Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều sẽ diễn ra trong năm 2020?

(Kiến Thức) - Trong bối cảnh tiến trình đàm phán hạt nhân giữa Mỹ và Triều Tiên đang đi vào "ngõ cụt", dư luận đặt câu hỏi liệu Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 4 có thể diễn ra vào năm 2020 hay không để tháo gỡ thế bế tắc này?

Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều sẽ diễn ra trong năm 2020?
Cuộc đàm phán hạt nhân Mỹ-Triều đang lâm vào bế tắc trong khi Bình Nhưỡng liên tiếp có những động thái và lời cảnh báo cứng rắn gửi tới Washington.
Hồi tháng 4/2019, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã đưa ra "hạn chót cuối năm" cho Mỹ, trong đó yêu cầu Washington phải dỡ bỏ các lệnh trừng phạt gây cản trở kinh tế Triều Tiên trước thời hạn trên.
Khi thời hạn chót đang đến gần, đầu tháng 12 vừa qua, Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Ri Thae Song cảnh báo cách Mỹ hành xử sẽ quyết định "món quà Giáng sinh" họ nhận được vào hạn chót cuối năm nếu đề xuất của họ không được chấp nhận.
Hoi nghi Thuong dinh My-Trieu se dien ra trong nam 2020?
 Tổng thống Mỹ Trump (phải) và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. 
Trong cuộc họp báo tại New York (Mỹ) ngày 7/12, ông Kim Song - Đại sứ Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc tuyên bố Triều Tiên chấm dứt đàm phán giải trừ hạt nhân với Mỹ, và quá trình đàm phán dai dẳng với Mỹ không còn cần thiết.
Phản ứng trước tuyên bố của Triều Tiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn khẳng định mối quan hệ tốt đẹp giữa ông và lãnh đạo Kim Jong-un.
Mới đây, Tổng thống Trump tiết lộ Mỹ đã chuẩn bị mọi biện pháp để đối phó với "quà Giáng sinh" của Triều Tiên. Tuy nhiên, ông chủ Nhà Trắng dự đoán rằng, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có thể sẽ tặng ông một "món quà tuyệt vời", ví dụ như một chiếc bình đẹp cho Giáng sinh, chứ không phải một vụ phóng tên lửa như người nhiều dự đoán.
Những diễn biến căng thẳng hiện nay khiến dư luận lo ngại đàm phán hạt nhân Mỹ-Triều có nguy cơ sụp đổ. Liệu Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 4 giữa Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un có thể diễn ra vào năm 2020 hay không để "tháo gỡ" thế bế tắc này chắc hẳn là câu hỏi nhiều người quan tâm.
Trước đó, ngày 19/11, Tổng thống Trump cho biết ông được mời dự lễ kỷ niệm Thế chiến II tại Nga vào tháng 5/2020 đánh dấu 75 năm chiến thắng của Nga trong cuộc chiến.
"Tôi đã được mời. Nó diễn ra giữa mùa chiến dịch tranh cử của chúng ta nhưng tôi đang suy nghĩ - tôi chắc chắn sẽ nghĩ về nó", Tổng thống Mỹ nói với các phóng viên tại Nhà Trắng. 

Mời độc giả xem thêm video về cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều hồi năm 2018 (Nguồn: CNN)

Trong khi đó, theo Yonhap, ông Kim Jong-un cũng đã được mời nhưng ông chưa gửi phản hồi. Điều này làm dấy lên đồn đoán về thượng đỉnh tiếp theo giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ-Triều sẽ diễn ra vào năm tới.  
Tuy nhiên, đến ngày 19/11, Triều Tiên tuyên bố "không quan tâm" có thêm các cuộc gặp nữa với Mỹ, dù Tổng thống Donald Trump nhắn "Hẹn sớm gặp lại" nhà lãnh đạo Kim Jong-un hôm 17/11.
Được biết, Tổng thống Trump đã gặp mặt lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un 3 lần: Lần đầu tiên tại Singapore vào tháng 6/2018, lần thứ hai tại Hà Nội (Việt Nam) vào tháng 2/2019 và lần thứ ba là tại biên giới Hàn Quốc - Triều Tiên hồi tháng 6/2019. 

Mỹ - Triều Tiên nhóm họp chuẩn bị Hội nghị thượng đỉnh lần hai

Một phái đoàn của Triều Tiên về vấn đề hạt nhân dự kiến sẽ tham dự các vòng đối thoại với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, và có thể gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump trong chuyến thăm tới Washington tạo tiền đề cho thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần hai.

Mỹ - Triều Tiên nhóm họp chuẩn bị Hội nghị thượng đỉnh lần hai
Bức thư thứ hai của ông Kim?

Điểm mặt dàn chuyên cơ “khủng” Mỹ - Triều Tiên sẽ đến Hà Nội

(Kiến Thức) - Không lực Một sẽ được Tổng thống Mỹ Donald Trump sử dụng trong chuyến đi tới Việt Nam để tham dự Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2. Trong khi đó, chiếc Chammae-1 có thể sẽ tháp tùng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong chuyến công du đặc biệt này.

Điểm mặt dàn chuyên cơ “khủng” Mỹ - Triều Tiên sẽ đến Hà Nội
Diem mat dan chuyen co “khung” My - Trieu Tien se den Ha Noi
 Không lực Một (Air Force One) là chuyên cơ được sử dụng trong các chuyến công du của Tổng thống Mỹ và dĩ nhiên, nó cũng sẽ là phương tiện đưa Tổng thống Trump tới dự Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 sắp tới tại Việt Nam. Được biết, Air Force One là tên gọi cho bất kỳ máy bay nào thuộc Không quân Mỹ dùng để chở tổng thống. Ảnh: Reuters.
Diem mat dan chuyen co “khung” My - Trieu Tien se den Ha Noi-Hinh-2
“Phòng Bầu dục bay” này thuộc dòng máy bay Boeing 747-200B, với diện tích nội thất 372 m2, bao gồm phòng họp, phòng ăn, khoang cá nhân cho tổng thống, văn phòng cho các thành viên nội các cấp cao, phòng phẫu thuật, phòng báo chí và hai phòng bếp,... Ảnh: BIN. 
Diem mat dan chuyen co “khung” My - Trieu Tien se den Ha Noi-Hinh-3
Air Force One còn được ví như "Nhà Trắng trên không" và là một "pháo đài bất khả xâm phạm". Nó được trang bị những công nghệ tối tân nhất có khả năng chống bức xạ điện từ, phóng xạ từ vụ nổ hạt nhân và phòng thủ tên lửa,... Ảnh: BBC. 
Diem mat dan chuyen co “khung” My - Trieu Tien se den Ha Noi-Hinh-4
Trong các chuyên công du nước ngoài, chuyên cơ Air Force One của Tổng thống Trump sẽ được giám sát chặt chẽ từ xa bởi mạng lưới vệ tinh hùng hậu và các chiến đấu cơ sẵn sàng hộ tống khi cần thiết. Ảnh: CBS News. 
Diem mat dan chuyen co “khung” My - Trieu Tien se den Ha Noi-Hinh-5
 Air Force One hoạt động như một trung tâm chỉ huy lưu động trên không, được trang bị 85 điện thoại thông thường và điện thoại vệ tinh, radio, máy fax, máy tính kết nối Internet,... Các thông tin kết nối giữa máy bay với mặt đất đều được mã hóa để đảm bảo an toàn. Ảnh: NBC.
Diem mat dan chuyen co “khung” My - Trieu Tien se den Ha Noi-Hinh-6
 Ngoài ra, chiếc chuyên cơ hiện đại này còn được trang bị hệ thống đối phó điện tử để gây nhiễu radar trinh sát và khóa mục tiêu của đối phương, hệ thống mồi bẫy pháo sáng để đánh lừa tên lửa dẫn đường bằng hồng ngoại. Ảnh: DO.
Diem mat dan chuyen co “khung” My - Trieu Tien se den Ha Noi-Hinh-7
Được biết, mọi hoạt động của chuyên cơ Air Force One ở nước ngoài đều được giám sát chặt chẽ bởi Bộ chỉ huy Phòng thủ Không gian Bắc Mỹ (NORAD). Ảnh: BG. 
Diem mat dan chuyen co “khung” My - Trieu Tien se den Ha Noi-Hinh-8
 Phương tiện khác có thể cũng được mang theo để phục vụ việc đi lại của Tổng thống Trump trong các chuyến công du nước ngoài là trực thăng Marine One. Ảnh: Getty.
Diem mat dan chuyen co “khung” My - Trieu Tien se den Ha Noi-Hinh-9
Trước đó, hồi tháng 11/2018, những chiếc máy bay vận tải hạng nặng C-17 đã hạ cánh xuống sân bay Đà Nẵng để phục vụ hậu cần của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong tuần lễ hội nghị cấp cao APEC 2017 diễn ra tại Đà Nẵng, Việt Nam. Ảnh: FE. 
Diem mat dan chuyen co “khung” My - Trieu Tien se den Ha Noi-Hinh-10
 Trong khi đó, chuyên cơ Chammae-1 được ví như chiếc "Không lực Một" của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: BI. 
Diem mat dan chuyen co “khung” My - Trieu Tien se den Ha Noi-Hinh-11
 Do quãng đường bay từ Bình Nhưỡng tới Hà Nội chỉ dài khoảng 2.400 km nên nhiều người dự đoán nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ sử dụng chiếc máy bay Chammae-1 để bay tới Hà Nội dự Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2. Ảnh: BBC. 
Diem mat dan chuyen co “khung” My - Trieu Tien se den Ha Noi-Hinh-12
Trên thực tế, Chammae-1 của Triều Tiên là máy bay Ilyushin-62M do Liên Xô sản xuất. Về lý thuyết, Ilyushin-62M có thể di chuyển trên quãng đường 10.000 km mà không cần phải tiếp nhiên liệu. Ảnh: KCNA. 
Diem mat dan chuyen co “khung” My - Trieu Tien se den Ha Noi-Hinh-13
Chuyên cơ Chammae-1 được trang bị nội thất hiện đại, có bàn làm việc cá nhân cho nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Chiếc máy bay thân hẹp Il-62 được ra mắt từ những năm 1960 và hiện thuộc sở hữu của Hãng hàng không Triều Tiên Air Koryo. Ảnh: Reuters. 
Diem mat dan chuyen co “khung” My - Trieu Tien se den Ha Noi-Hinh-14
 “Việc sử dụng chuyên cơ riêng sẽ giúp nhà lãnh đạo Triều Tiên (Kim Jong-un) nâng vị thế quốc gia và chuyên cơ Chammae-1 đủ an toàn để phục vụ các cuộc thảo luận ở Việt Nam do khoảng cách địa lý nằm trong phạm vi cho phép của máy bay”, Giáo sư Kim Jun-hyeong đến từ Đại học Toàn cầu Handong, bình luận. Ảnh: Hankyoreh.

Mỹ, Triều Tiên cân nhắc cử nhân viên liên lạc thường trú

Các quan chức Mỹ và Triều Tiên cân nhắc việc trao đổi các nhân viên liên lạc thường trú ở mỗi nước, và đây được coi là một tiến triển quan trọng trong việc xây dựng quan hệ ngoại giao bình thường giữa hai nước.
 

Mỹ, Triều Tiên cân nhắc cử nhân viên liên lạc thường trú
Mỹ và Triều Tiên đang nghiêm túc cân nhắc việc mỗi nước cử các nhân viên liên lạc sang công tác ở nước kia, một động thái có thể dẫn đến hình thành các “bộ phận lợi ích” ở mỗi nước.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.
Toà tuyên án Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump

Toà tuyên án Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 10/1 bị kết án vì thanh toán tiền “giữ im lặng” cho một nữ diễn viên phim người lớn. Phán quyết này khiến ông trở thành cựu tổng thống Mỹ đầu tiên bị kết án vì một tội danh.
Canh bạc lớn của Mỹ - Israel với Iran

Canh bạc lớn của Mỹ - Israel với Iran

Gần đây, các cuộc thảo luận trong chính quyền Joe Biden nhấn mạnh việc lên kế hoạch kịch bản chiến lược nhằm đối phó chương trình hạt nhân đang tiến triển của Iran.
An ninh Nga ngăn chặn tấn công khủng bố bằng bom

An ninh Nga ngăn chặn tấn công khủng bố bằng bom

Cơ quan An ninh Liên bang Nga hôm 4/1 cho biết họ đã ngăn chặn một cuộc tấn công lớn tại Yekaterinburg và bắt giữ bốn thiếu niên được cho là đang lên kế hoạch kích nổ một quả bom tại một khu vực đông người.