Hội đồng kiểm tra Nhà nước chấp thuận nghiệm thu dự án Cát Linh - Hà Đông

Hội đồng kiểm tra Nhà nước chấp thuận đồng ý kết quả nghiệm thu có điều kiện của chủ đầu tư để đưa tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông vào khai thác giai đoạn đầ

Hội đồng kiểm tra Nhà nước chấp thuận nghiệm thu dự án Cát Linh - Hà Đông
Chiều 29/10, tại trụ sở Bộ Xây dựng, Hội đồng kiểm tra Nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng tổ chức cuộc họp xem xét, đánh giá kết quả nghiệm thu hoàn thành công trình Đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông.
Thay mặt Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng - Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị thông báo, căn cứ các quy định pháp luật hiện hành về công tác nghiệm thu công trình xây dựng, công tác kiểm tra kết quả nghiệm thu, căn cứ các báo của chủ đầu tư dự án (Bộ GTVT), các chủ thể tham gia vào công trình, báo cáo kết quả khắc phục các tồn tại trong quá trình thực hiện dự án; kết quả nghiệm thu hoàn thành công trình của Chủ đầu tư, báo cáo đánh giá của Tổ chuyên gia cũng như kết quả kiểm tra hiện trường.
Trên cơ sở ý kiến bằng phiếu của Hội đồng, kết quả 9/9 thành viên chấp thuận đồng ý kết quả nghiệm thu có điều kiện của chủ đầu tư để đưa công trình đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông vào khai thác giai đoạn đầu.
Hoi dong kiem tra Nha nuoc chap thuan nghiem thu du an Cat Linh - Ha Dong
 Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị lưu ý Chủ đầu tư (Bộ GTVT) phải phối hợp chặt chẽ với UBND thành phố Hà Nội và các đơn vị liên quan trong việc kiểm tra, rà soát toàn bộ các hệ thống, thiết bị phục vụ vận hành trước khi bàn giao đưa vào khai thác Dự án.
Các đơn vị rà soát công tác chuẩn bị nhân lực, các điều kiện đảm bảo vận hành thực tế và các phương án xử lý các tình huống có thể phát sinh trong quá trình khai thác, nhất là đối với các phát hiện liên quan đến vận hành đã được Tư vấn đánh giá an toàn hệ thống khuyến cáo; cần thống nhất và phê duyệt quy trình vận hành phù hợp với giai đoạn đầu khai thác và thực hiện đầy đủ các thủ tục có liên quan đảm bảo đưa công trình vào khai thác an toàn, đúng pháp luật.
Trong quá trình vận hành, Metro Hà Nội tổ chức khai thác theo đúng quy trình vận hành, biểu đồ chạy tàu đã được phê duyệt; từng bước nâng cao sự thành thục của nhân viên vận hành; hướng dẫn người dân trong giai đoạn đầu khai thác, làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến để người dân làm quen với loại hình giao thông mới nhằm đảm bảo an toàn và phát huy hiệu quả của Dự án.
Phát biểu sau cuộc họp của Hội đồng, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, trong suốt giai đoạn triển khai dự án luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Hội đồng kiểm tra nhà nước, các chuyên gia; Chủ đầu tư cũng như Tổng thầu đã thực hiện nghiêm các chỉ đạo, yêu cầu của Hội đồng về khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai.
“Dự án được Hội đồng kiểm tra Nhà nước chấp thuận kết quả nghiệm thu đánh dấu giai đoạn mới của dự án. Với trách nhiệm của chủ đầu tư dự án, Bộ GTVT tiếp tục phối hợp chặt chẽ với UBND TP Hà Nội để triển khai các nội dung theo yêu cầu của Hội đồng, để đưa dự án vào khai thác, vận hành theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ”, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông nói.
Theo ông Vũ Hồng Trường, Giám đốc công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội, đơn vị đã sẵn sàng các điều kiện để tiếp nhận vận hành khai thác tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Đơn vị cũng đã báo cáo UBND thành phố về kế hoạch khai thác trong giai đoạn đầu vận hành của Dự án.
Trước đó, sáng 29/10, Hội đồng đã tổ chức kiểm tra công tác chuẩn bị vận hành, khai thác thực tế tại hiện trường Dự án. Đoàn công tác của Hội đồng đã thực hiện kiểm tra công tác vận hành khai thác thực tế trên toàn tuyến. Đồng thời thị sát từ khâu hướng dẫn sử dụng thẻ vé, phát vé, công tác quản lý, điều hành của một số phòng chức năng tại một số nhà ga (Cát Linh, Phùng Khoang, Yên Nghĩa), thực tế vận hành tại một số hạng mục như Ke ga, Sảnh đón khách, Cửa soát vé, Phòng điều khiển, Phòng thiết bị tín hiệu, Phòng thiết bị thông tin, Phòng thiết bị điện.
Dừng tại điểm cuối tuyến, Đoàn đã thị sát tổng thể khu Depot, khu chức năng của các đơn thể; các điều kiện duy tu, bảo dưỡng tại Trung tâm duy tu tổng hợp (DCC).

Vì sao chưa thể vận hành thử toàn tuyến Cát Linh-Hà Đông?

Ban Quản lý dự án đường sắt cho biết, đến nay chưa xác định được thời điểm vận hành thử toàn hệ thống tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông.

Vì sao chưa thể vận hành thử toàn tuyến Cát Linh-Hà Đông?
Vi sao chua the van hanh thu toan tuyen Cat Linh-Ha Dong?
Theo kế hoạch, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông vận hành thử toàn hệ thống liên tục trong 20 ngày 
Ngày 29/10, Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ GTVT) cho biết, theo đề cương vận hành thử hệ thống đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội), tổng thầu sẽ vận hành thử toàn hệ thống 20 ngày theo tiêu chuẩn thiết kế để phục vụ đánh giá, nghiệm thu dự án.

Cao tốc TP HCM - Mộc Bài đội vốn gần 3.000 tỷ: Điểm các dự án đội vốn

(Kiến Thức) - Sau thông tin dự án đường cao tốc TP HCM - Mộc Bài đội vốn gần 3.000 tỷ, dư luận đã đặt câu hỏi: Hiện nay còn các dự án nào đang đội vốn “khủng”?

Cao tốc TP HCM - Mộc Bài đội vốn gần 3.000 tỷ: Điểm các dự án đội vốn
Dư luận đang đặc biệt quan tâm đến thông tin về văn bản khẩn của UBND TP HCM vừa gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, xem xét, hướng dẫn thực hiện một số nội dung vướng mắc về thủ tục quy định chủ trương đầu tư dự án cao tốc TP HCM - Mộc Bài (Tây Ninh).
Theo văn bản, tổng vốn thực hiện dự án đường cao tốc này đã tăng gần 3.000 tỷ đồng so với thời điểm hai địa phương ký kết thực hiện dự án vào tháng 10/2019 được công bố là khoảng 10.700 tỷ đồng.

Điểm tên những dự án đầu tư công “rùa bò”, đội vốn

Mới đây (24/7), Tại kỳ họp lần thứ nhất, Quốc hội XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết có nhiều dự án đầu tư công bị chia nhỏ, manh mún, còn tình trạng kéo dài, đội vốn.

Điểm tên những dự án đầu tư công “rùa bò”, đội vốn
Diem ten nhung du an dau tu cong “rua bo”, doi von
Dự án đường sắt đô thị tuyến số 3 Nhổn - Ga Hà Nội: Được đầu tư xây dựng bởi Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội và được công ty Systra của Pháp tư vấn thiết kế, khởi công xây dựng từ năm 2010 dự kiến hoàn thành năm 2015. Sau đó dự án thi công ì ạch, sau nhiều lần đội vốn, lùi ngày hoàn thành vào năm 2019. Dự kiến khai thác thương mại vào tháng 4 năm 2021 nhưng đến nay dự án vẫn chưa được đưa vào sử dụng.
Diem ten nhung du an dau tu cong “rua bo”, doi von-Hinh-2
Dự án đường sắt đô thị tuyến số 1 Bến Thành - Suối Tiên: Được phê duyệt lần đầu tiên vào năm 2007 với tổng mức đầu tư hơn 17.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến năm 2011, dự án được điều chỉnh lên hơn 47.000 tỷ đồng, tăng thêm 30.000 tỷ đồng so với dự tính. Dự án dự kiến hoàn thành xây dựng vào năm 2017 và đưa vào khai thác vận hành năm 2018. Dù vậy, đến nay dự án vẫn chưa vận hành.
Diem ten nhung du an dau tu cong “rua bo”, doi von-Hinh-3
Dự án đường sắt đô thị tuyến số 2 Bến Thành - Tham LươngTháng 1/2012, Ban quản lý ĐSĐT TP.HCM ký hợp đồng với liên danh tư vấn gói thầu tư vấn thực hiện dự án (Tư vấn IC) với giá trị 43,98 triệu euro, thực hiện tư vấn trong 18 tháng nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành. Kể từ tháng 10/2018, tư vấn đã tạm dừng huy động nhân sự hỗ trợ cho dự án. Tháng 3/2021, UBND TP.HCM đã phê bình nghiêm khắc tập thể lãnh đạo Ban Quản lý ĐSĐT TP.HCM giai đoạn 2018 - 2019 vì để xảy ra chậm trễ ký kết, thực hiện hợp đồng tư vấn của tuyến metro số 2.
Diem ten nhung du an dau tu cong “rua bo”, doi von-Hinh-4
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông: Là một tuyến đường sắt đô thị đang được xây dựng, một phần của hệ thống mạng lưới Đường sắt đô thị Hà Nội, được đầu tư xây dựng bởi Bộ Giao thông Vận tải và vốn vay ODA của Trung Quốc ký năm 2008. Được khởi công xây dựng từ tháng 10 năm 2011, Dự kiến bắt đầu khai thác từ 2015, nhưng tính đến nay, sau nhiều lần đội vốn, tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông vẫn chưa xác định được ngày vận hành chính thức.
Diem ten nhung du an dau tu cong “rua bo”, doi von-Hinh-5
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi: Năm 2004 dự án được Chính phủ thông qua và giao cho Bộ GTVT đầu tư thực hiện. Tuy nhiên, dự án gặp nhiều vấn đề khó khăn nên làm chậm tiến độ thi công. Sau nhiều lần điều chỉnh, tháng 9/2017 khu tổ hợp Ngọc Hồi của huyện Thanh Trì đã hoàn thành giải phóng mặt bằng. Đến tháng 1/2018 Bộ GTVT có văn bản đề nghị bổ sung vốn 1.410 tỷ đồng vốn đối ứng để thực hiện giải phóng mặt bằng và tiếp tục triển khai các bước tiếp theo để đáp ứng tiến độ hoàn thành Dự án giai đoạn I vào năm 2024.
Diem ten nhung du an dau tu cong “rua bo”, doi von-Hinh-6
Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành: Các gói thầu đoạn sử dụng vốn ADB phía Tây và đoạn sử dụng vốn JICA yêu cầu hoàn thành trước quý II-2019; các gói thầu sử dụng vốn ADB đoạn phía Tây yêu cầu hoàn thành trước 31/12/2020. Nhưng đến nay dự án vẫn chậm tiến độ, chưa được hoàn thành.
Diem ten nhung du an dau tu cong “rua bo”, doi von-Hinh-7
 Dự án cải tạo, nâng cấp các đoạn xung yếu trên QL25 (dài 5,4km): Dự án do Sở GTVT Phú Yên làm chủ đầu tư đang chậm tiến độ khi sản lượng mới đạt khoảng 46,8%, chậm 14,5% so với kế hoạch. Dự án thi công chậm do vướng mắc trong công tác GPMB. Đến giữa tháng 6/2021, dự án mới nhận bàn giao được 4,6km, đạt 83,9%. Phần mặt bằng còn lại khoảng 800m do các 49 hộ dân còn khiếu nại về chính sách tái định cư.
Diem ten nhung du an dau tu cong “rua bo”, doi von-Hinh-8
Dự án đầu tư QL27 đoạn tránh Liên Khương (dài 6,2km): Do Sở GTVT Lâm Đồng làm chủ đầu tư, theo kế hoạch ban đầu, dự án hoàn thành trong tháng 12/2020. Sau đó, Bộ GTVT đã phải gia hạn lần 1, tiến độ hoàn thành vào ngày 30/6/2021. Tuy nhiên, đến giữa tháng 6/2021, dù chỉ có 1 gói thầu xây lắp nhưng sản lượng thi công dự án mới đạt khoảng 76,5%.
Diem ten nhung du an dau tu cong “rua bo”, doi von-Hinh-9
Dự án Cầu Thủ Thiêm 2: Dự án cầu Thủ Thiêm 2 với tổng vốn đầu tư 4.260 tỷ đồng, được khởi công xây dựng vào đầu 2015 và dự kiến hoàn thành vào năm 2020. Nhưng đến nay, vướng mắc về công tắc giải phóng mặt bằng khiến dự án chưa thể hoàn thành.
Diem ten nhung du an dau tu cong “rua bo”, doi von-Hinh-10
Dự án khép kín vành đai 2 - đoạn 3 từ đường Phạm Văn Đồng - nút giao thông Gò Dưa (Q.Thủ Đức, dài 2,75km): Bắt đầu thi công từ năm 2017 do Công ty cổ phần Văn Phú Bắc Ái thực hiện theo hình thức hợp đồng BT. Mặc dù chỉ dài 2,75km nhưng cho đến nay (7/2021) sau 4 năm thi công dự án vẫn là một bãi đất hoang với vật liệu xây dựng ngổn ngang.
Diem ten nhung du an dau tu cong “rua bo”, doi von-Hinh-11
Dự án mở rộng giai đoạn 2 nhà máy gang thép Thái Nguyên: Được khởi động từ năm 2005. Dự án có Tổng mức đầu tư ban đầu hơn 3.800 tỷ đồng, tháng 12/2008, Tisco đã báo cáo trượt giá VLXD, chi phí nhân công, chi phí nhập khẩu thiết bị… tăng từ 58% đến 113% so với thời điểm ký kết. Đến năm 2012, Bộ Công Thương đề xuất điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án từ hơn 3.800 tỷ đồng lên 8.100 tỷ đồng.

>>> Mời quý độc giả xem video: Bình Dương: Điều tra hàng loạt dự án bất động sản sai phạm. (Nguồn: THTPCT)



Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.