Hoàng đế Chu Nguyên Chương không bao giờ dám động tay với 2 người này

Trong tất cả các vị hoàng đế khai quốc thì Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương là người có xuất thân thấp kém nhất. Dù nổi tiếng tàn bạo nhưng Chu Nguyên Chương chưa bao giờ dám động tay với những kiểu người này:

Những người Chu Nguyên Chương không dám làm hại

Trong cuộc loạn lạc cuối thời Nguyên, Chu Nguyên Chương đã từ giai cấp thấp nhất trong xã hội từng bước bước lên ngôi cửu ngũ chí tôn, khiến người đời thán phục.

Ông cai trị Minh triều từ năm 1368 đến năm 1398. Các sử gia gọi thời kỳ cai trị của ông là Hồng Vũ Chi Trị.

Để có thể xây dựng lên căn cơ nhà Minh, Chu Nguyên Chương tất phải có điểm hơn người.

Thứ nhất là vì ông đủ tàn nhẫn, bởi vì suy cho cùng ngôi vị ông có được cũng là nhờ những trận giết chóc đếm không xuể, Chu Nguyên Chương cả đời nam chinh bắc chiến, tất không phải người dễ mềm lòng.

Bởi vì ông xuất thân nghèo đói, cho nên bản thân Chu Nguyên Chương cực kỳ căm ghét bọn quan lại tham ô. Ông đã đặt ra quy định quan lại nào tham ô trên 30 lượng đều lăng trì xử tử.

Bởi vì giang sơn Chu Nguyên Chương có được là do tạo phản, nên ông không yên tâm với những huynh đệ đã từng cùng mình tạo phản, vì thế đã nghĩ hết mọi cách để giết sạch toàn bộ, vì chuyện đó mà giết đến mấy vạn người cũng không hề nương tay.

Cũng chính bởi ông làm nên những việc này nên Chu Nguyên Chương ngoài việc được xem như là một trong những hoàng đế vĩ đại nhất của Trung Quốc nhờ các công trạng to lớn của mình với đất nước, ông vẫn bị người đời chê trách vì sự hà khắc, ác độc và máu lạnh.

Song một người máu lạnh tàn ác như Chu Nguyên Chương lại không dám đắc tội với hai kiểu người, thậm chí còn đối xử rất hòa ái, tốt đẹp với họ.

Hai kiểu người đó chính là thiện phu và tiết công, theo như ngày nay thì chính là đầu bếp và thợ cắt tóc.

Đầu bếp

Trên thực tế, Chu Nguyên Chương không chỉ đối xử rất tốt với những người theo hai nghề này, mà ông cũng yêu cầu con trai mình cũng phải làm như thế, còn không ngại phiền phức mà giải thích tường tận cho con trai nghe lí do tại sao lại phải tốt với họ.

Năm Hồng Vũ thứ ba (tức Công nguyên năm 1370), Chu Nguyên Chương lần đầu phân vương. Năm Hồng Vũ thứ 11 (tức Công nguyên năm 1378), các vị Hoàng tử (bao gồm cả cháu ông) cũng đều đã trưởng thành, theo quy định Chu Nguyên Chương đề ra, tất cả trước sau cũng đều phải đến đất phân phong của mình.

Có một hôm, Chu Nguyên Chương nhận được mật báo từ Tần vương phủ nói rằng Tần vương Chu Sảng trên đường tức giận, dùng roi đánh đầu bếp, Chu Nguyên Chương lập tức viết sắc dụ, sai người lập tức mang đến cho Tần vương.

Trong thư, Chu Nguyên Chương nghiêm túc cảnh cáo Chu Sảng rằng: "Thiện, lập mệnh dã, phi thao thiện kỳ sự giả bất đắc kỳ tinh…tương thao thiện giả thị dĩ tầm thường, thị bất khả dã…nhược tần gia chùy sở, bất trắc chi họa, khủng sinh vu thử".

(Dịch nghĩa: Ăn cơm là để sống, nếu không có kẻ nấu cơm thì những người làm việc khác cũng khó làm… không thể coi người đầu bếp nấu cơm là kẻ tầm thường được… nếu cứ nhiều lần dùng roi đánh như thế, e là sẽ gây họa khó lường, tính mạng cũng chỉ đến đó mà thôi…).

Theo quan điểm của Chu Nguyên Chương, hậu quả của việc trừng phạt đầu bếp là vô cùng nghiêm trọng.

Vì suy cho cùng, đầu bếp cũng là người làm cơm cho ta ăn, nếu như họ thật sự sinh lòng oán hận, sẽ nhân cơ hội hạ độc trong thức ăn, đến lúc ấy cho dù có đem chín đời nhà tên đầu bếp đi chém cũng chẳng thể lấy lại mạng của mình, cho nên dù có như thế nào, thì cũng nhất định phải đối xử tốt với đầu bếp của bản thân.

Nhưng dù Chu Nguyên Chương có hết lòng khuyên bảo ra sao, cũng không lay chuyển được tính cách ngang ngược của con trai. Sự việc Tần vương xảy ra không bao lâu, Chu Nguyên Chương lại nghe tin Tấn vương Chu Cương làm ra việc giống anh trai.

Nhưng dù sao cũng là con ruột của mình, cho nên Chu Nguyên Chương lại viết một bức chiếu thư, ý là nói người làm cha là mình đây đã đánh trận bao nhiêu năm, người nào cũng dám xử lý, nhưng lại đối xử rất tốt với đầu bếp, vị đầu bếp theo hầu bản thân là Từ Hưng Tổ đã theo hầu 23 năm, nhưng bản thân ông chưa từng nặng lời với hắn câu nào, nay người làm con cũng phải học được điều đó, phải biết nguyên tắc, vì suy cho cùng tính mạng mình mới là điều quan trong nhất.

Hoang de Chu Nguyen Chuong khong bao gio dam dong tay voi 2 nguoi nay

Hai câu chuyện này đều được ghi trong sách sử chứ không phải trong sách tiểu thuyết dã sử, cho nên có thể thấy được Chu Nguyên Chương không phải chỉ là một kẻ lỗ mãng, thực tế là tâm tư suy nghĩ của ông rất thâm sâu.

Ông biết rõ ràng rằng, đại tướng tạo phản muốn giết kẻ đối địch chỉ huy thiên quân vạn mã là chuyện không hề dễ dàng, nhưng kẻ đầu bếp bên mình nếu muốn hạ độc hại mình thì lại là việc rất đơn giản, bởi vì dù có là ai cũng không thể cảnh giác 24/24, nếu như thế thì bình thường làm sao mà sống nổi?

Cho nên mới nói, Hoàng đế phải đối xử tốt với người đầu bếp, có như thế mới có thể sống thoải mái được, vì kẻ quyền quý thì tiếc mạng.

Thợ cắt tóc

Còn về tiết công (thợ cắt tóc) cũng như thế, vì cho dù có là dao cắt tóc thì cũng là dao, đều có thể dùng để giết người, nhưng dù có nguy hiểm hơn đi chăng nữa, thì Hoàng đế cũng vẫn cần cắt tóc.

Cho nên, vì lo lắng cho chính mình, Chu Nguyên Chương cũng chưa bao giờ nặng lời trách mắng thợ cắt tóc, thậm chí còn thưởng cho rất hậu.

Cũng chính bởi những lí do này, Từ Hưng Tổ cùng Tỉnh Tuyền – hai vị đầu bếp hầu hạ Chu Nguyên Chương đều được thăng lên làm Quang Lộc Tự Khanh, còn Đỗ An Đạo, Hồng Thượng Quan – thợ cắt tóc của Chu Nguyên Chương cũng làm đến chức Thái Thường Tự Khanh, đây đều là những chức quan tam phẩm, là cận thần thân tín của Hoàng đế.

Quan trọng hơn nữa là, họ còn tốt số hơn so với các công thần khai quốc, không chỉ cả đời vinh hoa phú quý mà còn có được kết cục có hậu.

Thói quen khó bỏ của Chu Nguyên Chương

Mặc dù bản thân đã trở thành người cao quý nhất thiên hạ, nhưng Chu Nguyên Chương lại cực kỳ ghét xa hoa lãng phí, dù sống trong hoàng cung nhưng Chu Nguyên Chương vẫn giữ nguyên nếp sống thanh bần, nghèo khó như xưa.

Có một lần sau khi đã đăng cơ, Chu Nguyên Chương bỗng nhớ lại món cháo đã giúp mình giữ được mạng sống, ông liền bảo ngự thiện phòng làm cho ông một bát cháo như thế, nhưng cháo mà ngự thiện phòng nấu ra lại không giống hương vị bát cháo năm ấy.

Về sau, có một người đã dùng những nguyên liệu đơn giản để nấu bát cháo ấy, lúc ấy vua mới chịu hài lòng.

Chu Nguyên Chương thường kể lại cho các vị đại thần cùng phi tần trong hậu cung của mình nghe về những chuyện mình đã từng trải qua, hơn thế, còn yêu cầu họ phải sống tiết kiệm giống như mình.

Vì ảnh hưởng của ông nên các vị đại thần nhà Minh khi ấy cũng đều sống như vậy, không dám trái lệnh. Ngay cả các vị phi tần trong hậu cung cũng không được phép đeo trang sức đắt đỏ, không được lãng phí.

Đối với những phi tần xuất thân cao quý trong xã hội lúc bấy giờ, vốn được sống sung sướng ăn ngon mặc đẹp, sau khi vào cung phải tuân thủ việc việc ăn uống đạm bạc, thật chẳng dễ để thích nghi, khổ mà không dám kêu ca.

Cả đời Hoàng đế Chu Nguyên Chương chỉ sủng ái duy nhất 1 người, đó là ai?

 Cả đời hoàng hậu Mã thị luôn vì chồng, vì bách tính, vì thiên hạ.

Trong mắt nhiều người, Minh Thái Tông Chu Nguyên Chương không phải là người đàn ông tốt. Tại sao ông lại tàn nhẫn đến vậy?

Mỹ nhân chết oan sau đêm hoan ái mất hồn với Chu Nguyên Chương

Năm ấy Tô Thản Muội vừa tròn 24 tuổi, tài năng rực rỡ, mỹ mạo rung động lòng người, cứ như vậy, vì sự tàn nhẫn của Chu Nguyên Chương mà chết oan thảm khốc.

 

Hoàng đế khai quốc nhà Minh - Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương một đời tràn ngập các truyền kỳ, khiến thiên hạ đời sau nhớ mãi. Theo sử sách ghi lại, Chu Nguyên Chương từng làm ăn mày, cũng từng xuất gia làm hòa thượng. Không chỉ dũng mãnh thiện chiến, trí tuệ hơn người, tính cách tàn bạo và lòng dạ sâu khó lường của Chu Nguyên Chương cũng là những điểm khiến vị hoàng đế này nổi tiếng.

Đọc nhiều nhất

Tin mới