Hoàng hậu từng "gây bão" trong lịch sử Việt Nam là ai?

Bà là vị hoàng hậu từng "gây bão" lịch sử với cuộc đời đầy thăng trầm, từ vị trí cao quý "mẹ vua" triều Lý lại trở thành "vợ" của Thái sư quyền lực nhà Trần.

Trần Thị Dung, một nhân vật lịch sử đặc biệt của triều đại nhà Trần, đã trải qua một hành trình đầy sóng gió trong đời. Ban đầu, bà là vợ của vua Lý Huệ Tông nhưng cuộc đời bà có một bước ngoặt khi bà kết hôn với Trần Thủ Độ, người tình của mình và cũng là Thái sư quyền lực chi phối triều chính nhà Trần. Sự thăng trầm và những điều bí ẩn bao quanh cuộc đời bà đã làm nên sự quan tâm không ngừng từ giới nghiên cứu sử học.

Bà thuộc dòng dõi quý tộc nhà Lý, con gái của Trần Lý, một vị hào trưởng giàu có với ảnh hưởng sâu rộng ở Hải Ấp, nơi nay là Lưu Xá, thuộc xã Canh Tân, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.

Hoang hau tung

Trần Thị Dung là vợ của vua Lý Huệ Tông sau đó tái giá kết hôn với Thái sư Trần Thủ Độ

Hoang hau tung

Tạo hình của hoàng hậu Trần Thị Dung và vua Lý Huệ Tông trong phim Thái sư Trần Thủ Độ

Hoàng hậu Trần Thị Dung đã sinh được hai nữ công chúa. Công chúa lớn là Thuận Thiên, tức Lý Thị Oánh, sinh vào năm 1216, về sau trở thành thê tử của Trần Liễu, cha của danh tướng Trần Hưng Đạo. Công chúa út, Chiêu Thánh, chào đời 2 năm sau. Do Lý Huệ Tông không có hậu duệ nam và sức khỏe ngày càng yếu, vào năm 1224, Chiêu Thánh lên nắm quyền, đứng tên là Lý Chiêu Hoàng, vị vua cuối cùng trong dòng họ Lý.

Cuối năm 1225, Lý Chiêu Hoàng thành hôn với Trần Cảnh, em của Trần Liễu và con của Trần Thừa. Chẳng bao lâu, nàng đã truyền ngôi cho phu quân, một động thái mà theo các sử sách, có sự hậu thuẫn của chính Trần Thị Dung. Việc Lý Chiêu Hoàng trao quyền lực cho chồng mình không chỉ chấm dứt thời kỳ hùng mạnh của nhà Lý mà còn mở ra kỷ nguyên mới dưới sự trị vì của nhà Trần.

Trần Thị Dung, hoàng hậu của vua Lý Huệ Tông, từ lâu đã có tình cảm đặc biệt với Thủ Độ. Về cuối đời, khi vua Huệ Tông không còn để tâm đến chính sự lẫn gia đình, sự thất vọng của hoàng hậu đã khiến bà hướng tình cảm của mình về phía khác. Khi nhà Trần thay thế nhà Lý nắm quyền lực lớn vào đầu năm 1226, Trần Thị Dung đã kết hôn với Thái sư Trần Thủ Độ và sau đó được phong là Linh Từ Quốc mẫu. Họ cùng nhau đóng vai trò quan trọng trong cuộc kháng chiến chống lại quân Nguyên Mông vào năm 1257 - 1258.

Hoang hau tung

Đền thờ Linh Từ Quốc mẫu Trần Thị Dung

Bà và Trần Thủ Độ sau đó có một người con trai tên là Trần Phó Duyệt. Khi Trần Thị Dung qua đời vào năm 1259, theo ý nguyện của bà, linh cữu được an táng tại Phủ Ngừ, nay thuộc xã Liên Hiệp, huyện Hưng Hà. Nhân dân tại đây đã xây dựng đền thờ Linh Từ Quốc mẫu để tưởng nhớ đến những đóng góp của bà.

Trần Thị Dung đã chứng kiến và tác động đến sự chuyển giao quyền lực từ nhà Lý sang nhà Trần, thể hiện sự mưu trí, linh hoạt và lòng dũng cảm khi đối mặt với những biến cố của cuộc đời và thời đại. Dù có những ý kiến trái chiều về việc bà không hoàn toàn trung thành với nhà Lý, không ít người ủng hộ quan điểm rằng mọi hành động của bà đều hướng đến mục tiêu cao cả: xây dựng và củng cố triều đại nhà Trần, một dòng họ phát xuất từ Tức Mặc, Thiên Trường, Nam Định, qua đó duy trì và phát triển cơ nghiệp dài lâu.

Vì sao vua Lý Huệ Tông bị điên khi nương nhờ nhà Trần?

Lý Huệ Tông là vị vua hiếm hoi trong lịch sử Việt Nam bị ghi nhận mắc chứng điên trong lúc đang trị vì.

Vì sao vua Lý Huệ Tông bị điên khi nương nhờ nhà Trần?
Lần điên thứ nhất được Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép: "(Cuối 1216), nhà vua có chứng điên. Nhà vua bị trúng gió, thuốc chữa không công hiệu, từ đó dần dần sinh chứng cuồng dịch: khi thì xưng là thiên tướng giáng hạ, tay cầm giáo và mộc, trên búi tóc cắm lá cờ nhỏ, đùa giỡn múa may suốt ngày; khi thì toát mồ hôi, trong người ráo khát, uống rượu say, ngủ li bì đến mãi hôm sau mới tỉnh, không làm việc được; phải giao hết cả chính sự cho Trần Tự Khánh. Quyền bính trong nước về cả tay họ Trần".

Ẩn số về bức tượng hổ thời Trần đẹp nhất Việt Nam

Trong triều đình, dù không phải vua, Trần Thủ Độ vẫn được tất cả nể sợ như sợ hổ. Có phải bức tượng hổ ở lăng mộ ông ngầm phản ánh điều này?

Ẩn số về bức tượng hổ thời Trần đẹp nhất Việt Nam
An so ve buc tuong ho thoi Tran dep nhat Viet Nam
 Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam là nơi đang lưu giữ một bức tượng hổ cổ xưa đcó giá trị lịch sử đặc biệt. Bức tượng này có niên đại từ thế kỷ 13-14, được đưa về từ lăng mộ Thái sư Trần Thủ Độ ở xã Liên Hiệp, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.

Thái sư Trần Thủ Độ dẹp nạn thái hậu tham nhũng quyền lực ra sao?

Nhờ áp chế của Trần Thủ Độ mà cái nạn thái hậu can chính cuối thời Lý bị chặn đứng vào đầu thời Trần.

Thái sư Trần Thủ Độ dẹp nạn thái hậu tham nhũng quyền lực ra sao?

Hành động Trần Thủ Độ ép Trần Thái Tông phải bỏ Lý Chiêu Hoàng và lấy chị dâu là Thuận thiên công chúa được coi là vô luân đó, nhưng là cách để Trần Thủ Độ dẹp bỏ mối nguy Lý Chiêu Hoàng trở thành thái hậu sau đó thì cơ đồ nhà Trần có thể tan thành mây khói. Nhưng Trần Thủ Độ không chỉ thủ tiêu vai trò của Lý Chiêu Hoàng mà chính ông cũng thủ tiêu luôn cả vai trò thái hậu trong cung đình nhà Trần.

Thai su Tran Thu Do dep nan thai hau tham nhung quyen luc ra sao?

Cảnh trong phim Thái sư Trần Thủ Độ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới