Hoàng đế có năng lực ân ái "đỉnh" nhất lịch sử Trung Hoa là ai?

Cuộc đời của Tống Huy Tông có thể xem là một truyền kỳ, vừa là "Thiên tử Lầu xanh" vừa là "Đế vương vong quốc".

Tống Huy Tông Triệu Cát là một trong những vị Hoàng đế nổi bật nhất lịch sử Trung Hoa. Bên cạnh khả năng võ nghệ vô song, ông còn là một họa sĩ, nhà thơ và thư pháp gia lớn của Trung Quốc, là người nghĩ ra kiểu chữ viết "sấu kim thể" trong nghệ thuật thư pháp. 

Chẳng những vậy, Tống Huy Tông còn nổi tiếng vì hoang dâm vô độ, ông sống 54 năm nhưng đã có đến 80 người con. Vào thời điểm ông thoái vị, trong hậu cung đã có hơn 6.000 nữ nhân. Nhưng họ vẫn không thể thỏa mãn dục vọng của ông. Tống Huy Tông luôn thích xuất cung đến thanh lâu. Có lẽ vì vậy mà trong dân gian đã lan truyền giai thoại về mối tình si mê của Tống Huy Tông với kỹ nữ Lý Sư Sư. 

Tống Huy Tông là vị hoàng đế thứ 8 của triều Bắc Tống. Vừa lên ngôi, ông đã lập tức ban hành luật lệ mới. Ban đầu, Tống Huy Tông vẫn giữ được khí thế của một minh quân, nhưng về sau ông dần không còn tập trung trí lực vào chính sự nữa, suốt ngày theo đuổi cuộc sống xa hoa, để mặc tham quan lộng hành, triều đình bị lũng đoạn. 

Hoang de co nang luc an ai

Tống Huy Tông trời sinh tính phong lưu đa tình, rất si mê cái đẹp. Theo thống kê từ "Tĩnh Khang bại sử tiên chứng: Khai phong phủ trạng", vào thời điểm đất nước rơi vào khó khăn, phi tần của Tống Huy Tông có tổng cộng là 143 người, cung nữ và nữ quan là 504 người, ca nữ là 1.214 người. Đến khi Hoàng đế thoái vị thì có hơn 6000 nữ nhân trong hậu cung, ông trở thành vị quân chủ có nhiều phi tần cung nữ nhất trong lịch sử Trung Hoa. 

Dựa vào số liệu này, nhiều người suy đoán khi Tống Huy Tông còn tại vị thì số nữ nhân trong cung của ông phải có ít nhất là 10.000 người. 

Theo "Tĩnh Khang bại sử tiên chứng: Thanh cung dịch ngữ", vào ngày 5, 7 hàng tháng, Tống Huy Tông sẽ sủng hạnh trinh nữ, sau đó sẽ ban phong hào cho nữ nhân đó. Nếu được sủng hạnh 1 lần nữa, người này sẽ được nâng lên một bậc phi vị.

Hoang de co nang luc an ai

Mặc dù hậu cung của mình đã có hàng nghìn nữ nhân, Tống Huy Tông vẫn không hề cảm thấy thỏa mãn, luôn cho rằng Lầu xanh mới là lựa chọn tốt nhất. Để thuận tiện hơn, ông đã thành lập một bộ phận đến Lầu xanh cùng mình, gọi là "Hành hạnh cục".

Trong dân gian Trung Quốc thường bàn về chuyện tình của Tống Huy Tông và kỹ nữ Lý Sư Sư. Lý Sư Sư là một ca kỹ nổi tiếng thời Bắc Tống, nàng có nhan sắc tuyệt trần, thông thạo cầm kỳ thi họa. 

Tống Huy Tông đã gặp mặt Lý Sư Sư ở Lầu xanh nhiều lần, về sau Hoàng đế đã cho người đào đường hầm từ hoàng cung dẫn thẳng đến Lầu xanh để thuận tiện cho những cuộc gặp gỡ với người thương. Hiện tại, trong khu di tích lịch sử Bắc thành vẫn còn nhiều dấu vết của đường hầm bí ẩn này.

Lúc bấy giờ, Lý Sư Sư đã có được ân sủng của Hoàng đế nhưng vẫn rất đa tình, không nỡ đoạn tuyệt với một nam nhân tên là Chu Bang Ngạn. Biết mỹ nhân vẫn còn qua lại với kẻ khác, Tống Huy Tông liền nổi giận rồi đuổi hắn ra khỏi kinh thành. 

Về sau, khi Tống Huy Tông trở thành tù nhân của nhà Kim, Lý Sư Sư đã một mình đến doanh trại để gặp ông. Sau khi 2 người hội ngộ, ôm nhau khóc một lúc lâu, Lý Sư Sư đã nuốt trâm cài tóc vào bụng tự vẫn.

Tống Huy Tông còn là vị Hoàng đế có nhiều con cái nhất lịch sử Trung Quốc, theo "Tĩnh Khang bại sử tiên chứng" ông có tổng cộng 80 người con, vượt qua cả Hoàng đế Khang Hi và Hoàng đế Càn Long triều nhà Thanh. 

Tại sao các Hoàng đế Trung Hoa thường trọng dụng cậu ruột hơn chú ruột

Trong lịch sử Trung Hoa, đa số các vị Hoàng đế này đều thích trọng dụng cậu ruột (cữu cữu) để củng cố quyền lực chính trị hơn là chú ruột.

Có hàng trăm vị Hoàng đế đã lần lượt gây dựng nên lịch sử phong kiến hơn 2 nghìn năm tại Trung Quốc. Và đa số các vị Hoàng đế này đều thích trọng dụng cậu ruột (cữu cữu), nhất là những vị Hoàng đế lên ngôi khi còn trẻ tuổi, họ thường sử dụng cậu ruột để củng cố quyền lực chính trị hơn là chú ruột (thúc thúc). Rốt cuộc là vì sao?

Nguyên nhân thứ 1, dựa trên mối quan hệ lợi ích. Trong dân gian Trung Quốc có một câu nói như thế này: "Cữu cữu thân thiết hơn thúc thúc", đó là bởi vì cữu cữu và ngoại sanh (cháu trai họ ngoại) chỉ có quan hệ tình thân, rất ít khi có xung đột lợi ích. Thông qua nhiều sự kiện lịch sử, chúng ta có thể thấy rõ, thúc thúc nguy hiểm hơn cữu cữu. 

Thái giám, ngoại thích chuyên quyền phổ biến trong lịch sử Trung Hoa

Những lý do đặc biệt này đã khiến Thanh triều trở thành vương triều hiếm hoi trong lịch sử Trung Hoa không xuất hiện tình trạng ngoại thích chuyên quyền, hoạn quan loạn chính.

Thai giam, ngoai thich chuyen quyen pho bien trong lich su Trung Hoa

Trong lịch sử phong kiến Trung Hoa, Thanh triều được xem là một vương triều tồn tại không ít ngoại lệ.

Các đời vua Thanh tuyệt tự người nối dõi

Một điều đáng ngạc nhiên là cả 3 đời hoàng đế cuối cùng trong lịch sử nhà Thanh cũng như trong lịch sử Trung Hoa, không ai có lấy được một mụn con.

Triều đại nhà Thanh có nhiều chuyện ly kì trong việc con cháu dòng họ. Phải nói đến 3 vị vua cuối cùng của triều Thanh là Đồng Trị, Quang Tự và Phổ Nghi.

Nhiều nhà khoa học cho rằng việc không có con nối dõi của cả 3 ông là hậu quả của hôn nhân cận huyết thống. Xét từ góc độ y học hiện đại thì giả thuyết này là hoàn toàn có khả năng và hiện được nhiều người đồng thuận nhất.

Cac doi vua Thanh tuyet tu nguoi noi doi

Tuy có đến 5 bà vợ nhưng vị hoàng đế Phổ Nghi cũng không có con nối dõi.

Những đời hoàng đế tiếp theo khả năng sinh sản giảm hơn nhưng không quá nghiêm trọng. Đến đời thứ 6 là Gia Khánh thì tỷ lệ con chết yểu lên tới 57%...

Từ những con số trên, giới sử gia chỉ ra rằng, năng lực sinh dục của các hoàng đế Triều Thanh, tính từ Hoàng Thái Cực càng ngày càng tệ hại, tỷ lệ những hoàng tử và công chúa chết yểu ngày càng tăng.

Và cho tới 3 vị vua cuối cùng của triều đại là Đồng Trị, Quang Tự và Tuyên Thống (Phổ Nghi) thì gần như họ không còn khả năng truyền giống nữa dù có đủ thê thiếp và có đời sống sinh hoạt tình dục ngay từ khi bắt đầu trưởng thành.

Vua Quang Tự bị chứng di tinh gần 20 năm. Ảnh nguồn: Internet.

Tuy nhiên, ngoài ảnh hưởng từ tập tục hôn nhân cận huyết, việc tuyệt tự của ba vị vua này còn phụ thuộc vào chính lối sống của họ.Theo Viện Nghiên cứu Trung y Trung Quốc, cả 3 vị vua này đều mắc những chứng bệnh nghiêm trọng liên quan đếnsức khỏetình dục và sinh sản.

Những thông tin từ y án do chính Quang Tự viết và tự thuật cho thấy thể chất Quang Tự đã bị suy nhược từ nhỏ, lắm bệnh, lại mắc chứng di tinh lâu năm.

Vào năm 1907, tức 1 năm trước khi chết, Quang Tự đã tự viết về bệnh của mình như sau: "bị di tinh đã gần 20 năm. Mấy năm trước mỗi tháng di tinh mười mấy lần, gần đây mỗi tháng vài ba lần, thường là không mộng mà tinh tự tiết ra, càng nghiêm trọng.

Eo lưng thường đau nhức, gặp phong hàn thì buốt đầu, ù tai đã gần 10 năm. Mấy năm gần đây bị ít, không phải là bệnh khỏi mà thận đã hư tổn quá rồi, không còn lực mà tiết nữa”.

Theo nhiều chuyên gia y học, Quang Tự sinh tháng 8/1871, khi viết những dòng trên vừa tròn 36 tuổi, bị di tinh từ khi 15-16 tuổi, mỗi tháng hàng chục lần, bị bệnh nặng như thế thì khó có thể có con nối dõi.

Đối với vua Đồng Trị, theo sử sách ghi lại thì đây là một vị vua "hoang dâm vô độ”. Thích du hý, thích tìm của lạ chốn giang hồ nên ngay từ thời thanh niên trai trẻ, Đồng Trị đã luôn tìm tới lầu xanh để hưởng lạc.

Và kết cục cho những lần ăn chơi trác táng đó là ông đã mắc bệnh giang mai. Hậu quả là ông đã phải từ giã cõi đời khi mới ở tuổi 20 và không để lại mụn con nào nối dõi.

Còn Phổ Nghi - vị hoàng đế cuối cùng trong lịch sử hàng nghìn năm phong kiến Trung Hoa lại bị hành hạ bởi bệnh liệt dương. Tuy có đến 5 bà vợ nhưng vị hoàng đế này cũng không có con nối dõi. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới