Học sinh nhiễm sán lợn: Bộ Y tế về Bắc Ninh xét nghiệm

(VietnamDaily) - Trong sáng nay, các cán bộ y tế đã về hai xã thuộc địa bàn huyện Thuận Thành (Bắc Ninh) để lấy mẫu máu xét nghiệm sán lợn cho các học sinh bị nhiễm sán lợn.

Liên quan đến vụ việc hàng nghìn trẻ trên địa bàn các xã thuộc huyện Thuận Thành (Bắc Ninh) lấy mẫu xét nghiệm sán lợn, sáng ngày 18/3, trao đổi với PV bà Nguyễn Thị Mây - Phó Hiệu trưởng trường mầm non Thanh Khương (Thuận Thành, Bắc Ninh) cho biết, ở cuộc họp với người dân xã trước đó có sự tham gia của Công ty Hương Thành (đơn vị cung cấp thực phẩm vào trường học) nói, nếu xét nghiệm đúng là thịt có vấn đề thì họ sẽ chịu trách nhiệm. Còn hiện giờ chưa có kết luận đó có phải bệnh sán lợn hay không.
Hoc sinh nhiem san lon: Bo Y te ve Bac Ninh xet nghiem
Bà Nguyễn Thị Mây - Phó Hiệu trưởng trường mầm non Thanh Khương (Thuận Thành, Bắc Ninh).
“Tôi không phụ trách mảng thực phẩm, cô Hiệu trưởng phụ trách, nhưng giờ đã bị đình chỉ. Mọi việc phải chờ kết quả điều tra”, - bà Mây thông tin.
Theo bà Mây, đầu năm học 2018 - 2019, nhà trường và Công ty Hương Thành đã ký hợp đồng với nhau để đơn vị này cung cấp thực phẩm cho nhà trường.
Phụ huynh nghỉ làm, ùn ùn đưa con đi xét nghiệm sán lợn
Ghi nhận của PV trong sáng nay, các đơn vị chức năng liên quan đã bố trí cán bộ tiến hành lấy mẫu máu xét nghiệm sán lợn cho các học sinh trên địa bàn hai xã Thanh Khương và Mão Điền (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh).
Hoc sinh nhiem san lon: Bo Y te ve Bac Ninh xet nghiem-Hinh-2
Phụ huynh xót xa rưng rưng nước mắt nhìn con đau đớn trong lúc lấy mẫu máu xét nghiệm sán lợn.
Tại điểm trường mầm non Mão Điền 1 (xóm Bàng, khu 2 xã Mão Điền, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) trong sáng nay, hàng trăm phụ huynh phải gác mọi công việc lại để đưa con em mình đến xét nghiệm sán lợn. Phụ huynh ai nấy cũng lo lắng, nhiều người rơi nước mắt khi thấy con em mình gào khóc, chịu đau đớn khi các cán bộ y tế lấy máu để đi xét nghiệm. Phụ huynh hy vọng con em mình sẽ không bị dương tính với sán lợn.
Chia sẻ với PV, chị Phan Thị Nho (xóm 1, xã Mão Điền) cho biết, nhà chị có hai con, một cháu 2 tuổi, một cháu 5 tuổi đều học ở trường và tính cả nội ngoại thì có 6-7 cháu học tại trường. Sáng nay, gia đình định thuê xe đi Hà Nội lúc 4h sáng để làm xét nghiệm cho con, nhưng nghe được thông báo trên loa phát thanh là có bác sĩ về tận nơi lấy mẫu máu xét nghiệm nên đã hủy xe.
“Hôm thứ 7 vừa rồi, con em trai tôi đi xét nghiệm và có kết quả dương tính với ấu trùng sán lợn. Hiện tôi đang sốt ruột về tình trạng của con nhưng có bác sĩ về xã lấy mẫu xét nghiệm nên tôi cho con ra lấy mẫu trước. Khoảng 1-2 tuần nữa, tôi sẽ đưa con lên Hà Nội để xét nghiệm lại” - chị Nho thông tin.
Hoc sinh nhiem san lon: Bo Y te ve Bac Ninh xet nghiem-Hinh-3
Phụ huynh gác mọi công việc để đưa con đến điểm trường mầm non Mão Điền 1 lấy mẫu máu xét nghiệm sán lợn.
Trao đổi với PV, một nhân viên y tế cho biết, bác sĩ ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh trực tiếp xuống lấy mẫu máu cho các cháu và nhân viên y tế ở Bệnh viện đa khoa huyện Thuận Thành, trạm y tế xã có nhiệm vụ hỗ trợ lấy mẫu máu cho các cháu.
Trước đó, UBND tỉnh Bắc Ninh đã chỉ đạo Sở Y tế sẽ phối hợp cùng huyện Thuận Thành để tổ chức phối hợp với Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương (Hà Nội) lấy mẫu máu xét nghiệm sán lợn cho các học sinh 19 trường mầm non trên địa bàn huyện Thuận Thành.
Sau khi lấy mẫu máu xét nghiệm sẽ được chuyển lên Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương để xét nghiệm. Toàn bộ chi phí xét nghiệm sán lợn cho các trẻ tỉnh Bắc Ninh sẽ hỗ trợ về kinh phí.
Liên quan đến vụ việc, sáng nay thông tin với báo chí ông Nguyễn Tử Quỳnh - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh cho biết, đã chỉ đạo Công an tỉnh Bắc Ninh vào cuộc xác minh, điều tra làm rõ nguyên nhân dẫn tới 209 học sinh bị nhiễm sán lợn.
Theo ông Quỳnh, không phải học sinh ăn thịt, rau, củ, quả… có ấu trùng nhiễm sán là nhiễm ngay bởi theo các chuyên gia ở Viện Sốt rét, côn trùng và ký sinh trùng Trung ương khẳng định nếu ăn chín, uống sôi thì không thể nhiễm sán.
Còn lãnh đạo Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương cho biết, đơn vị này đã nhận được đề nghị từ tỉnh Bắc Ninh về việc cử chuyên gia về phối hợp với cơ quan chức năng của địa phương để điều tra dịch tễ, lấy mẫu nghiên cứu tình hình bệnh lợn gạo ở huyện Thuận Thành để có giải pháp khắc phục.
Được biết, số các bệnh nhi được đưa đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương đã lên khoảng 2.000 trẻ được xét nghiệm sán và một số ký sinh trùng khác trong những ngày qua. Tính đến 21h tối 17/3 đã có 209 trẻ ở Thuận Thành (Bắc Ninh) dương tính với sán lợn. Tuy nhiên, con số học sinh mắc sán lợn gạo ở Bắc Ninh vẫn chưa dừng lại.
Như Kiến Thức đã đưa, khoảng giữa tháng 2/2019, một số phụ huynh đăng tải video ghi lại món thịt lợn có dấu hiệu của bệnh sán gạo trong bữa ăn tại trường mầm non Thanh Khương (Thuận Thành, Bắc Ninh) lên mạng xã hội. Tập thể phụ huynh sau đó đã lên gặp Ban giám hiệu nhà trường phản ánh, nhưng chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng.

Dịch tả lợn châu Phi: Làm sao để chọn được thịt sạch?

(VietnamDaily) - Thị trường thịt lợn tại Hà Nội đã chịu ảnh hưởng rõ rệt vì nhiều khách thận trọng hơn khi mua, thậm chí không ít người tạm thời hạn chế ăn thịt lợn thời điểm này.

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, hiện dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại hơn 200 hộ trên khắp 7 tỉnh, thành phố, tiêu hủy hơn 4 nghìn con lợn, khoảng 300 tấn thịt lợn.
dịch tả lợn châu Phi không lây sang người nhưng lợn bị tả có thể mắc thêm những loại bệnh khác như tai xanh, cúm, thương hàn...Những bệnh này gây nguy hiểm cho con người khi làm rối loạn hệ tiêu hóa, đặc biệt khi ăn tiết canh hay thịt lợn bệnh chưa nấu chín kỹ.
Trước những thông tin về dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp, thị trường thịt lợn tại Hà Nội đã chịu ảnh hưởng rõ rệt vì nhiều khách thận trọng hơn khi mua, thậm chí không ít người tạm thời hạn chế ăn thịt lợn thời điểm này.
Theo quan sát của PV Kiến Thức tại một số chợ dân sinh ở Hà Nội, sản lượng và giá thịt lợn đã giảm khá nhiều trong những ngày qua. Bà Nguyễn Thị Hiền, chủ sạp bán thị lợn tại chợ Phùng Khoang (Từ Liêm - Hà Nội) cho biết, giá thịt lợn đang dao động khoảng 70.000 - 80.000 đồng/kg, giảm khoảng 10% so với trước. Tuy nhiên, đây không phài là điều khiến các tiểu thương đau đầu, mà vấn đề đáng nói hơn là dù giá giảm nhưng lượng người mua không vì thế mà tăng lên. Ngược lại, khách mua hàng cũng giảm rõ rệt so với trước khi có dịch. "Chắc thời điểm này nhiều người có tâm lý ngại ăn thịt lợn vì sợ bị lợn bệnh trà trộn. Bên cạnh đó, có khách lại chuyển sang mua thịt ở siêu thị hay những cửa hàng thực phẩm để mua được thịt sạch. Vì thế, nhiều quầy bán thịt lợn tại chợ rất ế ẩm. Điều này làm chúng tôi rất lo", bà Hiền nói.
Dich ta lon chau Phi: Lam sao de chon duoc thit sach?
Nhiều sạp thịt lợn vắng khách dù đã quá giờ trưa. 
Chị Nguyễn Thị Phú, tiểu thương bán thịt lợn tại đây cho biết thêm, dịch bệnh đã khiến khách hàng thận trọng hơn khi mua thịt: "Khách hàng thường hỏi xem thịt lợn đã được kiểm dịch chưa? Thậm chí có khách còn chi chọn mua những miếng thịt có đóng dấu mực in của cơ qua kiểm dịch".
Dich ta lon chau Phi: Lam sao de chon duoc thit sach?-Hinh-2
Chị Nguyễn Thị Phú cho biết, nhiều khách hàng chỉ mua thịt lợn có kiểm dịch.
Tại chợ Khương Đình (Thanh Xuân - Hà Nội) cũng có biến động tương tự. Chị Vũ Thị Nguyệt, chủ sạp bán thịt lợn tại chợ Khương Đình cho biết, sau khi có dịch bệnh, giá thịt lợn đã giảm khoảng 10%. Nhiều khách hàng tỏ ra e ngại về chất lượng thịt lợn. "Trước đây mỗi ngày tôi bán khoảng 1 con lợn thịt, nhưng khi có dịch bệnh, tôi chỉ bán được khoảng nửa con", chị Nguyệt cho biết. Theo chị Nguyệt, ngay cả nhiều khách quen của chị cũng vắng bóng. Chị Nguyệt cho rằng điều này cũng dễ hiểu, vì chính chị cũng phải rất thận trọng khi mua thịt lợn thời điểm này.
Trong khi giới tiểu thương lo lắng vì không bán được nhiều hàng thì các bà nội trợ cũng đau đầu mỗi khi mua thịt lợn, khi mà dịch bệnh tả lợn châu Phi đang hoành hành. Nhiều người tiết lộ, họ phải tìm mọi cách, xoay đủ kiểu để mua được thịt lợn đảm bảo sạch, chất lượng.
 Chị Nguyễn Thị Trang (Cầu Giấy - Hà Nội) cho biết, khoảng một tuần nay, mâm cơm nhà chị đã vắng bóng món thịt lợn. Thay vào đó là các món khác như tôm, cá, mực... "Biết được thông tin về dịch bệnh tả châu Phi, tôi đã khá lo lắng. Trong khi chưa tìm được nơi thực sự yên tâm để mua thì tôi chọn cách hạn chế sử dụng thịt lợn chế biến món ăn. Trước đây, thỉnh thoảng tôi vẫn dùng mỡ lợn để nấu thức ăn thì nay tôi đã hoàn toàn thay bằng dầu thực vật", chị Trang nói.

Phụ huynh ở Bắc Ninh ùn ùn đưa con lên HN khám giun sán

(VietnamDaily) - Một lãnh đạo Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương xác nhận, sáng 15/3, có nhiều gia đình từ Bắc Ninh đưa con em xuống viện thăm khám vì nghi nhiễm giun, sán. 

Thông tin mới nhất về vụ "thực phẩm bẩn vào trường mầm non" Thanh Khương (xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh), sáng 15/3, hàng trăm phụ huynh đã đưa các cháu nhỏ học ở trường mầm non thuộc hai xã Thanh Khương và Mão Điền (cùng huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) xuống Hà Nội để khám bệnh vì nghi các cháu bị nhiễm giun sán sau khi ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh tại trường học.
Tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) từ sáng sớm đã có hàng trăm học sinh mầm non đến khám bệnh. Cùng với đó, tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương cũng là nơi nhiều phụ huynh ở Bắc Ninh đưa các cháu nhỏ đến khám bệnh. Một lãnh đạo Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương xác nhận, sáng 15/3, có nhiều gia đình từ Bắc Ninh đưa con em xuống viện thăm khám vì nghi nhiễm giun, sán.

Tin mới