Hoàng đế nhu nhược nhất nhà Thanh: Thấy vợ bị mẹ tát, lăn ra ngất

Nhà Thanh có hơn 10 vị hoàng đế, nhưng có lẽ Đồng Trị là vị vua bạc mệnh và nhu nhược nhất. Sở dĩ như vậy vì Đổng Trị “trót” làm con của một người đàn bà chuyên quyền – Từ Hi Thái Hậu.

Hoàng đế nhu nhược nhất nhà Thanh: Thấy vợ bị mẹ tát, lăn ra ngất
Từ khi còn nhỏ đã bị mẹ nhồi nhét học hành
Thanh Mục Tông là vị hoàng đế thứ 10 của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc. Ông trị vì từ năm 1861 đến năm 1875, khoảng 14 năm. Trong thời gian trị vì, ông có hai niên hiệu là Kỳ Tường Đế (Từ tháng 8 - tháng 12 năm 1861) và Đồng Trị Đế (1862 - 1875).
Hoang de nhu nhuoc nhat nha Thanh: Thay vo bi me tat, lan ra ngat
Chân dung Hoàng đế Đồng Trị
Ngay từ khi còn nhỏ, Hoàng đế Đồng Trị đã chịu sự quản lý nghiêm ngặt thái quá của mẹ là Từ Hi Thái hậu. Bị nhồi nhét đủ các loại kinh thư, tư tưởng về các bậc thánh hiền, bài học trị dân, trị nước đến đạo làm người. Những tưởng sự bồi đắp kỹ càng sẽ tạo ra một thánh nhân về sau song mọi chuyện lại hoàn toàn ngược lại.
Dù đã 16 tuổi nhưng Đồng Trị không thể đọc nổi một bản tấu chương. Quá thất vọng với việc học hành của con trai, Từ Hi ngày càng thúc ép nhiều hơn, hy vọng con sẽ có những bước cải tiến. Tuy nhiên, Đồng Trị lại làm hoàn toàn ngược lại, chẳng lo học hành, tu dưỡng mà lại chú tâm vào việc chơi bời, hưởng thụ, kể cả sau khi lên ngôi và trị vì trong 12 năm.
Khi trưởng thành, không được tùy ý tuyển chọn hậu cung
Năm 1872, Đồng Trị tròn 17 tuổi. Thái hậu Từ An tuyển chọn phi tần cho hậu cung. Trong số các cô gái được chọn, có 2 người đủ tư chất của bậc mẫu nghi thiên hạ là A Lỗ Đặc thị, con gái của Hàn lâm viện Thị giảng Sùng Khởi và Phú Sát thị, con gái của Viên ngoại lang Phụng Tú.
Hoang de nhu nhuoc nhat nha Thanh: Thay vo bi me tat, lan ra ngat-Hinh-2
Ảnh minh họa
Từ Hi Thái Hậu đã tiến cử Phú Sát thị thay vì A Lỗ Đặc thị với lý do từ thời Ung Chính Đế không có tiền lệ sắc phong nữ Mông Cổ làm Hậu. Bà cho rằng lập Hậu nên chọn con nhà danh môn đoan trang, thùy mị. Tuy nhiên, mẹ của A Lỗ Đặc thị, Ái Tân giác La thị là biểu muội của Từ An Thái hậu. Từ An Thái hậu muốn cháu mình được phong Hậu nên đề bạt trước Đồng Trị. Từ nhỏ Đồng Trị được Từ An cưng chiều nên có phần quý đích mẫu hơn mẹ đẻ và luôn có tư tưởng chống đối với Từ Hi.
Vì thế, mặc cho Từ Hy phản đối, Đồng Trị vẫn phong A Lỗ Đặc thị làm Chính cung Hoàng hậu, còn Phú Sát thị làm Chính tam phẩm Huệ phi.
Chính quyết định này đã khiến cho họ bước vào một cuộc hôn nhân bất hạnh và Hoàng hậu A Lỗ Đặc thị cũng trở thành một trong số các vị Hoàng hậu bất hạnh bậc nhất triều Thanh. Mặc dù làm hoàng hậu, nhưng A Lỗ Đặc thị không được tự quyết mà bất cứ việc gì cũng phải thông qua Từ Hi Thái Hậu. Nàng nhiều lần bị mẹ chồng mời vào cung, nhẹ thì trách mắng, nặng hơn nữa thì phạt đánh.
Luôn muốn thoát khỏi sự kiểm soát ngặt nghèo của mẹ nhưng bất thành
Lập Phú Sát thị làm Huệ phi cũng chỉ để làm vui lòng mẹ, chứ bản thân vua Đồng Trị luôn xa lánh Huệ phi và chỉ độc sủng một mình Hoàng hậu. Ngoài ra, Đồng Trị cũng không muốn gần gũi nàng vì cho rằng nàng là "tai mắt" của Thái hậu, chỉ luôn muốn kiểm soát mình.
Chính điều này khiến Từ Hi Thái hậu nổi giận, cấm Đế - Hậu được ở cùng nhau, đồng thời sai thái giám trong cung theo dõi nhất cử nhất động của ông.
Với sự can thiệp quá sâu vào chuyện triều chính của mẹ mình, Hoàng đế Đồng Trị cảm thấy bất lực trong việc điều hành quốc gia theo ý mình, nên ban đêm thường cùng các hoạn quan lẻn ra khỏi kinh thành, lui tới chốn thanh lâu, bầu bạn cùng các kỹ nữ để giải sầu.
Nhiều lần, ông còn được cho là đã "vui chơi quá đà", về quá muộn không kịp lên chầu buổi sáng, khiến cho Từ Hi rất giận dữ. Mặt khác, trong thời gian này, do đi lại với gái làng chơi, vua Đồng Trị đã có dấu hiệu bị bệnh giang mai, sức khỏe ngày càng suy kiệt.
Chứng kiến Hoàng hậu bị lĩnh cái tát trời giáng, Hoàng đế ngất xỉu, vài ngày sau thì qua đời
Trong một lần đến thăm chồng đau ốm, Hoàng hậu A Lỗ Đặc thị có khóc lóc và than vãn rằng nàng không "vừa mắt" Thái hậu, thường bị Thái hậu Từ Hi trách mắng và nổi giận vô cớ. Nàng mong hoàng đế mau chóng khỏi bệnh, nắm quyền triều chính, không để Thái hậu chuyên quyền lấn át.
Chẳng may vào đúng lúc này, Từ Hi vừa đến, nghe thấy vậy cho rằng Hoàng hậu buông lời gièm pha nên đã tát Hoàng hậu quỵ ngã. Cũng có văn bản nói Từ Hi sai cung nữ vả vào miệng Hoàng hậu, còn phạt lôi xuống đánh 10 trượng khiến Đồng Trị kinh hãi đến mức ngất xỉu.
Việc một vị Hoàng hậu – bậc mẫu nghi của thiên hạ lại bị Thái hậu cho cung nữ đánh đập ngay trước mặt Hoàng đế lẫn bá quan văn võ như vậy quả là điều chưa từng thấy.
Người duy nhất khiến Từ Hi thái hậu phải kiêng dè là ai?
Đây được coi là điều hết sức hoang đường, giống như giọt nước làm tràn ly, khiến cho Hoàng đế đang đau ốm càng thêm uất ức và gián tiếp dẫn đến cái chết của ông vài ngày sau mà các thái y loan tin là do bị đậu mùa.
Cái chết khi còn quá trẻ, mới 19 tuổi của Hoàng đế Đồng Trị khiến hậu thế nổ ra một cuộc tranh cãi dữ dội. Nhiều người cho rằng ông chết là do quá uất ức với người mẹ chuyên quyền, ngang ngược. Có người lại cho rằng ông chết vì bệnh giang mai trở nặng, không có thuốc chữa.

Hoàng đế TQ lây bệnh từ kỹ nữ, chết không con cái

(Kiến Thức) - Đồng Trị là hoàng đế Trung Quốc nổi tiếng lịch sử qua đời khi mới 20 tuổi. Điều kỳ lạ là vị vua nhà Thanh này qua đời vì căn bệnh hoa liễu lây từ gái lầu xanh. Đến lúc chết, ông không có con cái nối dõi.

Hoàng đế TQ lây bệnh từ kỹ nữ, chết không con cái
Hoang de TQ lay benh tu ky nu, chet khong con cai
 Trong số các hoàng đế Trung Quốc, Đồng Trị - hoàng đế thứ 10 của nhà Thanh được người đời nhớ đến là vị vua ham mê sắc dục dẫn đến cái chết trẻ vì mắc bệnh hoa liễu.

Mộ tặc phát hiện sự thật kinh hoàng trong lăng vua Đồng Trị

Trong lúc trộm kho báu, mộ tặc đã được một phen hoảng sợ khi thấy thi thể của hoàng hậu A Lỗ Đặc Thị. 

Mộ tặc phát hiện sự thật kinh hoàng trong lăng vua Đồng Trị
Mo tac phat hien su that kinh hoang trong lang vua Dong Tri
Hoàng hậu A Lỗ Đặc Thị hiệu là Hiếu Triết Nghị hoàng hậu, là vị hoàng hậu duy nhất của Thanh Mục Tông Đồng Trị hoàng đế. Bà là vị hoàng hậu Đại Thanh duy nhất được sách lập xuất thân từ Mông Cổ Bát kỳ. Ngoài ra, bà cũng là một trong 4 vị hoàng hậu duy nhất của nhà Thanh được hưởng quy chế lễ đại hôn khi thành thân với Hoàng đế.  

Giải mã cực chuẩn tính cách người tuổi Sửu qua nhóm máu

(Kiến Thức) - Theo chuyên gia phong thủy, người tuổi Sửu có nhóm máu khác nhau nên tính cách có sự khác biệt. Trong khi người nhóm máu A tính cẩn thận, kiên trì thì tuổi Sửu nhóm máu B thông minh, ý chí kiên cường.

Giải mã cực chuẩn tính cách người tuổi Sửu qua nhóm máu
Giai ma cuc chuan tinh cach nguoi tuoi Suu qua nhom mau
Các chuyên gia phong thủy đưa ra nhận định, đánh giá về tính cách người tuổi Sửu qua từng nhóm máu: A, B, AB và O. Mỗi cá nhân thuộc nhóm máu khác nhau có những đặc điểm tính cách riêng. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới