“Hồi sinh” nhà tái định cư bỏ hoang để “giải cơn khát” nhà ở

Trong bối cảnh giá căn hộ chung cư liên tục tăng cao, nhà ở xã hội lại khan hiếm, thì trên địa bàn TP. Hà Nội vẫn còn hơn 4.000 căn hộ tái định cư bỏ hoang nhiều năm nay, gây lãng phí lớn.

Thành phố Hà Nội hiện có hơn 170 dự án nhà tái định cư với hơn 14.200 căn hộ, trong đó có khoảng 4.000 căn hộ tái định cư bỏ hoang. Ngoài ra, nhiều dự án có người dân về ở nhưng diện tích kinh doanh dịch vụ tầng 1 cũng bị bỏ hoang, lãng phí do không có người thuê.

Có thể kể đến một số dự án như, tòa nhà Khu tái định cư N01 - C17 nằm ngay tại ngã tư Trần Thái Tông - Duy Tân (Cầu Giấy), đây được coi là khu “đất vàng”, nằm giữa khu đô thị mới sầm uất, thế nhưng lại bị bỏ hoang hơn 11 năm nay. Tòa nhà vẫn trong tình trạng xây dang dở, nhiều hạng mục chưa hoàn thành gây mất mỹ quan đô thị. Mặc dù chưa đưa vào sử dụng nhưng công trình này đã có dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng. Những mảng tường bám đầy rêu mốc, lớp sơn phủ bong tróc. Hệ thống lan can bằng kim loại đã gỉ sét ít nhiều, xung quanh khuôn viên, cỏ mọc cao quá đầu người…

“Hoi sinh” nha tai dinh cu bo hoang de “giai con khat” nha o

Dự án nhà ở tái định cư (TĐC) N01 - D17 tại số 1, phố Duy Tân (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy), được khởi công xây dựng từ năm 2010 và dự kiến hoàn thành vào 2013 nhưng đến nay, sau 11 năm, dự án vẫn trong tình trạng "đắp chiếu" và bỏ hoang

Cũng nằm trên địa bàn quận Cầu Giấy là Dự án nhà ở tái định cư A14 Khu đô thị Nam Trung Yên. Dù đã hoàn thành từ năm 2016 nhưng đến nay, 2 toà nhà này vẫn bị bỏ hoang.

Còn các tòa nhà N03, N04, N05 thuộc dự án nhà ở tái định cư trong Khu đô thị mới Sài Đồng (quận Long Biên, Hà Nội) bị bỏ hoang hơn 20 năm đã biến thành nơi vứt rác, tập kết phế liệu tự phát, trồng rau...

Một dự án nữa là khu tái định cư Trần Phú (Hoàng Mai, Hà Nội) nằm trong ngõ 587 Tam Trinh, gần khu đô thị Gamuda Garden. Dự án được UBND thành phố Hà Nội chấp thuận chủ trương đầu tư từ năm 2010 nhằm phục vụ giải phóng mặt bằng công viên Tuổi trẻ Thủ đô. Hiện, dự án này có 2 tòa nhà chung cư cao 9 tầng và 15 tầng được xây dựng từ năm 2018 đã cơ bản hoàn thiện nhưng không có người về ở…

Người dân phản ánh, nguyên nhân các khi nhà tái định cư bị bỏ hoang là do chủ đầu tư đưa ra mức giá bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và chính sách bố trí tái định cư không hợp lý, cho nên không nhận được sự đồng thuận từ phía người dân.

“Hoi sinh” nha tai dinh cu bo hoang de “giai con khat” nha o-Hinh-2

Khu tái định cư Trần Phú (Hoàng Mai, Hà Nội) nằm trong ngõ 587 Tam Trinh, gần khu đô thị Gamuda Garden, dự án này có 2 tòa nhà chung cư cao 9 tầng và 15 tầng được xây dựng từ năm 2018 đã cơ bản hoàn thiện, nhưng bị bỏ hoang

Các chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản thì cho rằng, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nhà tái định cư bỏ hoang, gây lãng phí là do phần lớn dự án được xây dựng tại khu vực xa trung tâm, thiếu tiện ích, gây khó khăn cho người dân trong việc di chuyển, sinh hoạt. Nhiều khu vực thiếu hạ tầng xã hội như trường học, chợ, bệnh viện. Ngoài ra, một số dự án gặp vấn đề về chất lượng xây dựng như vật liệu kém chất lượng, thiết kế không phù hợp, chưa hoàn thành nghiệm thu, nhất là các quy định về phòng cháy, chữa cháy... cho nên chưa thể bàn giao cho đơn vị quản lý.

Theo KTS. Phạm Thanh Tùng, Chánh văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam, khi làm nhà tái định cư thì phải xác định, tại sao có nhà tái định cư? Nhà tái định cư của ngân sách nhà nước là nhà xây dựng dùng để di dời người dân, phải giải phóng mặt bằng để phục vụ các dự án của nhà nước, ví dụ như mở đường hoặc làm công trình an ninh quốc phòng. Như vậy, rõ ràng người dân sẽ thiệt thòi, cho nên khi xây dựng nhà tái định phải đáp ứng được yêu cầu của người ở. Người dân phải được ở nơi có trường học cho con cái đi học, có điều kiện thuận lợi để làm việc, chứ ko phải xây nhà tái định cư ở một nơi “đồng không mông quạnh” rồi đưa người dân sang đó ở và cho đó là tái định cư. Tư duy ấy ko đúng. Nhà tái định cư cho dân phải tốt hơn nơi ở cũ.

“Để giải quyết vấn đề này, có 2 phương án. Thứ nhất, nhà tái định cư nếu không sử dụng được thì có thể chuyển đổi làm nhà ở xã hội. Thứ 2, có thể chuyển đổi công năng của nó, tức cải tạo, sửa chữa trở thành công trình nhà ở cao cấp hơn. Do đó, vấn đề hạ tầng văn hóa, hạ tầng kỹ thuật cần phải được tính toán đến, không thể xây dựng một công trình chơ vơ, không kết nối với giao thông, trường học, bệnh viện hay kết nối các điều kiện của con người”, KTS. Nguyễn Thanh Tùng chia sẻ.

Bố trí tái định cư tại chỗ một cách linh hoạt

Ths. Nguyễn Văn Đỉnh - Chuyên gia pháp lý đầu tư, bất động sản nêu quan điểm, bố trí tái định cư là chủ trương, chính sách đúng đắn, có điểm xuất phát nhân văn nhằm đảm bảo chỗ ở ổn định cho các hộ gia đình đã phải “hy sinh” nơi ở của mình cho các dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích chung của cộng đồng. Tuy nhiên, thực tế triển khai tại một số địa phương đã tạo ra những khu tái định cư bị bỏ hoang, trở thành “rác thải đô thị”; Nhiều dự án nhà ở tái định cư sau nhiều năm bị bỏ hoang đã biến thành nơi vứt rác, tập kết phế liệu tự phát, trồng rau..., tiềm ẩn nguy cơ tệ nạn xã hội.

Ông Đỉnh thừa nhận, hiện nay, công tác bố trí tái định cư thực hiện chưa tốt, vị trí dự án tái định cư thường triển khai tại nơi cách xa khu vực có đất bị thu hồi và có hạ tầng kết nối chưa tốt, thiếu dịch vụ tiện ích, chất lượng xây dựng kém nên người dân không mặn mà, dẫn đến nhiều dự án tái định cư đã xây dựng xong nhưng bỏ hoang, không sử dụng, gây lãng phí ngân sách nhà nước. Người dân vốn ác cảm với nhà tái định cư bởi định kiến đó là sản phẩm chất lượng kém nên không sử dụng.

“Hoi sinh” nha tai dinh cu bo hoang de “giai con khat” nha o-Hinh-3

Nhiều nhà tái định cư trong tình trạng xây dang dở, nhiều hạng mục xuống cấp nghiêm trọng

Theo ông Đỉnh, giải pháp tình thế để khắc phục tình trạng các dự án tái định cư đã xây dựng xong nhưng bỏ hoang, không sử dụng, gây lãng phí ngân sách nhà nước là cho phép chuyển đổi công năng, mục tiêu thành nhà ở xã hội, nhà ở thương mại. Đây là giải pháp thích hợp và cần thiết trong bối cảnh nhu cầu nhà ở của người dân tăng cao như hiện nay.

Tuy nhiên, vướng mắc lớn nhất là các khu nhà tái định cư sau nhiều năm bỏ hoang đã xuống cấp, hư hỏng và thường có thiết kế căn hộ, công năng “lỗi mốt”, thiếu tiện nghi nên rất khó thu hút người mua. Do đó, cần tính đến giải pháp lập quy hoạch chi tiết khu nhà ở thương mại cao tầng và tổ chức đấu giá lựa chọn nhà đầu tư, nhà đầu tư được chọn sẽ phá dỡ để xây dựng dự án mới khang trang, hiện đại.

“Hoi sinh” nha tai dinh cu bo hoang de “giai con khat” nha o-Hinh-4

Ths. Nguyễn Văn Đỉnh - Chuyên gia pháp lý đầu tư, bất động sản

Trong hoạch định chính sách phát triển nhà ở thời gian tới, việc bố trí tái định cư không nên thực hiện theo dự án riêng biệt, điều này có thể dẫn đến khu tái định cư thường cách xa khu vực có đất bị thu hồi và có hạ tầng kết nối chưa tốt, thiếu dịch vụ tiện ích, chất lượng xây dựng kém nên người dân không mặn mà. Thay vào đó, tái định cư nên gắn với dự án nhà ở thương mại, khu đô thị. Nhà nước phải dành quỹ đất sạch ngay trong đồ án quy hoạch khu đô thị, nhà ở thương mại để xây dựng nhà tái định cư.

“Các giải pháp khác là bố trí tái định cư bằng căn hộ nhà ở xã hội, đặt hàng mua nhà ở thương mại bố trí tái định cư. Với phương án này, người dân được quyền chọn mua căn hộ nhà ở thương mại, nhà ở xã hội trong các dự án trên địa bàn và được sử dụng các công trình hạ tầng, tiện ích, dịch vụ sẵn có trong dự án. Các giải pháp này đã được một số địa phương đưa vào chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở”, ông Nguyễn Văn Đỉnh cho hay.

Theo ý kiến các chuyên gia quy hoạch - xây dựng, việc xây dựng sẵn các quỹ nhà tái định cư phục vụ các dự án giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố thời gian qua đã bộc lộ nhiều hạn chế. Thành phố nên mở rộng các hình thức tái định cư khác, nhất là tái định cư bằng tiền để người dân tự bố trí chỗ ở. Đối với quỹ nhà tái định cư đang bỏ hoang, càng để lâu các căn hộ tái định cư càng xuống cấp nhanh chóng và mất giá trị. Để khai thác quỹ nhà tái định cư bỏ hoang, thành phố cần sớm xem xét, đưa ra phương án thu hồi và tổ chức đấu giá, chuyển đổi công năng thành nhà ở thương mại hoặc nhà ở xã hội bán cho người dân có nhu cầu, thu hồi vốn cho ngân sách nhà nước, tránh lãng phí.

Những công viên bỏ hoang đẹp đến ám ảnh

Những công viên bị bỏ hoang dần cũ nát, bụi bặm và buồn bã đến ám ảnh. Qua ống kính của nhiếp ảnh gia Seph Lawless, những địa điểm này trở thành tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, thu hút người xem bởi chính vẻ hoang tàn.

Nhung cong vien bo hoang dep den am anh
 Công viên giải trí Fun Spot (thành phố Angola, bang Indiana, Mỹ). Lần đầu mở cửa vào năm 1950, Công viên giải trí & Sở thú Fun Spot là điểm đến du lịch thu hút địa phương trong nhiều năm cho đến khi đóng cửa vào năm 2008. Khu vui chơi này từng có tàu lượn đảo ngược duy nhất của tiểu bang cho đến khi Indiana Beach ở Monticello bổ sung một tàu lượn vào công viên của mình.

“Ưu tiên” nhà ở xã hội cho các cặp vợ chồng đã có 2 con

Nhằm cải thiện tình trạng mức sinh thấp, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) đã đề xuất ưu tiên hỗ trợ mua nhà ở xã hội một lần đối với cặp vợ chồng đã sinh đủ hai con

Cụ thể, VARS cho rằng để khuyến khích kết hôn trước tuổi 30 và tăng mức sinh, Chính phủ cần triển khai các biện pháp như ưu tiên hỗ trợ mua nhà ở xã hội đối với cặp vợ chồng đã sinh đủ hai con. Đây là giải pháp gốc rễ cho vấn đề 'ngại cưới, lười sinh' và là giải quyết bài toán về nhà ở.

Theo đó, trong bản tin thị trường, VARS đã dẫn số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong hơn 30 năm qua, xu hướng hôn nhân và mức sinh ở Việt Nam thay đổi rất lớn. Tuổi kết hôn tăng mạnh, tỷ lệ kết hôn giảm làm mức sinh giảm tới một nửa.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.