'Hồi sinh' pharaoh Ai Cập nổi tiếng từ xác ướp 3.500 tuổi

Chân dung thực của vị pharaoh sáng lập Thung lũng các vị vua ở Ai Cập đã được tiết lộ nhờ công nghệ hiện đại.

Chuyên gia về tái tạo khuôn mặt pháp y người Brazil Cicero Moraes đã tái hiện lại thành công chân dung Pharaoh Amenhotep I, người trị vì thứ nhì của Vương triều thứ 18 Ai Cập cổ đại.
Công trình này là một phần của dự án lớn hơn do nhà cổ sinh vật học Sahar N. Saleem của Đại học Cairo (Ai Cập) và nhà Ai Cập học nổi tiếng Zahi Hawass dẫn đầu, những người đã "mở" xác ướp của vị pharaoh này trong không gian ảo thông qua các bản quét CT.
'Hoi sinh' pharaoh Ai Cap noi tieng tu xac uop 3.500 tuoi
Xác ướp pharaoh Amenhotep I được nhìn thấy trong quan tài thông qua hình ảnh CT - Ảnh: Saleem/Hawass.
Sử dụng các bản quét hộp sọ làm nền tảng, ông Moraes đã áp dụng nhiều kỹ thuật tái tạo khác nhau.
Phương pháp này bao gồm việc mô phỏng lại chi tiết độ dày của mô mềm ở từng vị trí ở phần đầu vị pharaoh trước khi phủ lên đó các chi tiết bên ngoài phù hợp với dữ liệu từ các nghiên cứu nhân chủng học, lịch sử về Ai Cập thời kỳ đó.
Khuôn mặt mà ông Moraes tái tạo cho thấy Pharaoh Amenhotep I không giống các bức tượng và tác phẩm nghệ thuật mô tả ông, vốn được thể hiện thanh tú hơn.
Tuy vậy, khuôn mặt tái tạo này rất chân thật phù hợp với các đặc điểm của người Ai Cập và toát lên nét thông minh, uy quyền của người đã đem đến sự hưng thịnh và hùng mạnh cho Ai Cập suốt triều đại của mình (năm 1526 đến 1506 trước Công nguyên).
'Hoi sinh' pharaoh Ai Cap noi tieng tu xac uop 3.500 tuoi-Hinh-2
Chân dung vừa được tái hiện của pharaoh Amenhotep I - Ảnh: Cicero Moraes
Triều đại của Pharaoh Amenhotep I đã đặt nền móng cho sự trỗi dậy của Tân Vương quốc Ai Cập,
Ông cũng được cho là người đã thành lập Thung lũng các vị vua, nơi an nghỉ của các pharaoh và quý tộc Ai Cập suốt nhiều thế kỷ sau.
Amenhotep I không chỉ được tôn kính vì những thành tựu quân sự , bao gồm các chiến dịch ở Libya và miền bắc Sudan, mà ông còn giám sát các dự án tôn giáo và kiến trúc quan trọng, nhận được sự sùng kính của người dân.
Sau khi qua đời ở tuổi khoảng 35, Pharaoh Amenhotep I được tôn thờ như một vị thần và ướp xác một cách cẩn thận.

Vì sao người Ai Cập luôn chôn dép vàng trong cổ mộ?

Khi khai quật nhiều lăng mộ Ai Cập cổ đại, các nhà khảo cổ đã có nhiều phát hiện quan trọng. Trong số này, họ phát hiện nhiều mộ cổ có chứa những đôi dép vàng. Điều này khiến nhiều người tò mò vì sao lại vậy?

Vi sao nguoi Ai Cap luon chon dep vang trong co mo?
 Ai Cập cổ đại là một trong những nền văn minh nổi tiếng nhất trong lịch sử nhân loại với nhiều bí ẩn khiến hậu thế tò mò. Trong những thập kỷ qua, giới chuyên gia đã phát hiện nhiều mộ cổ có niên đại hàng ngàn năm tuổi ở Ai Cập.

Bất ngờ tìm thấy nửa trên của bức tượng pharaoh Ai Cập cổ đại

Các nhà khảo cổ bất ngờ phát hiện nửa trên của bức tượng khổng lồ của pharaoh Ai Cập cổ đại Ramesses II gần thành phố cổ Hermopolis (el-Ashmunein ngày nay), cách Cairo khoảng 250 km về phía nam.

Bat ngo tim thay nua tren cua buc tuong pharaoh Ai Cap co dai

Bức tượng mới được tìm thấy của Ramesses II, vị pharaoh trị vì hơn 3.200 năm trước. (Ảnh: Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập)

Bức tượng cao khoảng 3,8 m và mô tả Ramesses II (trị vì khoảng năm 1279 đến 1213 trước Công nguyên) đội một chiếc vương miện và một chiếc mũ đội đầu có hình một con rắn hổ mang hoàng gia, Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập cho biết bằng tiếng Ả Rập. Mặt sau của bức tượng có chữ tượng hình ghi các tước hiệu khác nhau của nhà vua. Những danh hiệu này giúp tôn vinh Ramesses II.

Đọc nhiều nhất

Tin mới