Hoàng thái hậu nào lên ngôi năm 15 tuổi, qua đời còn trinh nguyên?

Hoàng thái hậu nào lên ngôi năm 15 tuổi, qua đời còn trinh nguyên?

Trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, Thượng Quan Thị là người có số phận đặc biệt. Bà nhập cung khi mới 6 tuổi và trở thành hoàng thái hậu năm 15 tuổi. Tới lúc qua đời vẫn còn trinh nguyên như thiếu nữ. 

Cuộc đời Thượng Quan Thị -  hoàng thái hậu trẻ tuổi nhất lịch sử phong kiến Trung Quốc khiến hậu thế không khỏi đau lòng, xót xa cho số phận bi thương của bà.
Cuộc đời Thượng Quan Thị - hoàng thái hậu trẻ tuổi nhất lịch sử phong kiến Trung Quốc khiến hậu thế không khỏi đau lòng, xót xa cho số phận bi thương của bà.
Thượng Quan thị là con gái đầu lòng của trưởng nam Thượng Quan An và con gái cả nhà họ Hoắc. Ông nội là Tả Tướng quân An Dương Hầu Thượng Quan Kiệt, ông ngoại là Đại tư mã Đại tướng quân Hoắc Quang.
Thượng Quan thị là con gái đầu lòng của trưởng nam Thượng Quan An và con gái cả nhà họ Hoắc. Ông nội là Tả Tướng quân An Dương Hầu Thượng Quan Kiệt, ông ngoại là Đại tư mã Đại tướng quân Hoắc Quang.
Với xuất thân quyền quý này, vào năm 83 trước công nguyên, cha của Thượng Quan thị muốn đưa bà vào cung nhưng bị đại thần Hoắc Quang phản đối. Dù vậy, do được Trưởng công chúa Nhạc Ấp ủng hộ nên Thượng Quan Thị nhập cung làm tiệp dư, hầu hạ Hán Chiêu Đế Lưu Phất Lăng.
Với xuất thân quyền quý này, vào năm 83 trước công nguyên, cha của Thượng Quan thị muốn đưa bà vào cung nhưng bị đại thần Hoắc Quang phản đối. Dù vậy, do được Trưởng công chúa Nhạc Ấp ủng hộ nên Thượng Quan Thị nhập cung làm tiệp dư, hầu hạ Hán Chiêu Đế Lưu Phất Lăng.
Một tháng sau khi vào cung, Thượng Quan Thị được sắc phong làm hoàng hậu. Lúc này, bà 6 tuổi trong khi Hán Chiêu Đế Lưu Phất Lăng 12 tuổi. Theo đó, bà trở thành hoàng hậu nhỏ tuổi nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc.
Một tháng sau khi vào cung, Thượng Quan Thị được sắc phong làm hoàng hậu. Lúc này, bà 6 tuổi trong khi Hán Chiêu Đế Lưu Phất Lăng 12 tuổi. Theo đó, bà trở thành hoàng hậu nhỏ tuổi nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc.
Ba năm sau khi Thượng Quan Thị lên ngôi hoàng hậu, cha của bà lập mưu tạo phản nhưng thất bại. Theo đó, gia độc của Thượng Quan Thị bị xử tử. May mắn là vị hoàng hậu thoát chết vì được Hán Chiêu Đế Lưu Phất Lăng yêu chiều.
Ba năm sau khi Thượng Quan Thị lên ngôi hoàng hậu, cha của bà lập mưu tạo phản nhưng thất bại. Theo đó, gia độc của Thượng Quan Thị bị xử tử. May mắn là vị hoàng hậu thoát chết vì được Hán Chiêu Đế Lưu Phất Lăng yêu chiều.
Dù có nhiều phi tần mỹ nữ trong hậu cung nhưng Hán Chiêu Đế Lưu Phất Lăng chỉ sủng ái Thượng Quan Thị. Dù vậy, bà hoàng này không thể mang thai. Vì vậy, nhà vua không có con cái nối dõi. Thậm chí, có lời đồn cho rằng, Hán Chiêu Đế ghét sự độc tài của Hoắc Quang nên không động vào người Thượng Quan hoàng hậu dù chỉ 1 lần và bà vẫn còn nguyên trinh tiết cho đến lúc qua đời.
Dù có nhiều phi tần mỹ nữ trong hậu cung nhưng Hán Chiêu Đế Lưu Phất Lăng chỉ sủng ái Thượng Quan Thị. Dù vậy, bà hoàng này không thể mang thai. Vì vậy, nhà vua không có con cái nối dõi. Thậm chí, có lời đồn cho rằng, Hán Chiêu Đế ghét sự độc tài của Hoắc Quang nên không động vào người Thượng Quan hoàng hậu dù chỉ 1 lần và bà vẫn còn nguyên trinh tiết cho đến lúc qua đời.
Vào năm 74 trước Công nguyên, Hán Chiêu Đế băng hà khi chỉ mới 21 tuổi. Lúc này, Thượng Quan Thị 15 tuổi trở thành thái hậu. Do không có con trai thừa kế ngai vàng nên các đại thần đưa con trai của Xương Ấp Ai vương Lưu Bác là Lưu Hạ đăng cơ lên ngôi vua.
Vào năm 74 trước Công nguyên, Hán Chiêu Đế băng hà khi chỉ mới 21 tuổi. Lúc này, Thượng Quan Thị 15 tuổi trở thành thái hậu. Do không có con trai thừa kế ngai vàng nên các đại thần đưa con trai của Xương Ấp Ai vương Lưu Bác là Lưu Hạ đăng cơ lên ngôi vua.
Sau 27 ngày làm vua, Lưu Hạ bị phế truất vì sở thích ăn chơi trác táng, không lo chuyện triều chính. Triều đình một lần nữa lựa chọn tân vương. Lần này, người được chọn là Lưu Bệnh Dĩ. Sau khi đăng cơ, ông hoàng này xưng hiệu là Hán Tuyên Đế.
Sau 27 ngày làm vua, Lưu Hạ bị phế truất vì sở thích ăn chơi trác táng, không lo chuyện triều chính. Triều đình một lần nữa lựa chọn tân vương. Lần này, người được chọn là Lưu Bệnh Dĩ. Sau khi đăng cơ, ông hoàng này xưng hiệu là Hán Tuyên Đế.
Vào năm 48 trước công nguyên, Hán Tuyên Đế băng hà. Do vậy, Thái tử Lưu Thích kế thừa ngai vàng. Hoàng thái hậu Thượng Quan thị được tôn thành Thái hoàng thái hậu.
Vào năm 48 trước công nguyên, Hán Tuyên Đế băng hà. Do vậy, Thái tử Lưu Thích kế thừa ngai vàng. Hoàng thái hậu Thượng Quan thị được tôn thành Thái hoàng thái hậu.
Theo đó, Thượng Quan thị sống dưới triều đại của 4 hoàng đế. Bà qua đời năm 37 trước công nguyên, hưởng thọ 52 tuổi. Cuộc sống cô đơn, buồn tủi trong cung cấm suốt nhiều năm của bà khiến nhiều người đau xót.
Theo đó, Thượng Quan thị sống dưới triều đại của 4 hoàng đế. Bà qua đời năm 37 trước công nguyên, hưởng thọ 52 tuổi. Cuộc sống cô đơn, buồn tủi trong cung cấm suốt nhiều năm của bà khiến nhiều người đau xót.
Mời độc giả xem video: Phá đường dây mua, bán người sang Trung Quốc. Nguồn: THTPCT.

GALLERY MỚI NHẤT