Tại quần đảo Trobriand ở Nam Thái Bình Dương, phụ nữ có thể có bao nhiêu người tình tùy ý và quyền tự do đổi chồng, theo một bài báo năm 2014 của Daily Mail.
Quần đảo Trobriand thuộc Papua New Guinea. |
Quần đảo Trobriand là một phần của quốc gia Papua New Guinea. Phụ nữ ở quần đảo là những người nắm quyền kiểm soát và họ có sự tự do tuyệt đối trong tình yêu.
Theo nhiếp ảnh gia Eric Lafforgue, quan điểm thoải mái của người Trobriand về tình dục cũng gây ra hậu quả nhất định.
Phụ nữ ở quần đảo là những người nắm quyền kiểm soát và có sự tự do tuyệt đối trong tình yêu. |
“Người dân Trobiand có quan điểm thoải mái về tình dục trước và thậm chí sau khi kết hôn”, Lafforgue giải thích. “Các cô gái học về cách tránh thai rất sớm và trinh tiết không có giá trị gì cả”.
“Nếu một cô gái có thai, gia đình cô ấy sẽ nuôi em bé. Bởi vì theo phong tục địa phương, đàn ông chỉ giúp phụ nữ mang thai, còn bố của đứa bé được tin là linh hồn của người chết”.
Mặc dù ngày càng nhiều người dân ở đảo đi học, thái độ cởi mở về tình dục vẫn được giữ nguyên. "Giáo dục phương Tây đã thay đổi quan điểm của một số người nhưng không phải tất cả", Lafforgue nói.
“Mối quan hệ vợ chồng ở đảo không giống như ở châu Âu: ở Trobriand, đàn ông phải tặng quà cho vợ để trả ơn vì đã quan hệ tình dục với anh ta”.
Tuy nhiên, quan điểm thoải mái về tình dục của người dân Trobiand khiến họ dễ bị lây nhiễm HIV/AIDS - căn bệnh được người dân địa phương gọi là “bệnh không có thuốc chữa” và đã ảnh hưởng xấu đến một số cộng đồng.
Nhưng ngay cả căn bệnh này cũng không đủ để thuyết phục người dân bỏ cách sống truyền thống của họ, Lafforgue nói.
Tuy HIV/AIDS lây lan nhanh chóng ở một số cộng đồng trên đảo, quan hệ trước hôn nhân vẫn là một phần của “lối sống bình thường”, Lafforgue nói tiếp.
Tất cả các ngôi làng trên đảo đều có một túp lều đặc biệt gọi là bukumatula, dành riêng cho các cặp đôi thanh thiếu niên chưa lập gia đình. Tuy nhiên, bao cao su và các biện pháp tránh thai khác không được nhìn thấy ở nhiều nơi.
Các phong tục của người Trobriand không áp dụng với người ngoài, Lafforgue cho biết. “Người dân địa phương rất tự hào và coi trọng dòng dõi của họ”, anh nói.