Năm 1922, Uyển Dung, người sinh ra ở Tử Cấm Thành được hoàng đế Phổ Nghi chọn. Cùng với Uyển Dung, Văn Tú, người được nhận cờ vàng cũng được chọn vào cung. Tuy nhiên, thời điểm này gia tộc của Văn Tú đã suy tàn, không thể cạnh tranh với Uyển Dung nên Uyển Dung đã trở thành Hoàng hậu cuối cùng thời nhà Thanh. Ngoài ra, Văn Tú lại có vẻ ngoài giản dị, ăn nói không giỏi nên không thể giành được “Thánh Tâm” như người đẹp Uyển Dung.
Mặc dù Uyển Dung và Phổ Nghi hòa hợp và có mối quan hệ bền chặt nhưng Uyển Dung vẫn thường xuyên buồn rầu vì không chấp nhận được khiếm khuyết về thể chất của Phổ Nghi. Bởi mỗi khi hoàng đế đến cung của bà đều không qua đêm ở đó điều này khiến Hoàng hậu không vui. Bà đã dần rơi vào trầm cảm, để giảm bớt sự cô đơn và lo lắng, Uyển Dung bắt đầu hút thuốc phiện.
Tuy nhiên, hút thuốc phiện không phải là điều tàn bạo nhất mà Hoàng hậu từng làm, vì bà còn ngủ với Tề Kế Trung, cận vệ của vua Phổ Nghi.
Tề Kế Trung ban đầu được biết đến là người tận tâm, cẩn thận và trung thành nên đã chiếm được lòng tin của vua Phổ Nghi. Sau khi nhà Thanh sụp đổ, các thái giám và cung nữ bị đuổi hết đi nhưng Tề Kế Trung vẫn được giữ lại. Sau khi Phổ Nghi ngồi lên “ngai vàng”, trở thành bù nhìn của Mãn Châu, ông thậm chí còn cử Tề Kế Trung sang quân đội Nhật để nghiên cứu thêm. Phổ Nghi nói với người Nhật rằng, Tề Kế Trung là 1 tài năng xuất chúng đáng được trau dồi.
Được Phổ Nghi tin tưởng, nhưng trong 1 lần Tề Kế Trung nhìn thấy hoàng hậu Uyển Dung xinh đẹp đã bị mê hoặc và đã quên mất lòng trung thành với Phổ Nghi. Vì vậy cả 2 đã phản bội Phổ Nghi và có chuyện tình “vụng trộm” trong 1 thời gian dài.
Năm 1931, người Nhật đề nghị Phổ Nghi thành lập một chế độ mới mang tên ông, chế độ này sau trở thành bù nhìn Mãn Châu. Lời hứa của người Nhật là Phổ Nghi có thể thực hiện mọi đặc quyền của hoàng đế ở Mãn Châu. Vì vậy, bắt đầu từ thời kỳ này, thân phận của Tề Kế Trung dần dần từ một cận vệ trở thành bạn tâm giao của Phổ Nghi, quyền lực trong tay hắn cũng lớn dần.Sau khi thành lập bù nhìn Mãn Châu, Tề Kế Trung được cử đi học tại một trường học của Nhật Bản. Lúc này Uyển Dung thấy cô đơn nên đã tìm đến thị vệ khác của Phổ Nghi đó là Lý Thế Ngọc. Phổ Nghi đã không hề hay biết chuyện Uyển Dung ngoại tình trong một thời gian dài. Đến năm 1935, khi Uyển Dung mang thai và chuẩn bị sinh con, Phổ Nghi mới phát hiện ra sự thật.
Phổ Nghi vô cùng phẫn nộ nên ngay sau khi Uyển Dung sinh ra đứa trẻ, ông đã ném thẳng đứa bé vào nồi hơi và thiêu chết. Sau khi mất con, Uyển Dung cũng trở nên mất trí. Đây là sự trả thù dã man của Phổ Nghi với vợ. Ông cũng nhanh chóng tìm ra danh tính những kẻ đã “tằng tịu” với vợ mình, tuy nhiên những "kẻ phản bội" này đều đã trở thành tay sai cho Nhật nên ông không dám giết họ. Vì vậy ông đã đưa cho họ mỗi người 400 đồng đại dương và đuổi họ đi.
Trong khi đó, Uyển Dung bị giam trong phòng kín 10 năm, cách ly với thế giới bên ngoài.