(Kiến Thức) - Một học giả có liên quan đến PLA nói với các nghị sĩ quốc hội Nhật Bản rằng Senkaku/Điếu Ngư là "lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc.
Lê Chân (theo Kyodo)
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Nhật Bản quản lý hơn 100 năm qua.
Ngày 19/8, một nguồn tin cho biết hồi đầu tháng này, một học giả của Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế của Trung Quốc, do Phó Tổng tham mưu trưởng PLA, trung tướng Thường Vạn Toàn cầm đầu, nói với các nhà nghị sĩ Nhật đang ở thăm Bắc Kinh rằng quần đảo Senkaku - do Nhật Bản kiểm soát hơn 100 năm qua - ở Biển Hoa Đông là "nằm trong phạm vi lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc.
Trung Quốc vốn có truyền thống dành riêng thuật ngữ "lợi ích cốt lõi" cho các vấn đề quan trọng về chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ như Đài Loan, Tây Tạng và Tân Cương. Bắc Kinh không sẵn sàng thỏa hiệp về “lợi ích cốt lõi” và sẵn sàng sử dụng vũ lực, nếu thấy cần thiết.
Đây là lần đầu tiên một học giả của viện nghiên cứu có liên quan đến PLA gọi Senkaku/Điếu Ngư là một phần “những lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc.
Chính phủ Trung Quốc bắt đầu công khai gọi Senkaku/Điếu Ngư là “lợi ích cốt lõi” vào tháng 4/2013, nhưng sau đó đã âm thầm rút khỏi các tuyên bố chính thức. Cho đến nay, Bắc Kinh vẫn rất mập mờ về cái gọi là “lợi ích cốt lõi” này.
(Kiến Thức) - Theo báo Libération ngày 13/8, căng thẳng Trung-Nhật đã leo thêm một nấc mới khi các tàu Hải cảnh Trung Quốc hiện diện 28 giờ liền cạnh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Cuộc chiến "súng phun nước" ở vùng biển Senkaku/Điếu Ngư.
Báo Libération gọi đây là “trò chơi mèo vờn chuột không có hồi kết” giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Bài báo thuật lại vụ việc 3-4 tàu Hải cảnh Trung Quốc tiến vào khu vực quần đảo Senkaku hôm 7/8 và bị Nhật Bản xem là xâm phạm lãnh thổ quốc gia. Bị yêu cầu phải lùi ra xa, phía Trung Quốc trả lời lại qua điện đài bằng hai thứ tiếng Hoa và Nhật rằng quần đảo này thuộc chủ quyền Trung Quốc với cái tên là Điếu Ngư và sau đó rút lui.
Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thượng viện Mỹ ngày 20/1 đã chuẩn thuận ông Marco Rubio làm Ngoại trưởng Mỹ. Đây là đề cử nhân sự đầu tiên cho nội các của Tổng thống Donald Trump được phê duyệt.
Sau khi tuyên thệ nhậm chức và chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ, ông Donald Trump đã ký gần 100 sắc lệnh hành pháp liên quan tới hàng loạt lĩnh vực, qua đó hiện thực hóa các cam kết tranh cử.
Trong bài diễn văn nhậm chức tại tòa nhà Quốc hội ở thủ đô Washington hôm 20/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định: "Thời kỳ hoàng kim của nước Mỹ bắt đầu từ ngày hôm nay".
Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Trong lễ nhậm chức của Tổng thống Donald Trump nhiệm kỳ đầu tiên năm 2017, Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump mặc một chiếc váy màu xanh nhạt và áo khoác bolero cùng tông do Ralph Lauren thiết kế.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã tổ chức cuộc mít tinh bên trong đấu trường Capital One Arena ở thủ đô Washington DC hôm 19/1, một ngày trước lễ nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ tuyên thệ nhậm chức tại thủ đô Washington ngày 20/1. Chính quyền địa phương cùng các cơ quan chức năng Mỹ đã và đang ráo riết chuẩn bị cho sự kiện quan trọng này.