Hơn 70% người thở sai cách

(VietnamDaily) - Bác sĩ Trần Văn Phúc, khoa Chẩn đoán hình ảnh (Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội) cho hay, hầu hết mọi người đều thở vô thức, ít ai nghĩ rằng phải rèn luyện để có phương pháp thở đúng. Bác sĩ quan sát thấy hơn 70% người thở sai.

Mới đây, bác sĩ Trần Văn Phúc vừa có bài chia sẻ về 5 dấu hiệu nhận biết bạn đang thở sai cách và thông tin phương pháp thở đúng cách.
Cụ thể, bác sĩ cho rằng, do tính chất công việc tĩnh, cuộc sống hiện đại ở văn phòng ít vận động, nên mọi người chủ yếu thở ngắn và nông, không khí chẳng mấy khi chạm đến đáy phổi. Thói quen thở như vậy chỉ cho phép oxy đi vào 1/3 phổi. Hệ quả, thông khí không đủ dẫn đến tích tụ khí CO2 trong cơ thể, thiếu oxy mãn tính, là nguyên nhân gây ra hàng loạt triệu chứng và các bệnh nghiêm trọng.
Hon 70% nguoi tho sai cach
Bác sĩ Trần Văn Phúc, khoa Chẩn đoán hình ảnh (Bệnh viện Xanh Pôn). Ảnh: Báo Tin tức. 

Tiến sĩ Nerina Ramlakhan, nhà tâm lí học tại bệnh viện Capio Nightingale ở Anh cho rằng một người gặp ít nhất 1 trong 5 dấu hiệu sau, có thể là biểu hiện của thở sai cách.

1. Thở dài thường xuyên: Do chỉ có 1/3 dung tích phổi tham gia hô hấp hít vào thở ra, lượng khí ứ đọng đặc biệt là khí CO2 ở trong 2/3 phổi còn lại, khi nồng độ CO2 đạt đến ngưỡng kích thích bắt buộc phải đẩy ra, đó là nguyên nhân làm cho thở dài.

2. Ngáp thường xuyên: Lí do ngáp thường xuyên là thở nông thiếu Oxy. Ở người trưởng thành, màng phế nang có kích thước bằng sân bóng tennis. Nếu thở đúng cách, nghĩa là hầu hết phế nang tham gia trao đổi khí, như vậy ở trạng thái thư giãn chỉ cần thở 5-8 lần là đủ. Nhưng vì thở nông 1/3 phổi, nên số lần thờ tăng, có thể đến 20 nhịp mỗi phút mà vẫn không đủ oxy, thỉnh thoảng phải ngáp vặt để có thêm không khí.

3. Nghiến răng vào ban đêm: Một trong những nguyên nhân gây nghiến răng ban đêm, là tình trạng thiếu oxy, do thở nhanh nông, chiếm tỉ lệ khoảng 40% người nghiến răng.

4. Đau vai gáy: Khi thở không đúng cách, các cơ vùng vai gáy được huy động vào việc tham gia hoạt động cơ hô hấp, cùng với tình trạng thiếu oxy đến các cơ này, dẫn đến hiện tượng đau mỏi vai gáy xảy ra thường xuyên, thậm chí kéo dài.

5. Thường xuyên cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi và buồn ngủ: Não rất nhạy cảm với tình trạng thiếu oxy, nên khi thở chỉ 1/3 phổi, cơ thể sẽ uể oải, mệt mỏi, chóng mặt và buồn ngủ.

Mời độc giả theo dõi video "Dầu thực vật có thực sự tốt cho sức khỏe?". Nguồn: VTC.

Trong thực hành khám chữa bệnh, bác sĩ Phúc quan sát thấy những người mắc bệnh phổi mãn tính thường thở sai; và ngược lại, người thở sai sẽ có xu hướng mắc bệnh phổi mãn tính.

Đa số mọi người đều thở ngực, nghĩa là khi hít vào lồng ngực phồng lên, bụng óp lại; đến khi thở ra thì bụng phồng lên. Đây là cách thở sai.

Hon 70% nguoi tho sai cach-Hinh-2
 
Để thở đúng cách, mọi người cần tập luyện như sau:
- Nằm ngửa, thả lỏng cơ thể, tập trung sự chú ý vào vùng bụng.
- Hít bằng mũi tối đa, hít từ từ, bụng phồng dần lên.
- Thở ra ngược lại, thở tối đa bằng mũi, thở từ từ, bụng óp lại.
Tập như vậy ngày vài lần, khoảng 3 tháng quen dần cách thở, thì thực hành thở đúng cách ở mọi tư thế, mọi lúc, mọi nơi. Tất nhiên lúc đầu, bạn sẽ phải dùng ý chí điều khiển nhịp thở. Về sau thành thói quen, chúng ta sẽ thở đúng kĩ thuật vô thức, hơi thở sâu và chậm.
Theo bác sĩ Phúc, hiệu quả của phương pháp tập thở này là giúp thư giãn toàn bộ cơ thể, tăng hàm lượng oxy trong não, hạ huyết áp, làm chậm nhịp tim, tăng sự tập trung và giúp ngủ ngon.

Bác sĩ Việt trắng đêm ở Attapeu, mổ tay thấy thóc nảy mầm

Hơn một ngày sau khi xảy ra vụ vỡ đập thủy điện ở tỉnh Attapeu (Lào), 18 bác sĩ Việt Nam đã có mặt ở địa bàn, lập trung tâm dã chiến để thăm khám, cấp phát thuốc cho nhiều người dân Lào lánh nạn.

Hàng ngàn người dân Lào sinh sống ở vùng hạ lưu thủy điện Sepien Sanamsay đã được sơ tán tới những điểm ở huyện Sanamsay, tỉnh Attapeu.
Một đoàn bác sĩ Việt Nam mang theo nhiều trang thiết bị, thuốc men đã cắm chốt tại một điểm trường thăm khám cho dân.
Bác sĩ Nguyễn Thành Công - Phó giám đốc BV Đại học Y dược Hoàng Anh Gia Lai, đồng thời là chỉ huy trưởng đội bác sĩ cho biết, đoàn có 18 người gồm bác sĩ có kinh nghiệm, kỹ thuật viên, điều dưỡng xuất phát theo đường bộ và có mặt tại Attapeu ngày 25/7.
Bác sĩ Việt khám chữa bệnh cho người dân ảnh hưởng vụ vỡ đập
 Bác sĩ Việt khám chữa bệnh cho người dân ảnh hưởng vụ vỡ đập

Bác sĩ kể về trải nghiệm thiên đường khi 'chết đi sống lại' như nào?

(VietnamDaily) - Vào năm 2010, bác sĩ "chết đi sống lại" Rajiv Parti có trải nghiệm thiên đường khi rơi vào tình trạng nguy kịch. Sau khi hồi phục, ông Parti viết một cuốn sách kể về những điều đặc biệt mà ông thấy khi ở thiên đường. 

Bac si ke ve trai nghiem thien duong khi 'chet di song lai' nhu nao?
 Rajiv Parti là người bác sĩ "chết đi sống lại" và có trải nghiệm thiên đường khi ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng và trải qua ca phẫu thuật khó khăn.

Tin mới