Hoàng giáp Đại Việt nào đi sứ Trung Quốc 18 năm mới được về?

Bằng chứng là trong suốt 18 năm đi sứ bị giam giữ, Lê Quang Bí vẫn kiên trì, bất khuất và luôn giữ gìn phẩm hạnh, kỷ cương phép nước, không làm ô danh nước Đại Việt.

Theo sách "Đại Việt sử ký toàn thư", Lê Quang Bí là người làng Mộ Trạch, huyện Đường An (nay là thôn Mộ Trạch, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang), tỉnh Hải Dương, nhưng nguyên quán của ông lại ở xã Lão Loạt, huyện Thuận Hựu, nay thuộc huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Lê Quang Bí sinh năm 1506, hiệu là Hối Trai và là con của Trạng nguyên Lê Nại, cháu bốn đời của Lê Cảnh Tuân.
Lê Quang Bí sinh ra trong gia đình có truyền thống Nho học. Năm 21 tuổi, ông dự khoa thi đình được tổ chức vào tháng Tư, năm Bính Tuất (1526) niên hiệu Thống Nguyên năm thứ 5, đời Lê Cung Hoàng. Khoa thi này lấy đỗ 20 người. Lê Quang Bí đã đỗ Hoàng giáp, đứng thứ tư.
Hoang giap Dai Viet nao di su Trung Quoc 18 nam moi duoc ve?
Tranh minh họa. Ảnh: Báo Bình Phước.
Khi Mạc Đăng Dung thay ngôi nhà Lê và lập ra nhà Mạc. Lê Quang Bí đi theo giúp nhà Mạc. Được 6 năm (1533), cựu thần nhà Lê là Nguyễn Kim khởi binh khôi phục nhà Lê. Khi ấy, cả nhà Lê và nhà Mạc đều tranh thủ sự ủng hộ, thừa nhận của nhà Minh nên ngoài mặt trận chiến tranh trong nước, mặt trận ngoại giao với nhà Minh kéo dài dai dẳng nhiều năm về vấn đề này.

Thời Mạc Tuyên Tông, vào năm Mậu Thân, niên hiệu Cảnh Lịch thứ nhất (1548), Mạc Tuyên Tông cử Lê Tiến Quy làm Chánh sứ và Lê Quang Bí làm phó sứ, sang sứ nhà Minh cầu phong. Và chuyến đi sứ của Lê Quang Bí là một trường hợp hiếm thấy trong lịch sử ngoại giao của Đại Việt, đồng thời cũng cho thấy sự cam go trong công tác ngoại giao với nhà Minh dưới thời nhà Mạc.

Năm Mậu Thân (1548), đời Mạc Phúc Nguyên (tương đương với niên hiệu Gia Tĩnh triều Minh), sứ thần Lê Quang Bí được giao đem cống vật sang triều cống theo lệ hằng năm. Ông theo đường Quảng Tây đến Nam Ninh thì bị giữ lại vì bị nghi ngờ là giả mạo, phải chờ tra xét. Nhà Minh gửi văn thư đòi nhà Mạc thẩm tra, nhưng mãi không thấy hồi âm. Bởi vì bấy giờ ở trong nước, Mạc Phúc Nguyên đang gặp nhiều khó khăn do mất mùa và chiến tranh liên miên với Nam triều nên nhiều việc để bê trễ. Thế là sứ thần Lê Quang Bí cứ phải ăn dầm ở dề tại quán dịch Nam Kinh, đi không được mà về cũng không xong.

15 năm sau, viên quan đến trấn nhậm Lưỡng Quảng biết chuyện mới cho ông đi theo về Bắc Kinh thông báo với bộ Lễ. Đến lúc đó, vua Mạc mới gửi thêm cho ông 25 lạng bạc để úy lạo. Nhưng không hiểu vì sao, một lần nữa Lê Quang Bí lại phải chờ đợi ở sứ quán thêm ba năm ròng rã. Lúc ông đi sứ là vào năm Gia Tĩnh đời vua Thế Tông nhà Minh, nhưng lúc này thì đã sang năm Long Khánh đời vua Mục Tông mà ông vẫn long đong nơi đất Bắc...

Thường các sứ thần ta, tuy chữ Hán rất giỏi nhưng lại ít giao tiếp. Vì thế, thông thường khi đàm đạo với người Hán phải dùng cách bút đàm, nếu không có người phiên dịch. Nhưng Lê Quang Bí sau mười mấy năm ở bên ấy đã nói làu thông tiếng Bắc Kinh. Ông có dịp làm quen, giao du với nhiều danh sĩ Trung Hoa. Vị đại học sĩ Lí Xuân Phương rất kính trọng sự hiểu biết và nhất là lòng trung trinh của ông với vua nước Việt nên đã tâu sự việc lên vua Minh để sứ An Nam được vào dâng cống phẩm. Vua Minh ngay giữa triều đã khen ngợi ông là người tiết tháo và ban thưởng rất hậu, sau đó cho trở về nước. Người Minh còn ví Lê Quang Bí với Tô Vũ thời nhà Hán, đi sứ Hung Nô phải chăn dê 19 năm sau mới được trở về.

Chuyến về của ông cũng lắm sự ly kỳ. Vua Mạc phải cử Thái bảo Thượng thư Giáp Hải lên tận Lạng Sơn đón sứ về. Lúc đi là đời vua Mạc Phúc Nguyên, nhưng lúc về đã sang đời vua Mạc Mậu Hợp. Lê Quý Đôn về sau có viết lời cảm khái về ông như sau: Lúc ra đi tóc mây xanh mướt, khi trở về râu tuyết bạc phơ phơ!

Khi Lê Quang Bí trở về Thăng Long ra mắt nhà vua, ông được ban thưởng và phong tước Tô Quận công, do chuyện đi sứ của ông cũng chẳng khác gì chuyện Tô Vũ mục dương nước Tàu khi xưa...

Lời bàn về chuyến đi sứ của Lê Quang Bí

Theo sử cũ còn lưu truyền đến ngày nay, mỗi lần đi sứ phương Bắc, sứ thần của nước Đại Việt vẫn thường bị đối phương căn vặn đủ điều, không chỉ là những vấn đề về chữ nghĩa mà còn là những vấn đề nan giải, những câu hỏi bí hiểm ngoài sách vở để thử tài. Nhưng đây không phải là cuộc thử tài nhằm động viên, khích lệ nhân tài mà chỉ nhằm thực hiện những âm mưu hết sức thâm độc. Họ bày ra trò thử tài chẳng qua chỉ cốt để làm khó dễ cho các sứ thần nước Nam, đẩy các sứ thần đến chỗ bế tắc để hạ nhục, thậm chí không loại trừ việc hành hạ và hãm hại. Và chuyến đi sứ của Lê Quang Bí là một minh chứng. Lê Quang Bí sang sứ nhà Minh, bị đối phương nghi ngờ là mang đồ cống giả nên bị giam vào ngục Kim Lăng suốt 18 năm ròng.

Một vị sứ thần đã cất bước ra đi thì ắt phải có đầy đủ giấy tờ, công văn của triều đình, có ấn triện đầy đủ của vua Mạc thì làm gì có chuyện là giả mạo? Đó chẳng qua là căn bệnh cố hữu của các triều đại phong kiến ở phương Bắc là ỷ thế nước lớn, xem thường nước nhỏ. Thế nhưng dù thủ đoạn của họ có thâm độc đến đâu cũng không thể khuất phục ý chí và bản lĩnh của các sứ thần Đại Việt. Bằng chứng là trong suốt 18 năm đi sứ bị giam giữ, Lê Quang Bí vẫn kiên trì, bất khuất và luôn giữ gìn phẩm hạnh, kỷ cương phép nước, không làm ô danh nước Đại Việt. Chỉ với nhiêu đó cũng đã là quá đủ để hậu thế phải tôn vinh sứ thần Lê Quang Bí, đồng thời thấy rõ sự cam go trong công tác ngoại giao với nhà Minh dưới thời nhà Mạc.

Vị trạng nguyên Đại Việt nào dùng thơ đẩy lui 5 vạn quân Minh?

Trạng nguyên Ngô Miễn Thiệu thời nhà Mạc được khen là “lập thi thoái lộ”, nghĩa là đứng làm thơ mà đẩy lui được sự uy hiếp của quân Minh.

Người dân làng Tam Sơn, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, Kinh Bắc (nay thuộc xã Tam Sơn, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) tự hào là làng có đủ “tam khôi”, bao gồm trạng nguyên, bảng nhãn và thám hoa. Nơi đây còn tự hào xuất sinh hai Trạng nguyên kiệt xuất vào hai thời kỳ lịch sử khác nhau của Đại Việt. Đó là trạng nguyên Nguyễn Quán Quang và trạng nguyên Ngô Miễn Thiệu. Trong đó, Ngô Miễn Thiệu được khen là “lập thi thoái lộ”, nghĩa là đứng làm thơ mà đẩy lui được uy hiếp của quân Minh.

Vi trang nguyen Dai Viet nao dung tho day lui 5 van quan Minh?

Đỗ Lý Khiêm và Lương Đắc Bằng nhường nhau danh hiệu Trạng nguyên

Đỗ Lý Khiêm và Lương Đắc Bằng ngang tài ngang sức khiến cho vua Lê Hiến Tông và các quan trường thi không thể chấm ai hơn, ai kém.

Do Ly Khiem va Luong Dac Bang nhuong nhau danh hieu Trang nguyen

Chùa Phúc Thắng ở Song Lãng – nơi ghi nhiều dấu ấn Trạng nguyên Đỗ Lý Khiêm. 

Việc phân định cao – thấp chỉ có thể dựa vào ý trời bằng cách “tung quyển thi” vào một vòng tròn.
Khoa thi Kỷ Mùi, niên hiệu Cảnh Thống thứ 2 (1499) đời vua Lê Hiến Tông được xem là khó phân định nhất triều nhà Lê. Nhưng cuối cùng, nhờ vào cách tung quyển thi vào ô vòng tròn mà Đỗ Lý Khiêm đỗ Trạng nguyên, Lương Đắc Bằng đỗ Bảng nhãn.
Nhân tài mồ côi
Sách “An Nam cửu kinh long” của Cao Biền vào thế kỷ 8 đã viết về thế đất: “Ngũ mã đồng quần/ Thất tinh ủng hậu/ Chiểu Lãng, Ba Đậu/ Địa phát khôi khoa” (Năm con ngựa cùng bày/ Chòm thất tinh nâng đỡ phía sau/ Chiểu Lãng, Ba Đậu/ Đất phát người đỗ đạt).
Tiên đoán của Cao Biền phần nào được xem là chính xác khi mạch khoa danh của vùng đất Ngoại Lãng xưa (Song Lãng nay) và các làng phụ cận thuộc hương Mần Để nhiều phần rạng rỡ.
Sự học ở hương Mần Để xưa có lẽ được tính từ Đỗ Đô (1042 - 1170), tức Đạt Mạn thiền sư. Theo sử sách, ông theo cha mẹ về sống ở làng Ngoại Lãng (nay thuộc xã Song Lãng). Cùng với vua Lý Anh Tông, Đỗ Đô là thiền sư thuộc thế hệ thứ ba của thiền phái Thảo Đường.
Năm 1066 triều Lý Thánh Tông, Đỗ Đô được cử sang Trung Hoa tham dự khoa thi Bạch Liên của nhà Tống (khoa thi Tiến sĩ về Phật học), và đỗ Trạng nguyên. Trở về nước, Đỗ Đô được vua Thánh Tông cử làm quan văn tới chức Vệ Đại phu và ban pháp hiệu là Đạt Mạn. Về sau Đỗ Đô xin vua xây dựng và tu hành tại chùa Phúc Thắng tại quê nhà Ngoại Lãng.
Kể từ thế kỷ 15 về sau, sự học nơi đây càng mạnh mẽ hơn, tiêu biểu là sự góp mặt của hai anh em nhà khoa bảng họ Đỗ là Trạng nguyên Đỗ Lý Khiêm khoa Kỷ Mùi (1499), và Hội nguyên Tiến sĩ Đỗ Lý Oánh khoa Mậu Thìn (1508).
Theo “Từ điển địa chí huyện Vũ Thư”, Đỗ Lý Khiêm (chưa rõ năm sinh, mất năm 1512) là người làng Ngoại Lãng, huyện Thư Trì, phủ Kiến Xương, trấn Sơn Nam Hạ, nay là xã Song Lãng, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
Tương truyền, cha mẹ ông sinh được hai người con trai, Đỗ Lý Khiêm là anh, Đỗ Lý Oánh là em. Cha mất sớm, ba mẹ con Đỗ Lý Khiêm phải sống nhờ ở quán nước ven đường nhưng cả hai anh em đều chăm học, sáng dạ, hiếu thảo nên được nhiều người giúp đỡ.
Năm 1499 triều đình nhà Lê mở khoa thi, vua Lê Hiến Tông cần người hiền tài giúp trị quốc nên ra chỉ dụ. Việc này, sách “Đại Việt sử ký toàn thư” chép: “Nhân tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí mạnh thì đạo trị nước mới thịnh.

Khoa mục là con đường chính của người làm quan, đường chính mở thì chân nho mới xuất hiện. Cho nên ngày xưa dùng khoa lấy người tài giỏi phải đặt quy chế chia vị cho nghiêm, phải định thể lên dán tên cho chặt, có lệnh cấm bảo nghĩa cho nhau, đổi sách cho nhau, cốt để ngăn ngừa mầm gian, thu nhiều người giỏi, để cung cấp cho nhu cầu dùng người vô cùng của thiên hạ.

Phép chọn kẻ sĩ của tổ tông ta bắt chước đời xưa mà làm, đến nay quy mô rộng lớn, đã rất kỹ lại đầy đủ. Song phép lập đã từ lâu, tệ xấu theo đó mà nảy sinh, kẻ tầm thường thì lạm vào hàng thi đỗ, người thực học thì bị gạt ra ngoài vòng, lời bàn tán xôn xao, lòng học trò chưa thỏa.

Trẫm giữ cơ nghiệp lớn, rạng tỏ đạo công, sùng chuộng lòng thành, muốn văn hồi phong tục thuần phác, ngăn cấm lề thói phù hoa, mong trừ bỏ thói tệ kiêu bạc. Để cho bậc hiền triết nối gót bước lên, việc phòng giữ phải đặt ra minh bạch”.

Đỗ Lý Khiêm tham gia ứng thí. Khoa thi này còn có một nhân tài lừng lẫy, đó là Lương Đắc Bằng, người làng Hội Trào (Hội Triều), huyện Hoằng Hóa, phủ Hà Trung, trấn Thanh Hóa (nay là xã Hoằng Phong, Hoằng Hóa, Thanh Hóa), cũng nổi tiếng là thần đồng từ bé và là thầy dạy của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Vượt qua các cuộc thi Hương, thi Hội, 55 sĩ tử trong đó có cả Lương Đắc Bằng và Đỗ Lý Khiêm bước vào kỳ thi cuối cùng là thi Đình. Khi các quan chủ khảo chấm bài thì thấy có 2 bài rất nổi trội, là 2 bài của Lương Đắc Bằng và Đỗ Lý Khiêm. Vì khoa thi chỉ chọn 1 Trạng nguyên nên các quan chấm bài rất kỹ lưỡng, nhưng cả 2 bài văn sách đều có văn tài hay như nhau, không thể xác định được bài nào vượt trội hơn.

Đọc nhiều nhất

Tin mới