Học một buổi, học sinh TP.HCM biết về đâu?

Hàng loạt trường tại TP.HCM từ học 2 buổi phải chuyển xuống một buổi do tăng dân số. Sau khi kết thúc giờ học, các em phải vội vã tìm chỗ tá túc, chờ phụ huynh đón.

Con được học bán trú ở trường tiểu học tưởng như điều đương nhiên thì nay lại là mơ ước xa vời của hàng ngàn phụ huynh tại TP.HCM. Trước áp lực học sinh (HS) tăng đột biến, hàng loạt trường tiểu học đang tổ chức dạy học 2 buổi buộc phải chuyển xuống học một buổi.
Đặc biệt, HS mới chân ướt chân ráo vào lớp 1 cũng chỉ được học một buổi đang trở thành nỗi lo của phụ huynh.
Học sinh bơ phờ, phụ huynh mỏi mệt
Có mặt tại trường Tiểu học Đặng Thị Rành (Quốc lộ 13 cũ, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức), trong cái nắng như thiêu như đốt giữa trưa, chúng tôi chứng kiến cả phụ huynh và HS đều bơ phờ, mệt mỏi vì học một buổi.
Một nhóm HS lớp 1 oằn mình với chiếc cặp quá khổ mệt mỏi leo lên 2 chiếc taxi đợi sẵn. Ngôi trường này nằm trong khu chợ dọc quốc lộ, đường ổ gà chằng chịt, trời mưa thì nước đọng từng vũng lớn, trời nắng khói bụi lại bay mù mịt.
Hoc mot buoi, hoc sinh TP.HCM biet ve dau?
Vừa tan học, từng nhóm học sinh của trường Tiểu học Đặng Thị Rành (quận Thủ Đức) lên taxi đợi sẵn để về nhà giáo viên ăn, học buổi 2 . Ảnh: Người Lao Động. 
Đứng cạnh chúng tôi là em HS lớp 3, trong gần một giờ vẫn không thấy phụ huynh đến đón. Hỏi ra là do nhà HS này quá xa, mẹ lại đi xe đạp đến đón nên em phải đứng chờ. Nhiều phụ huynh khác vội vã quấn con trong những chiếc áo chống nắng kín bưng chở đi giữa trưa nóng bức.
Đáng thương nhất là nhóm các HS leo lên chiếc xe đưa rước chật kín, một số em tranh thủ ngủ thiếp trên xe. Tiếp xúc với nhiều phụ huynh chờ đón con tại cổng trường, họ cho biết chỉ tranh thủ đón con rồi về nhà gửi hàng xóm để đi làm ca chiều. Có phụ huynh còn nhờ người bảo vệ ở trường mầm non đối diện đón con, cho ăn ngủ trong trường mầm non rồi chiều mới rước về.
Chị H., nhà sát trường, kể con chị năm nay học lớp 3, bé chỉ học buổi chiều, còn buổi sáng ở nhà. Khi chúng tôi hỏi ở nhà bé làm gì, chị H. cho biết có khi xem tivi, lúc thì chơi game vì chị không có thời gian kèm cặp.
Nhà chị H. còn đỡ vì có người ở nhà trông, còn phụ huynh tại trường phần lớn là công nhân làm việc tại KCN bên cạnh, không có người ở nhà nên tìm cách gửi con đến nhà cô học thêm vì không còn cách nào khác.
Đủ thứ phụ phí
Gay go nhất là các quận, huyện lâu nay triền miên trong cảnh trường lớp không theo kịp tốc độ tăng dân số, như Thủ Đức, Tân Phú, Bình Tân…
Tại quận Thủ Đức, theo lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), do lượng HS vào lớp 1 năm học này tăng đột biến nên để bảo đảm đủ chỗ học, nhiều trường tại quận từ học 2 buổi/ngày, nghĩa là có bán trú, nay phải chuyển xuống 100% lớp học 1 buổi/ngày.
Điển hình như các trường tiểu học Bình Triệu, Đào Sơn Tây, Hiệp Bình Phước, Hiệp Bình Chánh…
Chị H.T, một phụ huynh có con đang học lớp 1 tại quận Thủ Đức, cho biết do cả nhà cùng đi làm đến chiều mới về nên việc con chỉ được học một buổi trở thành nỗi lo lắng lớn nhất với gia đình. Buổi chiều, con không học thì ai trông đây? Biết gửi con ở đâu để an tâm làm việc?
Cuối cùng, các phụ huynh trong tình thế khốn đốn đã nảy ra sáng kiến là góp tiền để nhờ các cô giáo trong trường đưa đón con. Hàng ngày, khi học xong buổi 1, cô giáo sẽ đón các bé mà phụ huynh có nhu cầu gửi, rồi thuê taxi chở về nhà cô. Cô sẽ lo cho các bé ăn và dạy học tại nhà, đợi đến chiều, phụ huynh làm xong thì đón về. Mỗi tháng, mỗi HS đóng cho cô giáo 2 triệu đồng.
"Cũng may có cô nhận trông giúp, chứ không thì biết gửi cho ai?", chị T. bày tỏ.
Tình trạng tương tự xảy ra tại nhiều trường tiểu học bất ngờ không tổ chức bán trú do lượng HS tăng quá đông. Chị H.C - phụ huynh trường Tiểu học Duy Tân, quận Tân Phú - cho hay con chị năm nay học lớp 3, hai năm trước đều học 2 buổi nhưng năm nay thì không. Hàng loạt phụ huynh điêu đứng xin chuyển trường cho con nhưng Phòng GD-ĐT có quy định không nhận HS trong quận chuyển trái tuyến.
Nhiều phụ huynh thống kê cho con học trường công, nhất là bậc tiểu học, không phải đóng học phí nhưng những chi phí phải bỏ ra để nhờ người đưa đón, gửi con, ăn uống… còn cao hơn nhiều so với các trường tư thục.
Theo chị T., chỉ một số gia đình khá hơn chút mới đủ khả năng đóng 2 triệu đồng/tháng cho con về nhà cô. Tính tổng các khoản trong trường thì 1 tháng lên hơn 4 triệu đồng tiền cho con đi học.
Đa số phụ huynh khác là công nhân, không đủ trang trải chi phí sinh hoạt gia đình nên không đủ khả năng góp tiền cho con theo hình thức về nhà giáo viên buổi 2 nên đang rối bời.
Biến tướng của dạy thêm, học thêm
Không biết gửi con ở đâu, nhiều phụ huynh phản ánh đã có tình trạng giáo viên gợi ý đưa con về nhà học.
Một phụ huynh tại quận Thủ Đức cho hay ngay trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, giáo viên đã nói thẳng trường chỉ dạy 1 buổi và ghi địa chỉ nhà để phụ huynh đưa con đến.
Giáo viên này còn cho biết ngành GD&ĐT chỉ cấm dạy thêm với HS học 2 buổi/ngày nên học 1 buổi vẫn có thể học thêm dưới hình thức bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.

Vụ bảo vệ dâm ô học sinh tiểu học: Hiệu trưởng chưa hết sốc

Trước sự việc bảo vệ dâm ô học sinh tiểu học La Phán Tẩn,  ông Cao A Củi - Hiệu trưởng nhà trường vẫn chưa hết "sốc".

Trước sự việc bảo vệ Đỗ Văn Nam (quê ở Hà Nam) dâm ô học sinh trường bán trú Tiểu học La Pán Tẩn (Mường Khương, Lào Cai) đến thời điểm này các nạn nhân và gia đình đã lên tiếng tố cáo Nam để đòi lại công lý. Hiện gia đình các nạn nhân cũng đang lo ngại con em mình sẽ ảnh hưởng tới tâm sinh lý sau này.

Hạ hạnh kiểm 4 nữ sinh đánh bạn dã man vì chế ảnh thần tượng

4 học sinh đánh bạn đều bị hạ hạnh kiểm năm học 2015-2016 xuống xếp loại yếu.

4 học sinh đánh bạn đều bị hạ hạnh kiểm năm học 2015-2016 xuống xếp loại yếu, còn nạn nhân T. cũng bị hạ hạnh kiểm từ khá xuống trung bình với cùng lý do “đánh nhau nơi công cộng”.
Ngày 3/6, Trường THCS Quyết Thắng đóng trên địa bàn (TP.Biên Hòa, Đồng Nai) đã tiến hành họp hội đồng kỷ luật và quyết định hạ bậc hạnh kiểm đối với 4 em học sinh trực tiếp tham gia đánh nữ sinh H.A.T (lớp 8/6) ngày 12/5 gây xôn xao dư luận trong và ngoài tỉnh Đồng Nai. Hành vi của nhóm học sinh đánh bạn này khiến nhiều người bất bình, bức xúc.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.