Hoảng hồn những trường hợp đỉa chui vào người kinh dị

(Kiến Thức) - Ngày nay, chuyện bị đỉa chui vào người không còn là trường hợp hiếm. Mới đây, các bác sĩ BV đa khoa tỉnh Lạng Sơn vừa gắp thành công một con đỉa sống suốt 2 tháng trong thanh quản người đàn ông 41 tuổi.

Hoảng hồn những trường hợp đỉa chui vào người kinh dị
Ho ra máu vì đỉa dài 6cm sống trong thanh quản
Báo Sức khỏe & Đời sống đưa tin, vào sáng ngày 15/2/2019, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận bệnh nhân Hoàng Văn H (41 tuổi, ở Huyện Cao Lộc, Lạng Sơn) vào viện do đau họng, ho ra máu.
Hoang hon nhung truong hop dia chui vao nguoi kinh di
Con đỉa dài 6cm sống trong thanh quản của người đàn ông suốt 2 tháng. Ảnh: SKĐS. 

Anh H có triệu chứng bệnh cách đây 2 tháng, đã đến khám tại Trung tâm Y tế huyện, được chẩn đoán viêm họng và sử dụng thuốc nhưng không đỡ. Khi đến khám tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn, bác sỹ chẩn đoán anh H có dị vật là một con đỉa sống nằm sâu trong thanh quản đến khí phế quản. Xác định, dị vật nằm ở vị trí phức tạp, nếu để lâu, đỉa chui vào người sâu hơn, gây viêm phổi, biến chứng hoại tử thậm chí tử vong.

Ngay lập tức các bác sỹ Khoa Tai mũi họng, Nội II và Thăm dò chức năng đã tiến hành hội chẩn và thống nhất gắp dị vật cho bệnh nhân ngay bằng phương pháp sử dụng nội soi khí phế quản ống mềm. Với sự cố gắng, các bác sỹ đã gắp ra con đỉa dài khoảng 6 cm, to gần bằng ngón tay út của người trưởng thành.

Con đỉa sống 3 tháng trong mũi người đàn ông

Hồi đầu tháng 1, Vietnamnet đưa tin, các bác sĩ ở Trung tâm Y tế huyện Tương Dương (Nghệ An) đã gắp một con đỉa suối, sống ký sinh trong mũi của bệnh nhân.

Tháng 10/2018, anh Vi Văn Thái (trú tại xã Lưu Kiền) có đi vào khe suối. Sau 10 ngày, mũi trái của anh Thái bị chảy máu cam. Do chủ quan nên người này đã không đi khám.

Khi tình trạng chảy máu ngày càng nặng anh Thái mới đến Trung tâm Y tế huyện để kiểm tra.

Hoang hon nhung truong hop dia chui vao nguoi kinh di-Hinh-2
Con đỉa gắp ra khỏi mũi bệnh nhân. Ảnh: Vietnamnet. 

Tại đây, các bác sĩ phát hiện có dị vật trong mũi của bệnh nhân. Sau khi tiến hành nội soi, bác sĩ gắp ra một con đỉa suối - tắc te dài khoảng 5cm, vẫn còn sống.

Theo các bác sĩ, tắc te thường sống trong môi trường nước, tại các khe suối. Khi người dân đi vào rừng, tắm hoặc uống nước suối rất dễ bị chúng chui vào mũi. Ban đầu con tắc te rất nhỏ, chỉ bằng sợi tóc. Khi chui vào mũi chúng sống ký sinh bằng cách hút máu và to dần lên như con đỉa bình thường.

Các bác sĩ khuyến cáo, người dân không nên uống nước tại các khe, suối; không bơi lội trong những môi trường nước không an toàn để tránh tắc te, đỉa chui vào người.

Đỉa chui vào phổi

Hồi đầu tháng 1/2017, anh S. (Đại Từ, Thái Nguyên) nhập viện với triệu chứng như khó thở, khạc ra máu, khàn tiếng. Trước đó khoảng 10 ngày, anh có ăn rau sống. Các triệu chứng trên nặng hơn nhưng anh đi khám ở đâu cũng chỉ được chẩn đoán viêm họng.

Tuy nhiên, khi đến khám tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, các bác sĩ phát hiện một con đỉa rừng dài 8cm sống trong phổi. Đỉa rừng là loại thường sống ở khe suối, chúng dễ chui vào mũi, họng hay phế quản rồi sống ký sinh. Nhờ hút máu vật chủ nên chúng lớn nhanh và gây các triệu chứng như trên. Sau khi phát hiện, các bác sĩ đã gắp con đỉa ra khỏi cổ họng của anh S.

Tưởng là viêm xoang không ngờ đỉa sống trong mũi

Hồi tháng 2/2016, bệnh viện Đa khoa khu vực Cam Ranh (Khánh Hòa) cũng thực hiện thủ thuật gắp đỉa sống trong mũi bệnh nhân. Theo đó, bệnh nhân Pi Năng L (47 tuổi) nhập viện trong tình trạng chảy máu mũi, sổ mũi. Sau khi tiến hành nội soi, các bác sĩ phát hiện có một con đỉa nằm trong mũi sau và đã gắp ra.

Hoang hon nhung truong hop dia chui vao nguoi kinh di-Hinh-3
Ảnh minh họa: Internet. 

Trước đó, ông L. đi khám một số nơi thì chẩn đoán là viêm xoang mũi, dùng thuốc nhưng vẫn không khỏi. Sau khi gắp con đỉa ra, nó vẫn sống, chiều dài khoảng 8cm. Nguyên nhân được ông L. dự đoán là uống nước suối khi đi làm rẫy nên đỉa chui vào mũi mà không hề hay biết.

Đỉa chui vào cổ họng

Bà Thọ Thị Xa (Tri Lễ, Quế Phong, Nghệ An) cảm thấy khó chịu nơi cổ họng, mệt mỏi nên đi khám tại bệnh viện nhưng không phát hiện bệnh. Tuy nhiên, khi chuyển lên Bệnh viện Đa khoa Nghệ An, cụ bà này được bác sĩ phát hiện dị vật sống trong cổ họng.

Hoang hon nhung truong hop dia chui vao nguoi kinh di-Hinh-4
Ảnh minh họa: Internet. 
Các bác sĩ xác định đây là con đỉa dài 7cm, nằm ở khu vực hạ thanh môn. Khi bác sĩ gắp con đỉa ra, nó vẫn đang hút no máu.
Theo bà Xa, bà vẫn dùng nước khe suối để nấu ăn nên con đỉa chui vào cổ họng lúc nào cũng không biết. Chỉ đến khi phát hiện cục máu đông mới hốt hoảng đi khám.

Con đỉa 20 cm sống trong bàng quang bé trai

Bệnh viện Nhi tỉnh Thanh Hóa vừa gắp ra một con đỉa dài gần 20 cm còn sống từ bàng quang của bé trai B.T.L (SN 2000)

Con đỉa 20 cm sống trong bàng quang bé trai

Trước đó, sáng 15-8, bé B.T.L (ngụ xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa) nhập viện trong tình trạng đau tức vùng bụng dưới, đi tiểu ra máu. Người nhà cho biết trước đó, L. có đi tắm sông gần nhà.

 

Trong quá trình siêu âm, chụp cắt lớp, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Thanh Hóa đã phát hiện có một khối máu tụ bất thường trong bàng quang của bé B.T.L. Khối máu này thay đổi kích thước và lớn dần.

Xác định có thể đây là vật lạ, các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật và gắp ra một con đỉa dài gần 20 cm còn sống trong bàng quang của bệnh nhi L.

Các bác sĩ cho biết con đỉa chui vào bàng quang của L. qua đường niệu đạo, lúc này nó còn nhỏ. Sau khi vào bàng quang, nó đã hút máu rồi lớn dần lên.

Đến ngày 18/8, sức khỏe bệnh nhi B.T.L đã dần bình phục. Các bác sĩ cho biết L. có thể xuất viện trong 1, 2 ngày tới.

Đỉa khô tán nhuyễn trong thực phẩm sinh sôi trong cơ thể người?

(Kiến Thức) - Trước dư luận về việc đỉa khô tán nhuyễn trộn trong thực phẩm có thể sinh sôi trong cơ thể người, các chuyên gia đã vào cuộc giải đáp.

Đỉa khô tán nhuyễn trong thực phẩm sinh sôi trong cơ thể người?
Đỉa sấy khô tán bột phát triển thành con?
Liên quan tới tin đồn con đỉa sấy khô tán bột cấy vào các loại thực phẩm bánh kẹo, sinh sôi trong bụng người, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng cục ATTP khẳng định: "Việc cấy trứng đỉa, bột đỉa sấy khô vào thực phẩm như bánh quy, mỳ tôm, bim bim hay sữa bột... để sau khi con người ăn phải trứng và bào tử đỉa phát triển thành con đỉa trong cơ thể người, phá hủy nội tạng là không có cơ sở khoa học".
Đỉa sấy khô tán bột không thể nở thành đỉa con.
Đỉa sấy khô tán bột không thể nở thành đỉa con.
Cũng theo ông Phong, với sản phẩm mì ăn liền, các loại mì đều được sản xuất theo quy trình công nghệ khép kín với những yêu cầu nghiêm ngặt về đảm bảo an toàn thực phẩm. Quá trình tạo ra sản phẩm đòi hỏi phải trải qua công đoạn hấp chín ở 100 độ C và chiên trong dầu ở nhiệt độ 150 độ C. Mì sau khi chiên xong được chạy qua hệ thống quạt để làm nguội, sau đó được phân loại và qua hệ thống kiểm tra chất lượng trước khi đóng gói. Nếu có trứng đỉa hoặc bột đỉa trong đó thì cũng đã chín và không thể nở thành con đỉa được. 
Hơn nữa, mì ăn liền, bánh quy, bim bim là sản phẩm đã được chiên khô và đóng gói trong bao bì kín là môi trường đỉa và các vi sinh vật không thể phát triển.
Cũng liên quan tới vấn đề trên, PGS.TS Phạm Bình Quyền, Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên Môi trường Việt Nam cho biết: "Bào tử của đỉa qua quá trình chế biến thực phẩm không thể tồn tại được. Trứng đỉa chỉ có thể nở trong môi trường thích hợp, có độ ẩm như ruộng, đất, chứ không thể nở trong ruột, dạ dày. Con đỉa khi có lạc vào trong người cũng không thể sống được bởi trong ruột, trong dạ dày có độ pH, các men tiêu hủy...
 PGS.TS Phạm Bình Quyền cho biết thêm, đỉa là một bộ sinh vật sống dưới nước thuộc ngành giun đốt. Cơ thể của giun đốt nói chung cũng như dỉa nói riêng gồm một chuỗi các đơn vị giống nhau được gọi là các đốt. Giữa các đốt có vách ngăn. Với cấu trúc này khiến cho mỗi đốt là một phần của cơ thể, có thể điều chỉnh ở một mức độ nhất định hoạt động chung của toàn cơ thể. Đó là lý do chủ yếu cho việc khi cắt, gây tổn thương con đỉa ở một số vị trí nhất định thì cá thể đỉa cũng như giun đốt có khả năng tái sinh và hình thành nên cá thể mới. 
Tuy nhiên, sự tái sinh này là hữu hạn, nếu làm phá vỡ cấu trúc thể xoang thì dù chỉ cắt cá thể đỉa ra làm đôi,ì cá thể cũng không có khả năng tái sinh. Mặt khác, ngành giun đốt đã xuất hiện hệ thống tuần hoàn kín, nên đỉa cũng sẽ không có khả năng tái sinh trong điều kiện đã phơi khô hoặc đốt cháy.

Kinh hãi đỉa 7cm trong cổ họng bé trai

(Kiến Thức) - Con đỉa trong họng cậu bé 11 tuổi phát triển nhanh và mỗi khi nó cuộn tròn, cậu bé hô hấp rất khó khăn, thậm chí ngất xỉu.

Kinh hãi đỉa 7cm trong cổ họng bé trai
Có triệu chứng đau đầu, chóng mặt. cậu bé Xiaobo (11 tuổi, Trung Quốc) được đưa đến bác sĩ. Họ phát hiện có đỉa trong cổ họng cậu bé. 
Mẹ của cậu bé cho hay, “Lúc đầu, chúng tôi nghĩ rằng Xiabo bị cảm cúm vì con kêu đau họng và chóng mặt. Nó không nói đã uống nước ở bờ kênh”.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.