóa học. Marie Curie đã cùng với chồng Pierre Curie và nhà nghiên cứu Henri Becquerel được vinh danh vì những cống hiến cho nghiên cứu phóng xạ.
Marie Curie là nhà khoa học nữ đầu tiên giành giải Nobel. Bà cũng là người phụ nữ đầu tiên có 2 giải Nobel ở 2 lĩnh vực khác nhau bao gồm: Nobel vật lý và Nobel hóa học. Marie Curie đã cùng với chồng Pierre Curie và nhà nghiên cứu Henri Becquerel được vinh danh vì những cống hiến cho nghiên cứu phóng xạ.  

Tiết lộ bất ngờ về nhà khoa học thiên tài Nikola Tesla

(Kiến Thức) - Một số điều thú vị về nhà khoa học thiên tài Nikola Tesla khiến công chúng không khỏi bất ngờ, thậm chí là khó tin.

Tiết lộ bất ngờ về nhà khoa học thiên tài Nikola Tesla
Tiet lo bat ngo ve nha khoa hoc thien tai Nikola Tesla
 Nhà khoa học thiên tài Nikola Tesla chào đời vào ngày 9/7/1856 trong lúc ngoài trời đang có một cơn bão đầy sấm sét dữ dội. Sau khi sinh con trong hoàn cảnh đặc biệt đó, một nữ hộ sinh nói: "Đứa bé này sẽ đại diện cho bóng tối". Tuy nhiên, mẹ của Tesla nói rằng: "Không. Thằng bé sẽ là hiện thân của ánh sáng".

Chỉ 17 nhà khoa học nữ từng đoạt giải Nobel, vì sao?

Năm nay, lại một lần nữa không có thêm nhà khoa học nữ nào đoạt giải Nobel. Đây là một điều đáng suy ngẫm.

Chỉ 17 nhà khoa học nữ từng đoạt giải Nobel, vì sao?
Kể từ khi được lập vào năm 1901 đến nay, giải Nobel - một biểu tượng toàn cầu về trí thông minh, mới chỉ có 17 phụ nữ đoạt giải trong các lĩnh vực khoa học. Con số này chỉ chiếm 3% số lượng người thắng giải, vì sao thế?

Đọc nhiều nhất

Tin mới