Hội thảo về quy chế pháp lý của đảo, đá ở Biển Đông

Các học giả quốc tế thảo luận, đánh giá phán quyết ngày 12/7 của Tòa Trọng tài La Haye cũng như tác động của nó đến tình hình cụ thể ở Biển Đông.

Hội thảo về quy chế pháp lý của đảo, đá ở Biển Đông
Sáng 17/8, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, trường Đại học Phạm Văn Đồng, tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với trường Đại học Nha Trang khai mạc Hội thảo quốc tế “Quy chế pháp lý của đảo, đá trong luật quốc tế và thực tiễn Biển Đông”.
Hội thảo diễn ra trong 2 ngày 17, 18/8, với gần 100 đại biểu tham gia, là những học giả, nhà nghiên cứu quốc tế và Việt Nam có kiến thức chuyên sâu về luật biển quốc tế và đặc biệt quan tâm đến tình hình Biển Đông.
Hội thảo được tổ chức sau khi Tòa Trọng tài quốc tế ra phán quyết về vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc, nhận được sự quan tâm của đông đảo học giả trong và ngoài nước.
Hoi thao ve quy che phap ly cua dao, da o Bien Dong
 Toàn cảnh hội thảo, Ảnh VOV
Các học giả đến với hội thảo cùng nhau thảo luận, đánh giá và nhận định đầy đủ hơn về phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế cũng như tác động của phán quyết này đối với tình hình cụ thể ở Biển Đông hiện nay.
Hội thảo cũng là cơ hội để các học giả làm rõ hơn về quy chế pháp lý của các thực thể ở Biển Đông theo quy định luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc. Đồng thời hội thảo nhằm làm sáng tỏ thêm những cơ sở pháp lý và lịch sử đối với chủ quyền về Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Các tham luận trình bày tại Hội thảo xoay quanh những chủ đề như: Quy chế pháp lý của đảo và đá trong luật pháp quốc tế; tranh chấp chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế về vụ kiện ở Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc...
Phó Giáo sư,Tiến sỹ Phạm Đăng Phước, Hiệu trưởng trường Đại học Phạm Văn Đồng, Trưởng ban Tổ chức Hội thảo cho biết: “Chúng tôi cũng nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp của học giả về các giải pháp hòa bình để giải quyết các vấn đề tranh chấp trên biển Đông hiện nay. Đồng thời, có nhiều ý kiến khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Chúng tôi cũng mở rộng các mối quan hệ với học giả quốc tế, sẽ có được những nhận thức chung về các vấn đề liên quan đến Biển Đông, đến chủ quyền của Việt Nam và tác động của phán quyết của Tòa Trọng tài đối với Biển Đông hiện nay”.
Trong khuôn khổ các hoạt động của Hội thảo, còn diễn ra triển lãm về Hoàng Sa, Trường Sa với chủ đề “Những bằng chứng lịch sử về chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.

Những khoảnh khắc cực đáng yêu của đười ươi con mồ côi

(Kiến Thức) - Đười ươi con bị bắn và tách khỏi mẹ trong rừng, đang dần hồi phục sau khi được trăm sóc tại một trung tâm cứu hộ động vật ở Indonesia.

Những khoảnh khắc cực đáng yêu của đười ươi con mồ côi
Nhung khoanh khac cuc dang yeu cua duoi uoi con mo coi
 Đười ươi con tên Didik được một người đàn ông bí ẩn giao cho người dân tên Cuan ở ngôi làng Sandai Kiri, trước khi được chuyển Trung tâm cứu hộ động vật quốc tế tại Ketapang, Indonesia.

Cỗ máy bầu cử xuất hiện từ năm 1945 của nước Mỹ

Ít ai biết rằng từ năm 1945, ý tưởng về hệ thống máy bầu cử đã xuất hiện nhưng vào thời điểm đó, nó bị coi là ý tưởng điền rồ và thiếu tính thực tế.

Cỗ máy bầu cử xuất hiện từ năm 1945 của nước Mỹ

Nước Mỹ đang trải qua một đêm khó quên trong lịch sử khi chiến dịch bầu cử Tổng thống năm 2016 đã có kết quả cuối cùng. Tuy nhiên, hiếm ai biết rằng, chiếc máy bầu cử ngày nay vốn xuất phát từ một ý tưởng bị xem là “điên rồ”, được khởi xướng từ những năm 1945.

Bài viết với tiêu đề “Votes by Radio: An Electronic Machine for Opinion Polls?” trên tạp chí Radio-Craft số ra tháng Ba năm 1945 đề xuất một khái niệm hoàn toàn mới, về cách thức người dân thực hiện quyền lựa chọn của mình, an toàn và bí mật ngay tại nhà – thông qua những nút ấn.

Kỹ sư điện Alfred N. Goldsmith là người đã phát minh ra hệ thống máy móc này. Chúng giúp gửi tín hiệu radio từ các hộ gia đình tới trung tâm thu phát vô tuyến trung ương để lập bảng kết quả. Tạp chí Radio-Craft thậm chí còn đăng tải những phác họa đầu tiên mô tả hình dáng của “máy biểu quyết tại nhà” và “trạm máy tính trung tâm thu nhận kết quả”.

Co may bau cu xuat hien tu nam 1945 cua nuoc My
Máy móc trong các phác họa có hình dáng đồ sộ hơn thời điểm hiện tại. Ảnh: Gizmodo.

Theo đó, nguyên lý hoạt động của cỗ máy được Goldsmith giải thích như sau:

Đầu tiên, câu hỏi sẽ được thông báo tới mọi người qua sóng phát thanh tại một địa điểm cụ thể vào khung giờ đã báo trước. Người dân sẽ có một khoảng thời gian suy nghĩ đủ lâu trước khi đưa ra quyết định sau cùng bằng cách nhấn nút từ bảng điều khiển tại nhà.

Tất cả các câu hỏi đưa ra bắt buộc phải ở dạng câu hỏi “Có” – “Không”. Vẫn có một vài trường hợp ngoại lệ với câu trả lời “Rất tốt” hoặc “Rất xấu”, song điều này hiếm khi xảy ra.

Tuy nhiên, sáng kiến tưởng chừng hoàn mỹ này lại không dễ thực hiện vì không phải gia đình nào cũng đủ điều kiện để trang bị những chiếc máy cồng kềnh này ngay tại nhà. Nhiều chuyên gia đánh giá, những cỗ máy của Goldsmith không tồi về mặt ý tưởng, nhưng thiếu tính thực tế. Quyền lựa chọn nếu đã phải bỏ tiền ra mua thì rốt cuộc sẽ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố khách quan khác như già – trẻ, giàu – nghèo, nghề nghiệp, giới tính hay tôn giáo…

Ngày nay, nhược điểm trên đã dần được khắc phục nhờ có mạng lưới máy tính kết nối Internet toàn cầu. Thế nhưng, việc sử dụng máy vi tính nhằm phục vụ mục đích chính trị, kinh tế, thậm chí để giải trí cá nhân vẫn rất nguy hiểm do tiềm ẩn nguy cơ bị can thiệp bởi các nhóm đối tượng xấu.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.