Hoàng đế La Mã trở thành bạo chúa sau trận ốm sinh tử?
(VietnamDaily) - Vào năm 37 sau Công nguyên, Caligula lên ngôi hoàng đế La Mã. Vốn là người có tài trị nước, nhưng sau một lần ốm nặng, Caligula thay đổi tâm tính và trở thành bạo chúa.
Tâm Anh (theo LV)
Hoàng đế La Mã Caligula là một trong những ông hoàng nổi tiếng lịch sử cổ đại. Ông lên ngai vàng vào năm 37 sau Công nguyên sau khi hoàng đế Tiberius băng hà.
Sau khi lên ngôi, hoàng đế Caligula khiến dân chúng La Mã tin tưởng và ca ngợi khi có nhiều việc làm ấn tượng. Trong số này có việc ông thực hiện một số cải cách lớn trong bộ máy chính trị, ban thưởng kịp thời cho các tướng sĩ đánh trận, giảm án hoặc xá tội cho một số tù nhân trong các dịp quan trọng.
Ông hoàng La Mã này cũng cho xây dựng nhiều đền thờ, cầu đường, tàu thuyền... và tổ chức các sự kiện vui chơi giải trí cho người dân. Tuy nhiên, một thời gian ngắn sau khi lên ngôi vua, Caligula bị ốm nặng. Khi bình phục, tâm tính của ông hoàng này bất ngờ có sự thay đổi lớn.
Thay vì tính cách điềm đạm như trước, Caligula trở nên dễ cáu giận, đa nghi khi cho rằng có một số người âm mưu lật đổ ông khỏi ngai vàng. Vì vậy, bất cứ quan lại hay vị tướng nào có thái độ thù địch hoặc hành động mà Caligula cho rằng có ý đồ mưu phản đều bị xử chết.
Rùng rợn hơn, ông hoàng này thích thú khi để những người bị coi là phản nghịch chiến đấu với các loài thú dữ như hổ, báo... trong các đấu trường. Khi nhìn những người này chiến đấu đến chết với "quái thú" thì Caligula lấy đó làm niềm vui.
Không chỉ giết những quan lại bị coi là mối đe dọa, hoàng đế Caligula còn ra lệnh xử tử nhiều người thân trong gia đình khi họ lên tiếng phản đối các quyết định của ông.
Thêm nữa, hoàng đế Caligula còn khiến đế chế La Mã trở nên hỗn loạn khi ban hành nhiều loại thuế mới làm dân chúng sống trong nghèo khổ.
Khi dân chúng không có tiền đóng thuế, Caligula nghĩ ra cách cho họ vay tiền rồi lấy lãi cao. Về sau, người dân không thể trả nợ vì số tiền ngày càng nhiều nên cuối cùng mọi tài sản như nhà cửa, đất đai đều bị gán nợ cho nhà vua. Thậm chí, một số gia đình phải bán vợ, con làm nô lệ để có tiền trả nợ.
Chính những hành động và chính sách hung bạo của Caligula, nhiều quan lại, tướng sĩ La Mã căm hận và lên kế hoạch lật đổ ông hoàng này.
Sau một thời gian chuẩn bị, Cassius Chaerea, một tướng sĩ quân đội La Mã đã chỉ huy một nhóm lính canh tấn công Caligula vào ngày 24/1/41. Theo đó, bạo chúa này bị đâm hơn 30 nhát dao dẫn đến cái chết đau đớn. Khi nghe tin Caligula chết, dân chúng La Mã vui mừng vì thoát khỏi sự cai trị khủng khiếp của vị vua này.
Mời độc giả xem video: Nhà vua Thái Lan ban danh hiệu Hoàng hậu cho một nữ tướng. Nguồn: VTV24.
Đế chế La Mã sử dụng hình phạt tàn khốc dành cho 'tội đồ' như nào?
(VietnamDaily) - Quân đội đóng vai trò lớn trong sự hưng thịnh của đế chế La Mã. Để có đội quân hùng mạnh, La Mã có hình phạt tàn khốc dành cho những "kẻ tội đồ" khiến đế chế này nhận lấy thất bại hay gây ra thương vong lớn.
Đế chế La Mã tồn tại trong hàng ngàn năm và là một trong những nền văn phát triển rực rỡ, hùng mạnh nhất lịch sử cổ đại.
Lãnh tụ quân sự Julius Caesar của đế chế La Mã yêu cả nam lẫn nữ?
(VietnamDaily) - Là một trong những người đàn ông vĩ đại nhất đế chế La Mã, lãnh tụ quân sự lỗi lạc Julius Caesar được biết đến là ông hoàng yêu cả nam lẫn nữ. Ngoài 3 người vợ chính thức và các nhân tình, Caesar vướng vào những mối tình đồng giới.
Julius Caesar là lãnh tụ quân sự lỗi lạc của đế chế La Mã. Ông đóng vai trò quan trọng trong việc giúp La Mã trở thành một trong những đế chế hùng mạnh nhất thế giới.
Silicone là một chất liệu đa năng, từ y học, công nghiệp đến đời sống hàng ngày, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống nhờ tính bền, an toàn và linh hoạt.
Hàng loạt linh vật Tết Ất Tỵ 2025 ở các địa phương đang rộn ràng với đa dạng mô hình rắn từ dễ thương, điệu đà đến dữ dằn, "độc-lạ", gây ấn tượng mạnh mẽ với công chúng...
Vào tháng 8/1910, một vụ cháy rừng tồi tệ xảy ra ở 3 tiểu bang của Mỹ. Thảm họa kinh hoàng này khiến 87 người thiệt mạng và hơn 1,2 triệu ha đất bị tàn phá.