Hoàng Đế thọ hơn 100 tuổi, được xem như thủy tổ của người Hán

Giai thoại liên quan đến Hoàng Đế cho đến nay vẫn con ẩn chứa vô số những câu chuyện huyền bí và khơi gợi sự tò mò.

Trong các tài liệu về lịch sử và giai thoại dân gian Trung Quốc, có một quân chủ được xem là con của Trời, đó là Hoàng Đế. Huyền sử của đất nước tỷ dân có ghi lại khoảng thời gian trị vì của Hoàng Đế nằm trong khoảng 2698 TCN đến 2599 TCN. Ông là thủy tổ của người Hán và là nhân vật sáng lập ra nền văn minh Trung Quốc.

Hoang De tho hon 100 tuoi, duoc xem nhu thuy to cua nguoi Han

Tượng đá của Hoàng Đế và Viêm Đế ở độ cao 106 mét tại Trung Quốc

Cụ thể, vì là con trời nên Hoàng Đế có kiến thức vô cùng uyên thâm. Ông nắm rõ ngũ hành trong tay, am hiểu về thiên văn cũng như sự chuyển động của các ngôi sao. Khi Hoàng Đế chào đời, bầu trời đang trong xanh bỗng nổi lên tiếng sấm vang lừng như báo hiệu cho sự xuất hiện của một đại nhân vật. Quả thực, ông không chỉ đánh bại Viêm Đế (Thần Nông) để giành quyền cai trị mà còn hợp nhất các tộc người của Trung Quốc khi đó, dạy họ các nghi lễ tôn giáo, cách chế tạo công cụ lao động, trồng trọt chăn nuôi, điều chế các phương thuốc...

Hoang De tho hon 100 tuoi, duoc xem nhu thuy to cua nguoi Han-Hinh-2

Chân dung Hoàng Đế

Đặc biệt, Hoàng Đế còn được cho là có khả năng triệu hồi rồng. Từ thời xa xưa cho đến nay, rồng luôn là linh vật của trời đất, có quyền năng tối thượng. Sau này nó trở thành biểu tượng của vua chúa và thần linh. Chi tiết này cũng khá ăn khớp với câu chuyện Hoàng Đế là con của Trời.

Hoang De tho hon 100 tuoi, duoc xem nhu thuy to cua nguoi Han-Hinh-3

Hoàng Đế có khả năng triệu hồi được rồng

Ngoài ra, Hoàng Đế còn là người có khả năng di chuyển xa trong thời gian ngắn nhờ sở hữu cỗ xe thần kì. Có nhiều người cho rằng Hoàng Đế chính là thần tiên chuyển thế để đặt những viên gạch chắc chắn đầu tiên, xây dựng lên một Trung Quốc giàu mạnh và đầy huyền bí như ngày nay.

Hoàng đế nổi tiếng lịch sử phong kiến từng... đi tu

Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương là hoàng đế khai quốc của nhà Minh. Ít ai biết rằng, trước khi trở thành bậc đế vương quyền lực, ông từng vào chùa làm sư.

Hoang de noi tieng lich su phong kien tung... di tu
Chu Nguyên Chương được coi là một trong những hoàng đế có xuất thân khiêm nhường nhất trong lịch sử Trung Hoa thời phong kiến. Khác với nhiều vị vua xuất thân từ hoàng tộc hoặc các gia đình trâm anh thế phiệt, Chu Nguyên Chương sinh ra và lớn lên trong một gia đình bần nông ở Tứ Châu (ngày nay là huyện Hu Dị, tỉnh Giang Tô). 

3 điều khó hiểu phi tần phải chịu đựng khi hầu hoàng đế

Ở thời phong kiến Trung Quốc, các phi tần đã phải chịu đựng một số điều đặc biệt tàn khốc khi hầu hạ hoàng đế. Ba điều này người thường rất khó hiểu.

Thời xưa, các phi tần khi phục vụ nhu cầu của hoàng đế thường phải tuân thủ các quy tắc hết sức nghiêm ngặt, bởi nếu để hoàng đế nổi giận thì hậu quả sẽ hết sức thảm khốc.

Bị chê già, sủng phi liền lấy chăn đè hoàng đế ngạt thở

Tấn Hiếu Vũ Đế chỉ thọ 34 tuổi. Nhưng ông qua đời không phải vì bị ám sát hay bệnh tật gì, mà là do… vạ miệng.

Vào thế kỷ thứ 4, thời Đông Tấn của Trung Quốc có vị hoàng đế hiệu là Tấn Hiếu Vũ Đế (362 – 396). Ông tên thật là Tư Mã Diệu, hậu duệ của Tư Mã Ý, hoàng đế thứ 14 của nhà Tấn. Tấn Hiếu Vũ Đế chỉ thọ 34 tuổi. Nhưng ông qua đời không phải vì bị ám sát hay bệnh tật gì, mà là do… vạ miệng.

Tương truyền, Tấn Hiếu Vũ Đế lên ngôi khi 10 tuổi, 13 tuổi bắt đầu nạp phi. Người ông cưới khi đó là Vương Pháp Huệ (16 tuổi), con gái của một đại thần. Vương Pháp Huệ sau này lên làm hoàng hậu nhưng chỉ được 5 năm thì qua đời. Vị trí chủ hậu cung cũng bị bỏ trống từ đó, tất cả các phi tần khác đều không được chạm đến nó.

Đọc nhiều nhất

Tin mới