Hoàng đế thời xưa làm gì vào dịp Tết?

Tết của vua chúa ngày xưa thực tế không hề diễn ra xa xỉ, tốn kém, trái lại còn có phần “giản đơn”.

Hoàng đế thời xưa làm gì vào dịp Tết?

Lịch trình dày đặc dịp Tết của hoàng đế

Hoàng đế là người đứng đầu một đất nước, mỗi dịp Tết đến ắt hẳn cách đón Tết sẽ khác xa với người dân bình thường. Điển hình như việc lễ bái đầu năm, mỗi một triều đại sẽ có hình thức cúng bái khác nhau. Vào thời Tần, hoàng đế vào ngày đầu năm mới sẽ tổ chức 1 lễ bái tổ tiên, thiên địa.

Đến các triều đại Ngụy - Tấn – Nam – Bắc Triều, hoàng thượng phải tiến hành duyệt binh. Vào thời Đường nhà vua cho phép quan quân trong triều được nghỉ Tết để bản thân có thể tạm ngừng việc giải quyết chính sự. Triều Minh vào dịp Tết là quan quân được nghỉ phép tận một tháng.

Hoang de thoi xua lam gi vao dip Tet?

Khi đến Tết, các chùa chiền miếu mạo sẽ tổ chức rất nhiều hoạt động để mọi người cùng tham gia, không khí vô cùng náo nhiệt.

Vào ngày mùng 1 Tết, hoàng đế sẽ tổ chức 1 buổi lễ cúng bái tổ tiên và 1 buổi thiết triều lớn. Vì là buổi chầu năm mới nên hình thức tổ chức vô cùng trang trọng, các quan đại thần sẽ tiến hành chúc Tết hoàng thượng. Đến thời Thanh, quan lại chỉ được nghỉ Tết trong 4 ngày, từ ngày 26 tháng Chạp đến mùng 1 tết, còn về phía hoàng thượng tuy là dịp nghỉ Tết nhưng lịch trình lại vô cùng dày đặc.

Lịch trình cụ thể của hoàng đế sẽ thế nào?

Dựa trên dữ liệu thực tế từ cuốn " Chú ý sinh hoạt hằng ngày của Càn Long" và "lịch sử thảo" thì lịch trình các ngày Tết của vua Càn Long như sau: Lịch của Hoàng đế bắt đầu kể từ tháng Chạp, ngày mùng 1 tháng Chạp họa chữ Phúc, mùng 8 xem trượt băng; ngày 23 cúng ông Táo; ngày 24 duyệt đèn An Thiên, Vạn Thọ; ngày 26 dán câu đối đỏ, phong ấn và tiếp đãi chư hầu ngoại quốc; ngày 30 xem kịch, đón giao thừa, tiếp đãi chư hầu ngoại quốc; ngày mùng 1 Tết khai bút đầu xuân; mùng 2, mùng 3 xử lý triều chính tại Hoằng Đức điện; mùng 5 đến Viên Minh Viên; ngày Rằm tháng Giêng mở yến tiệc và tiếp đãi chư hầu nước ngoài.

Hoang de thoi xua lam gi vao dip Tet?-Hinh-2

Ngoài ra trong dịp lễ Tết Càn Long còn phải xử lý rất nhiều việc khác nữa ví dụ như cúng bái tổ tiên, đất trời; sắp xếp hôn sự cho các hoàng tử, công chúa. Nếu như từ ngoài nhìn vào có thể thấy rằng lịch trình này vẫn được tính là thảnh thơi nhưng sự thật không phải vậy, vua Càn Long còn phải xử lý thêm công việc từ phía Nội Các và quân sự, đây đều là những đơn vị chỉ được gửi thư mật cho vua.

Từ đầu tháng Chạp cho đến ngày 15 tháng giêng, Càn Long luôn rất bận rộn với lịch trình sắp xếp dày đặc. Hơn nữa, đây đều là những việc bắt buộc phải làm, không thể trì hoãn cũng không thể bãi bỏ.

Ngoài ra, dịp Tết là thời gian vô cùng quan trọng, vua cũng phải sắp xếp thời gian và trình tự công việc sao cho thật hợp lý để có thể ở bên các phi tần và con cái của mình, phát lì xì, cùng người thân ăn há cảo đón năm mới…. Có thể nói so với người dân bình thường hoàng đế đón Tết có lẽ mệt hơn nhiều.

Loại ngọc nào khiến hoàng đế Càn Long mê mệt hơn cả mỹ nhân?

Trong vô số bảo vật, hoàng đế Càn Long mê mệt một loại ngọc có tên Hòa Điền. Thậm chí, ông hoàng nhà Thành còn quan tâm ngọc hơn cả các mỹ nhân.

Loại ngọc nào khiến hoàng đế Càn Long mê mệt hơn cả mỹ nhân?
Loai ngoc nao khien hoang de Can Long me met hon ca my nhan?
 Hoàng đế Càn Long là một trong những vị vua nổi tiếng nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Cuộc đời ông hoàng này ẩn chứa nhiều bí mật thú vị khiến công chúng bất ngờ. 

Càn Long mời 3.000 bô lão dự yến tiệc: Ra về lần lượt mất mạng

Đây có thể nói là một trong những "nỗi oan" lớn nhất trong thời gian trị vì của vua Càn Long.

Càn Long mời 3.000 bô lão dự yến tiệc: Ra về lần lượt mất mạng
Vào thời cổ đại, người Mãn đã dựa vào hàng vạn binh lính và ngựa để càn quét vùng đồng bằng, từ đó thành lập một đế chế thống nhất. Sau khi thành lập vương triều, một vấn đề mà họ phải đối mặt là với sự chênh lệch với người Hán.

Cơ duyên nào ngọc quý từ phủ chúa Nguyễn đến tay vua Càn Long?

Một ông vua mê ngọc như Càn Long, có được ngọc Bình Ðịnh Hợp Phù thì vui mừng vô cùng.

Cơ duyên nào ngọc quý từ phủ chúa Nguyễn đến tay vua Càn Long?

Sử liệu trong mỗi bộ sử, đôi khi chỉ cung cấp được một góc cạnh của sự thực; bởi vậy người nghiên cứu cần kiên nhẫn tổng hợp từ nhiều nguồn khả tín, để tái tạo nên bức tranh quá khứ. Với cách làm này, chúng ta hãy bơi lội qua các dòng sử Việt, Trung Quốc; để biết ngọn ngành về số phận của viên ngọc Bình Ðịnh Hợp Phù của chúa Nguyễn, đã nổi trôi theo thời cuộc như thế nào?

Câu chuyện bắt đầu bởi Ðại Nam chính biên liệt truyện, mục Nguỵ Tây, chép về những ngày khởi đầu nổi dậy của anh em nhà Tây Sơn. Lúc bấy giờ có bọn lái buôn người Tàu như Tập Ðình, Lý Tài họp đảng theo Nguyễn Nhạc; bọn chúng rất hung hãn, khi ra trận đều uống rượu say, cởi trần, xông vào quyết chiến:

Đọc nhiều nhất

Tin mới