Học sinh lớp 5 phải biết "Phụ nữ mang thai cần làm gì"?

Theo Trịnh Hòa Bình, việc sách giáo khoa lớp 5 có bài "Phụ nữ mang thai cần làm gì" không phù hợp với những đứa trẻ ăn chưa no, lo chưa tới. 

Về việc học sinh lớp 5 phải học thuộc bài học số 5 trong sách giáo khoa có nội dung "Phụ nữ có thai cần làm gì", PV đã phỏng vấn PGS. TS Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Điều tra Dư luận xã hội (Viện xã hội học).

PGS. TS Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Điều tra Dư luận xã hội (Viện xã hội học).
PGS. TS Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Điều tra Dư luận xã hội (Viện xã hội học). 
Mở đầu cuộc trao đổi với PGS. TS Trịnh Hòa Bình, PV đặt ra giả thiết: Nếu ông có con đang học lớp 5, khi nghe con mình học thuộc lòng bài học có nội dung Phụ nữ mang thai cần làm gì? ông sẽ phản ứng như thế nào? Ông Trịnh Hòa Bình đã thẳng thắn bày tỏ qua điểm rằng, ông không đồng ý đưa nội dung Phụ nữ có thai vào sách giáo khoa lớp 5.

Theo như ông Trịnh Hòa Bình phân tích, những kiến thức được nêu trong bài hoàn toàn ngược với chủ trương đổi mới giáo dục Việt Nam. Bởi, chủ trương hiện nay của chúng ta là, lược bỏ những kiến thức không cần thiết trong hệ thống giáo dục trong nhà trường để các môn học của các em đi vào thực tế hơn.

Do đó, ông cho rằng, những kiến thức về phụ nữ mang thai không phù hợp với các em học sinh lớp 5. Những kiến thức đó không cần và không nên trang bị cho các em đang ở độ tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới”. Ông nhận định rằng đây là một điển hình cho việc đưa nhầm kiến thức không cần thiết vào chương trình giáo dục hiện nay.

Việc cung cấp kiến thức về giới tính cho trẻ theo ông Trịnh Hòa Bình là cần thiết. Nhưng, cung cấp ở mức độ nào thì lại hoàn toàn phụ thuộc vào độ tuổi, tâm sinh lý của của trẻ ở giai đoạn đó và việc đó là không có hại.

Bởi, khi chúng ta biết giới hạn kiến thức về giới tính để trang bị cho trẻ thì nó hoàn toàn có lợi. Ví như học sinh lớp 5 tức là đã 10 tuổi, ở nhóm tuổi này nói chung đã biết nhận thức cho nên giáo dục giới tính cho trẻ không chỉ bó buộc trong phạm vi nhà trường mà mỗi người cha người mẹ cũng có trách nhiệm trong việc trang bị kiến thức và giáo dục giới tính cho con trẻ.

Tuy nhiên, ông Trịnh Hòa Bình không quên khuyến cáo tới các bậc phụ huynh là những kiến thức đó phải đảm bảo vừa đủ, đúng với độ tuổi của các em học sinh. Chẳng hạn như kiến thức về giới, về chức năng của giới nam, chức năng của giới nữ... chứ không phải là những kỹ năng, bài giảng về chuyện mang thai và chửa đẻ cũng như phải kiêng khem gì khi mang thai.

Những kiến thức về Phụ nữ mang thai nên làm gì? Ông Trịnh Hòa Bình cho rằng ở lứa tuổi học sinh THCS là hợp lý nhất. Vì, ở lứa tuổi này các em có quyền được biết những kiến thức về quá trình mang thai, quá trình hình thành nên con người và không ngoại trừ việc miêu tả khi mang thai người phụ nữ nên và không nên làm gì. Việc cung cấp kiến thức cho các em ở lứa tuổi này có vai trò quyết định trong việc điều chỉnh hành vi của trẻ ở tương lai.

Giật mình hình minh họa trong sách giáo khoa Tiếng Việt 1

Một số hình ảnh minh họa trong sách giáo khoa Tiếng Việt 1 được độc giả phản ánh minh họa chưa xác thực, điều đó có thể khiến trẻ em hiểu lầm tai hại.

Độc giả Phan Văn Song phản ánh về hình minh họa trong sách giáo khoa Tiếng Việt 1 của NXB Giáo dục có nhiều chỗ chưa đúng với thực tế cuộc sống, nếu không có sửa chữa có thể ảnh hưởng tới sự nhận biết của học sinh.

Bảng cửu chương lạ “5 + 10 = 50” trên vở Hồng Hà

(Kiến Thức) - Bảng cửu chương in trên bìa sau vở Hồng Hà với hàng loạt phép tính lạ như “2 + 1 = 2”, “5 + 10 = 50”...

Hiện nhiều bậc phụ huynh đang khá bức xúc, ngán ngẩm khi nhìn thấy bức ảnh bảng cửu chương in sai ở bìa sau của vở Hồng Hà, sản phẩm của Công ty CP Văn phòng phẩm Hồng Hà, một trong số ít những doanh nghiệp về văn phòng phẩm có tên tuổi lâu đời và có nhiều sản phẩm chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay.
Cụ thể, bảng cửu chương in nhầm dấu nhân thành dấu cộng, vì thế mà đã cho ra hàng loạt phép tính, kết quả sai. Chẳng hạn “2 + 1 = 2”, “5 + 10 = 50”, “9 + 10 = 90”...

Đọc nhiều nhất

Tin mới