Hơn 97.000 liều vaccine Pfizer đầu tiên đã về Việt Nam: Cần lưu ý gì?

Sáng  7/7, Việt Nam vừa tiếp nhận 97.000 liều vaccine Pfizer. Vắc-xin Pfizer sử dụng công nghệ mRNA, có hiệu quả trên 90%, được khuyên dùng cho những người từ 12 tuổi trở lên.

Hơn 97.000 liều vaccine Pfizer đầu tiên đã về Việt Nam: Cần lưu ý gì?
Đây là lô đầu tiên trong cam kết cung ứng 31 triệu liều vaccine của Pfizer/BioNtech cho Việt Nam trong năm 2021. Ông John Paul Pullicino -Tổng giám đốc Công ty TNHH Pfizer Việt Nam nêu rõ, số liều vaccine Pfizer về Việt Nam hôm nay đánh dấu bước tiến quan trọng trong tiến trình cung cấp 31 triệu liều vaccine Pfizer cho Việt Nam. Pfizer đã cùng Bộ Y tế làm việc để có thể cung ứng vaccine cho Việt Nam sớm nhất.

Vắc xin này có hiệu lực với các biến thể mới không?

SAGE đã rà soát lại tất cả số liệu hiện có về hiệu lực của vắc xin này trong các thử nghiệm để đánh giá hiệu lực của chúng đối với các biến thể mới. Các thử nghiệm này cho thấy vaccine này hiệu quả với các biến thể mới.

Hiện tại SAGE khuyến cáo sử dụng vắc xin Pfizer BioNTech theo Lộ trình Ưu tiên của WHO, thậm chí nếu biến thể mới của vi rút xuất hiện trong nước. Khi các quốc gia đánh giá nguy cơ và lợi ích, cần cân nhắc tình hình dịch tễ của địa phương.

Các phát hiện ban đầu cho thấy nhu cầu cấp thiết là phải có sự phối hợp chặt chẽ trong giám sát và đánh giá các biến thể cũng như tác động tiềm năng của chúng đối với hiệu quả vắc xin. Khi có thêm số liệu mới WHO sẽ cập nhật các khuyến cáo.

Hon 97.000 lieu vaccine Pfizer dau tien da ve Viet Nam: Can luu y gi?
 
Ai nên tiêm vắc xin này?
Vắc xin Pfizer an toàn và hiệu quả ở những người có nhiều bệnh lý nền liên quan tới việc tăng nguy cơ mắc bệnh nặng.
Các bệnh nền bao gồm tăng huyết áp, đái tháo đường, hen phế quản, bệnh phổi, gan, thận cũng như các bệnh truyền nhiễm mạn tính đã ổn định và được kiểm soát.
Những người bị suy giảm miễn dịch có thể tiêm chủng sau khi được cung cấp thông tin và tư vấn.
Có thể tiêm chủng vắc xin cho người từng mắc COVID-19. Tuy nhiên, do nguồn cung vắc xin hạn chế nên những người này có thể hoãn tiêm phòng khoảng 6 tháng kể từ thời gian bị nhiễm virus SARS-CoV-2.
Hiệu quả vắc xin được đánh giá là tương tự ở phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú như với người trưởng thành khác. WHO không khuyến cáo dừng cho con bú sữa mẹ vì lý do tiêm phòng COVID-19.
Ai không nên tiêm chủng vắc xin này?
- Những người dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin ngừa COVID-19 mRNA.
- Những người có phản ứng dị ứng nghiêm trọng (cần chăm sóc y tế) hoặc tức thì (phát ban, sưng tấy, thở khò khè) sau khi tiêm liều đầu tiên thì không nên tiêm liều thứ hai.

Khuyến cáo liều dùng

Hiệu lực bảo vệ bắt đầu 12 ngày sau liều đầu tiên nhưng để bảo vệ đầy đủ cần phải tiêm 2 liều theo khuyến cáo của WHO, khoảng cách giữa hai mũi tiêm là 21 - 28 ngày.
Cần nghiên cứu thêm để hiểu hơn về khả năng bảo vệ tiềm năng lâu dài sau một liều đơn. Hiện tại, khuyến cáo sử dụng cùng loại sản phẩm cho cả hai liều.
Tác dụng phụ nào có thể xảy ra?
Trên cánh tay, nơi được tiêm có thể đau, mẩn đỏ, sưng tấy. Người tiêm có khả năng mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, ớn lạnh, sốt, buồn nôn.
Các tác dụng phụ này xảy ra trong vòng 1 - 2 ngày kể từ khi tiêm vắc xin. Đó là dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể đang tạo ra kháng thể. Các biểu hiện đó sẽ biến mất trong vòng vài ngày.
Ngày 31/12/2020, vắc xin Pfizer được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt cho nhu cầu tiêm chủng khẩn cấp. Tới nay, loại vắc xin trên được hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ sử dụng. Hãng Pfizer dự kiến sản xuất 2,5 tỷ liều vắc xin trong năm 2021.
Vắc xin Pfizer dùng công nghệ mRNA được đánh giá có tính đột phá trong cuộc chiến chống COVID-19 và cả ung thư. Theo đó, vắc xin sử dụng mRNA xuất xứ từ phòng thí nghiệm để hướng dẫn các tế bào tạo ra các protein của virus corona, thúc đẩy hệ miễn dịch hoạt động.

Tuần này vắc-xin ngừa COVID-19 về Việt Nam: Ai được ưu tiên tiêm trước?

Tuần trước, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) có văn bản gửi Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam, đồng ý cho công ty này nhập khẩu vắc-xin “COVID-19 vaccine AstraZeneca” số lượng 204.000 liều. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, dự kiến vắc-xin về Việt Nam vào tuần tới, đã xác định những người sẽ được tiêm vắc-xin COVID-19 đầu tiên.

Tuần này vắc-xin ngừa COVID-19 về Việt Nam: Ai được ưu tiên tiêm trước?

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cho hay, đây là những liều vắc-xin AstraZeneca đầu tiên trong khoảng 110 triệu liều dự kiến sẽ được cung ứng cho Việt Nam trong năm 2021. Với sự hỗ trợ của các cơ quan, đặc biệt là sứ quán Việt Nam tại các quốc gia sản xuất vắc-xin COVID-19, Bộ Y tế đang nỗ lực tối đa để có đủ vắc-xin cho toàn dân trong thời gian sớm nhất.

“Theo Luật truyền nhiễm của Việt Nam và khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, chúng ta sẽ ưu tiên tiêm phòng trước cho nhân viên y tế có nguy cơ phơi nhiễm cao, lực lượng bộ đội, công an, những người lao động thiết yếu phục vụ ở khu cách ly, tuyến đầu chống dịch, người dân vùng có dịch và nhóm người cao tuổi, bệnh nền, dễ bị tổn thương, phải chăm sóc kéo dài ở các cơ sở y tế. Trong các cuộc họp về phân phối vắc-xin, mặc dù có không ít tranh luận, nhưng cuối cùng chúng tôi đều đi đến đồng thuận”, Thứ trưởng Thuấn cho biết.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Phải đảm bảo đủ vắc-xin cho người dân“

“Tinh thần là phải đảm bảo đủ vắc-xin cho người dân, tuy nhiên khi chưa có đủ thì phải tiêm theo thứ tự các đối tượng ưu tiên” - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo trong cuộc họp với Ban chi đạo Quốc gia và các bộ, ban, ngành, địa phương về dịch COVID-19.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Phải đảm bảo đủ vắc-xin cho người dân“
Sáng 24/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì họp Thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống COVID-19 để nghe về tình hình kiểm soát dịch bệnh, phương hướng xử lý thời gian tới.
Thu tuong Nguyen Xuan Phuc:
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo quyết liệt trong cuộc họp với Ban chi đạo Quốc gia và các bộ, ban, ngành, địa phương về dịch COVID-19. 
Phát biểu mở đầu cuộc họp, bày tỏ vui mừng trước sự kiểm soát dịch quyết liệt của các địa phương, Thủ tướng cho biết, cuộc họp sẽ chốt lại một số vấn đề trong đó có việc sớm giải quyết vấn đề lưu thông hàng hóa ở vùng có dịch. Vừa qua, chúng ta đã giải quyết một bước số nông sản ở Hải Dương, các địa phương, trong đó có Hà Nội đã có động thái tốt để tiêu thụ nông sản của Hải Dương. “Có vấn đề gì các đồng chí phản ánh, thậm chí có những địa phương khó khăn về tài chính ngân sách thì báo cáo cho Bộ Y tế, Bộ Tài chính và Thủ tướng Chính phủ” - Thủ tướng nói.

Gay cấn chuyện đưa vắc-xin về Việt Nam

Một giờ trước khi hãng dược AstraZeneca (Anh) khóa sổ, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường đã đặt bút ký hợp đồng bảo mật mua lô vắc-xin phòng COVID-19 về Việt Nam.

Gay cấn chuyện đưa vắc-xin về Việt Nam
Gay can chuyen dua vac-xin ve Viet Nam
Lô vắc-xin COVID-19 với 117.000 liều đã về đến Việt Nam và sau khoảng 1 tuần kiểm định chất lượng, sẽ được tiêm cho đối tượng ưu tiên trước. Ảnh: L.N 
Trải qua ít nhất 10 cuộc họp giữa Chính phủ, Bộ Y tế và các đơn vị liên quan, cuối cùng, hợp đồng mua lô vắc-xin phòng COVID-19 từ AstraZeneca được thông qua. “Chúng tôi ký hợp đồng mua bán với hãng dược này lúc 11 giờ đêm khi mà 12 giờ cùng ngày, đại diện AstraZeneca cho biết, họ sẽ khóa sổ”, Thứ trưởng Trương Quốc Cường kể lại chuyện thương thảo hợp đồng mua 30 triệu liều vắc-xin với phóng viên Tiền Phong. “Đó là một quyết định táo bạo. Tôi cảm thấy nhẹ nhõm khi hôm nay, lô vắc-xin đầu tiên đã được hãng giao về Việt Nam”, ông nói ngày 24/2.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.