Hoạt động cải tạo của Trung Quốc ở Biển Đông gây nguy hiểm

Các hành động khiêu khích và cải tạo đất gần đây của TQ chính là việc "cố tình cắt trái tim hàng hải của ASEAN khỏi khu vực ĐNA một cách từ từ".

Hoạt động cải tạo của Trung Quốc ở Biển Đông gây nguy hiểm
Giáo sư Carlyle Thayer - Học viện Quốc phòng Australia, Giám đốc hãng tư vấn Thayer Consultancy - nhận định như vậy ngày 28/4.
“Hành động của Trung Quốc đe dọa gây xói mòn nỗ lực 48 năm của ASEAN trong việc nâng cao sự tự chủ của Đông Nam Á, tránh sự can thiệp của bên ngoài. Trung Quốc mưu toan thay đổi 'thực tế trên thực địa' bằng cách thôn tính biển Đông và đặt biển Đông dưới quyền kiểm soát quân sự và hành chính của nước này”, GS Thayer nhận định.
Hoat dong cai tao cua Trung Quoc o bien Dong gay nguy hiem
Ảnh vệ tinh gần đây về việc xây dựng, cải tạo trái phép của Trung Quốc trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: IHS Jane’s. 
Trung Quốc cũng mưu toan phá hoại các liên minh của Mỹ và sự đảm bảo an ninh bằng cách sử dụng tàu chấp pháp dân sự và đội tàu cá để thực hiện các hành động đe dọa, ép buộc Philippines, Việt Nam. Các hành động này được dàn xếp một cách cẩn trọng và giúp Trung Quốc thúc đẩy quyền kiểm soát thực tế trên biển Đông. Mưu sâu của Trung Quốc khiến Mỹ đến nay chưa thể phản ứng một cách có hiệu quả, GS Thayer nhận xét.
Cuối cùng, Trung Quốc tìm cách khai thác sự khác biệt giữa các thành viên ASEAN và lôi kéo ASEAN vào các hiệp ước an ninh riêng biệt ở Đông Á, vì thế làm xói mòn tính trung tâm của ASEAN trong các vấn đề an ninh khu vực, ông Thayer khẳng định.
Kể từ năm 2009, khi Trung Quốc chính thức đưa ra bản đồ đường 9 đoạn đầy tham vọng, yêu sách chủ quyền đối với tất cả đá, đá ngầm, bãi cạn, đảo cùng vùng nước tiếp giáp (chiếm phần lớn diện tích biển Đông), nước này đã có nhiều hành động quyết liệt, nếu không muốn nói là khiêu khích, để củng cố và mở rộng quyền kiểm soát của mình đối với biển Đông. Những hành động này ít nhất gồm có:
- Quấy rối ngư dân Việt Nam, Philippines và những nước khác đánh bắt hải sản trong khu vực đường 9 đoạn, bằng cách đâm va, đánh chìm, phá hủy, đánh cắp tài sản, bắt thủy thủ đoàn, tịch thu hải sản họ đánh bắt được;
-Đe dọa, cắt cáp tàu tham gia khảo sát địa chấn trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam và Philippines;
- Thực sự thôn tính bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham do Philippines quản lý và gây căng thẳng tại Bãi Cỏ Mây mà trên đó Philippines có một đơn vị nhỏ lính thủy đánh bộ. Trung Quốc thôn tính bằng cách cho các tàu thực thi pháp luật trên biển có vũ trang đồn trú thường xuyên ở vùng biển xung quanh, quấy rối nỗ lực tiếp tế cho lính thủy của Philippines;
- Khuyến khích ngư dân Trung Quốc đánh bắt trộm trong vùng biển mà yêu sách đường chín đoạn chồng lấn với EEZ của các quốc gia ven biển;
- Các tàu chấp pháp biển của Trung Quốc ép buộc giới chức Đông Nam Á thả ngư dân Trung Quốc bị bắt vì đánh bắt trái phép;
- Triển khai giàn khoan dầu khổng lồ Hải Dương 981 đi kèm đội tàu hộ tống 80-100 chiếc (bao gồm tàu chiến hải quân, tàu của các lực lượng chấp pháp trên biển, tàu kéo, tàu cá liên quan lực lượng dân quân Trung Quốc) trong EEZ của Việt Nam. Họ sử dụng chiến thuật đâm va và phun vòi rồng để chống lại tàu cảnh sát biển và tàu kiểm ngư của Việt Nam;
- Quấy rối và đối đầu nguy hiểm với máy bay và tàu hải quân Mỹ hoạt động trong không phận và vùng biển quốc tế trên biển Đông (ví dụ tàu tuần tra biển USS Cowpensand P-8 Poseidon);
- Xây dựng và cải tạo đất quy mô lớn trên 5 thực thể địa lý trên biển Đông, bao gồm việc xây dựng một đường băng và các bến tàu có khả năng tiếp nhận tàu quân
Phía sau việc cải tạo
Trả lời phỏng vấn báo chí, ông Alexander Neill, chuyên gia hàng hải, hải quân, nghiên cứu viên cao cấp của Diễn đàn Đối thoại Shangri-La, Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở châu Á, nhận định, các hoạt động gần đây của Trung Quốc trên biển Đông cho thấy, họ không chỉ đơn thuần nạo vét mà còn xây dựng hạ tầng trên đá Chữ Thập, không chỉ trong phạm vi bãi đá này mà có thể áp dụng cho một số bãi đá gần đó.
Theo chuyên gia Neill, Trung Quốc có các kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng ở khu vực tranh chấp, để nước này toàn quyền hành động trong việc nâng cao sự hiện diện quân sự ở Trường Sa cũng như quanh quần đảo này. Trước đó, Trung Quốc đã tập trung vào việc củng cố các cơ sở ở Hoàng Sa và vùng biển xung quanh, bước đi đầu tiên là thành lập cái gọi là thành phố Tam Sa và tăng cường sự hiện diện quân sự lâu dài tại đó. Nhận thức tình huống ở khu vực này là mục tiêu chính, ông Neill nhận định.
Trung Quốc biết rằng, ở phần phía Nam của biển Đông, sự nhận thức tình huống và năng lực tiến hành chiến tranh viễn chinh của nước này không cao như ở phần phía Bắc của biển Đông. “Vì vậy, việc thiết lập sự hiện diện đáng kể, lâu dài và liên tục ở quần đảo Trường Sa phải là một mục tiêu chính của Trung Quốc. Đây là một cách tiếp cận tăng cường. Một khi Trung Quốc thiết lập được một sự hiện diện như vậy ở Trường Sa, các nước khác cũng có tuyên bố chủ quyền trên biển Đông sẽ khó mà đánh bật được vị trí của Trung Quốc, dù Tòa án Quốc tế về Luật Biển có ra phán quyết gì đi chăng nữa”, chuyên gia Neill nhận định.
Tướng Gregorio Catapang, Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Philippines, mới đây phát biểu: “Chúng tôi thực sự ngạc nhiên trước tốc độ cải tạo của Trung Quốc trên biển Đông. Quá nhanh!”. Sau khi cải tạo xong các bãi đá, Trung Quốc có thể đưa nhiều tàu đến đó, quân sự hóa khu vực và gây ra căng thẳng, tướng Catapang nói.

Trung Quốc ngang nhiên cắm cờ xuống đáy Biển Đông

(Kiến Thức) - Hành động cắm cờ xuống đáy Biển Đông của Trung Quốc được cho là nhằm phục vụ âm mưu đánh dấu mốc cho cái gọi là chủ quyền của TQ tại Biển Đông. 

Trung Quốc ngang nhiên cắm cờ xuống đáy Biển Đông
Bất chấp sự phản đối từ cộng đồng quốc tế, Trung Quốc vẫn tiếp tục các hành động ngang ngược tại Biển Đông. Tân Hoa Xã ngày 19/3 đưa tin, Trung Quốc lần đầu tiên đã dùng robot điều khiển từ xa cắm cờ xuống khu vực biển có độ sâu 3.000 m ở Biển Đông.
Tờ báo này cho biết, đây là một phần trong quá trình thử nghiệm các trang bị khảo sát nước sâu cho chiếc tàu công trình đa năng nước sâu đầu tiên có tên “Hải Dương 286”, do Trung Quốc chế tạo.

Trung Quoc ngang nhien cam co xuong day Bien Dong
 Tàu công trình đa năng nước sâu "Hải dương 286".

Nhà lập pháp Philippines hiến kế ngăn Trung Quốc trên Biển Đông

(Kiến Thức) - Trong một cuộc trao đổi, thành viên đảng đối lập Philippines, Neri Colmenares hiến kế để ngăn hành vi hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông.

Nhà lập pháp Philippines hiến kế ngăn Trung Quốc trên Biển Đông
Giữa bối cảnh hình ảnh vệ tinh cho thấy Bắc Kinh đang đẩy nhanh hoạt động cải tạo đất trái phép ở Đá Vành Khăn (thuộc Quần đảo Trường Sa của Việt Nam), thành viên đảng đối lập Bayan Muna kêu gọi Tổng thống Benigno Aquino III củng cố tốt hơn nữa các khu vực mà Manila đang kiểm soát (trái phép) trên Biển Đông.

Ngắm phố đi bộ Nguyễn Huệ trước ngày vận hành chính thức

(Kiến Thức) - Mặc dù ngày 29/4 mới đưa vào vận hành chính thức phố đi bộ Nguyễn Huệ, nhưng tối 28/4, nhiều người dân Sài Gòn đã kéo nhau về đây để thăm quan.

Ngắm phố đi bộ Nguyễn Huệ trước ngày vận hành chính thức
Ngam pho di bo Nguyen Hue truoc ngay van hanh chinh thuc
Theo kế hoạch, ngày 29/4 phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, TP HCM) mới chính thức đưa vào vận hành. Nhưng trong chiều tối 28/4, người dân Sài Gòn đã tranh thủ ngày nghỉ lễ đầu tiên để đến đây thăm quan và hóng gió.
Ngam pho di bo Nguyen Hue truoc ngay van hanh chinh thuc-Hinh-2
Theo quan sát của PV Kiến Thứccác hạng mục như hệ thống chiếu sáng nền quảng trường, đèn chiếu cộng cộng, chiếu sáng cây xanh và đài phun nước đã được vận hành thử nghiệm và gần như hoàn tất. Các hạng mục như hệ thống âm thanh phục vụ hồ nhạc nước, hệ thống camera cũng đang được các công nhân gấp rút hoàn thành.
Ngam pho di bo Nguyen Hue truoc ngay van hanh chinh thuc-Hinh-3
 Một gia đình tranh thủ ghi lại khoảnh khắc ở phố đi bộ.
Ngam pho di bo Nguyen Hue truoc ngay van hanh chinh thuc-Hinh-4
 Hai mẹ con cùng tản bộ trên phố.
Ngam pho di bo Nguyen Hue truoc ngay van hanh chinh thuc-Hinh-5
Cho đến thời điểm hiện tại, hệ thống phun nước và ánh sáng cơ bản đã hoàn chỉnh. Đơn vị thi công cũng đang gấp rút hoàn tất công tác đấu nối giữa hệ thống âm thanh và phun nước để “trình làng” phần nhạc nước đầy thú vị trong thời gian tới, hồ nhạc nước sẽ trở thành điểm nhấn phố đi bộ Nguyễn Huệ.
Ngam pho di bo Nguyen Hue truoc ngay van hanh chinh thuc-Hinh-6
Hôm nay là ngày nghỉ lễ đầu tiên, đúng dịp giỗ tổ Hùng Vương(10/3 âm lịch) nên nhiều gia đình đã tranh thủ ra khu vực này để vui chơi.
Ngam pho di bo Nguyen Hue truoc ngay van hanh chinh thuc-Hinh-7
Hàng trăm người dân tập trung theo dõi phần trình diễn nhạc nước tại phố đi bộ.
Ngam pho di bo Nguyen Hue truoc ngay van hanh chinh thuc-Hinh-8
Người dân và du khách nước ngoài tỏ ra thích thú khi được chiêm ngưỡng màn trình diễn đầy sắc màu tại đài phun nước nghệ thuật.
Ngam pho di bo Nguyen Hue truoc ngay van hanh chinh thuc-Hinh-9
 Anh Nguyễn Trọng Hùng (38 tuổi, ngụ quận Thủ Đức, TP HCM) chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên Sài Gòn có phố đi bộ nên tôi đã đưa vợ con đến đây thăm quan. Tuyến phố này rất hoành tráng, rộng rãi và thoáng mát. Tôi hy vọng thành phố sẽ có thêm nhiều công trình hiện đại nữa sẽ mọc lên”.
Ngam pho di bo Nguyen Hue truoc ngay van hanh chinh thuc-Hinh-10
Được biết, trong giai đoạn đầu, đường Nguyễn Huệ trở thành phố đi bộ vào hai tối Thứ bảy và Chủ nhật, trong thời gian từ 18 đến 23 giờ. Đến khi người dân thành phố quen dần với phố đi bộ, các loại hình hoạt động ở đây tăng lên và thu hút nhiều người đến đây thì đường Nguyễn Huệ sẽ trở thành phố đi bộ vào tất cả buổi tối trong tuần.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.
Toà tuyên án Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump

Toà tuyên án Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 10/1 bị kết án vì thanh toán tiền “giữ im lặng” cho một nữ diễn viên phim người lớn. Phán quyết này khiến ông trở thành cựu tổng thống Mỹ đầu tiên bị kết án vì một tội danh.
Canh bạc lớn của Mỹ - Israel với Iran

Canh bạc lớn của Mỹ - Israel với Iran

Gần đây, các cuộc thảo luận trong chính quyền Joe Biden nhấn mạnh việc lên kế hoạch kịch bản chiến lược nhằm đối phó chương trình hạt nhân đang tiến triển của Iran.
An ninh Nga ngăn chặn tấn công khủng bố bằng bom

An ninh Nga ngăn chặn tấn công khủng bố bằng bom

Cơ quan An ninh Liên bang Nga hôm 4/1 cho biết họ đã ngăn chặn một cuộc tấn công lớn tại Yekaterinburg và bắt giữ bốn thiếu niên được cho là đang lên kế hoạch kích nổ một quả bom tại một khu vực đông người.