Hoài bão của Tương Dực trước đêm xây dựng Cửu trùng đài

Khi nhắc đến vua Tương Dực thì nhiều người nghĩ ngay đến hình ảnh hôn quân. Thậm chí còn mượn lời sứ nhà Minh để gọi vua là Trư Vương. Nhưng nếu dựa vào những điều sử sách đã ghi một cách tin cậy thì có thể chắc Tương Dực vốn là một minh quân trước khi bị suy thoái.

Lê Oanh (tức Tương Dực đế sau này) lên ngôi khi mới 14 tuổi và điều đáng nói là cách lên ngôi rất gian truân chứ không phải ngồi yên rồi có người mang long bào khoác lên mình. Khi Lê Uy Mục mới lên ngôi nhưng không được lòng người. Để bảo vệ ngôi vị, Uy mục giết hại tông thất và năm 1509, sai bắt giam Lê Oanh vì cảm thấy Lê Oanh là mối lo sau này. Lê Oanh muốn chạy thoát ra ngoài, mới đem của cải đút lót với người cai ngục. Người cai ngục được tiền, liền thả cho ông chạy thoát. Lê Oanh một mình chạy trốn vào thành Tây Đô mà không kịp báo cho mẹ, anh em mình một tiếng. Đến khi chạy đến được cửa biển Thần Phù, Lê Oanh được đại thần thất sủng là Nguyễn Văn Lang ra đón rước, rồi được tôn lên là minh chủ.
Mới hơn 14 tuổi mà Lê Oanh dám cầm quân để đấu lại vua đương thời thì cái gan cũng không phải nhỏ. Và sau khi giành ngôi thì Tương Dực cũng là người nắm luôn thực quyền chứ không phải chịu cảnh sống khuất dưới bóng quyền thần nào. Đó là điều phi thường. Trong chiến dịch lật đổ Uy mục thì bài hịch do Lê Oanh sai Lương Đắc Bằng viết thể hiện rõ cái chí của bậc minh quân, tác động mạnh mẽ đến lòng người
Hoai bao cua Tuong Duc truoc dem xay dung Cuu trung dai
 Hình tượng vua Lê Tương Dực. 
“Bạo chúa Lê Tuấn, phận con thứ hèn kém, làm nhơ bẩn nghiệp lớn, lần lữa mới gần 5 năm mà tội ác đã đủ muôn khoé. Giết hại người cốt nhục, dìm hãm các thần liêu. Bọn ngoại thích được tin dùng mà phường đuôi chó ngang ngược làm bậy, người cứng cỏi bị ruồng bỏ mà kẻ đầu cá ẩn nấp nẻo xa. Quan tước đã hết rồi vẫn thưởng tràn không ngớt, dân chúng đã cùng khốn còn vơ vét chẳng thôi. Vét thuế khoá từng cân lạng, tiêu tiền của như đất bùn, bạo ngược ngang với Tần Chính. Đãi bề tôi như chó ngựa, coi dân chúng tựa cỏ rác ngạo mạn quá cả Nguỵ Oanh. Huống chi lại xây cung thất to, làm vườn hoa rộng. Xua dân đi trồng cây, giẫm theo vết xe đổ chất gò Hoa Cương đời Tống; lấp biển xây cung điện, nối gót thói u mê xây cung A Phòng nhà Tần. Công trình thổ mộc xây lên rồi thay đổi, thay đổi rồi xây lên, dân Hải Dương, Kinh Bắc mệt mỏi, lao đao; tông thất xa hoa, kiêu căng lại ngang ngược, ngang ngược lại kiêu căng, cõi tứ tuyên phiên trấn xôn xao, rối loạn. Cư dân nhức óc, cả nước đau lòng”.
Nhờ bài hịch đó mà Lê Oanh đánh đâu được đó, thế như chẻ tre. Ngày 8.11.1509, khởi binh ở Tây Đô thì đến cuối tháng đã kéo quân đến Thăng Long. Ngày 1.12, Uy Mục cùng kế tự vẫn. Ngày 4/12, Lê Oanh lên ngôi vua. Mọi thứ thay đổi chóng mặt và nếu không có bài hịch mà Lương Đắc Bằng viết thì có lẽ Lê Oanh không thể dễ dàng thay đổi triều đại một cách nhanh chóng như thế. Bài hịch đã đánh đúng tâm lý của người dân đương thời khi đó khi bất bình với việc triều đình Uy Mục xây lắm cung điện, đốt tiền của dân, nặng nề thuế khóa, lao dịch...
Thế nên quân của Uy Mục khi thấy có biến thì chẳng đánh tự tan, dân chúng lại càng không ủng hộ. Đến ngay cả tù nhân cũng chán với chế độ hà khắc của Uy mục nên khi được thả ra cũng quay lưng. Sử còn chép chuyện Uy Mục lấy vàng bạc tiền của ban cho bọn tội nhân bị giam ở ty Ngũ hình mỗi người 3 quan, rồi sai đi đánh quân Lê Oanh. Tù nhân nhận được tiền, không những không đi đánh mà người nào người nấy đều bỏ về nhà.
Tương Dực đế lên ngôi khi đó đúng là đáp ứng được nhân tâm đang chán ghét Uy Mục. Bản thân Tương Dực ngày đầu lên ngôi cũng ôm ấp hoài bão làm một minh quân, quyết tâm chỉnh đốn tệ nạn thời cũ. Cái chí đó thể hiện rõ trong việc ban sách Trị bình bảo phạm vào năm 1511 cho cả nước.
Sách dụ các quan văn võ và dân chúng rằng: Nghĩ trời thương dân chúng, tất lập vua lập thầy; vua vâng mệnh trời, phải lo nuôi dạy trước. Thế là để lòng người hoà hợp, của dân dồi dào, đưa nước nhà đến cõi thịnh trị bình yên lâu dài. Xưa Nghiêu, Thuấn được hạnh phúc yên vui, vốn gốc ở trọng Ngũ điển, vui Cửu tự; Thang, Vũ đến thái bình thịnh trị, do nền ở ban Ngũ giáo, dùng Bát chính. Xem vậy, các bậc thánh đế minh vương thay trời trị nước, có bao giờ bỏ qua việc nuôi dạy mà trở nên thịnh trị được đâu. Cao Thái Tổ Hoàng Đế khai sáng cơ nghiệp, truyền lại kỷ cương, dựng lập nhà học, khuyến khích nông tang, để vỗ yên bốn phương; Thái Tông Văn Hoàng Đế nối theo chí trước, noi việc người xưa, coi trọng giáo hoá, chăm nuôi muôn dân để yên hoà muôn nước; Thánh Tông Thuần Hoàng Đế kính nối mưu trước, làm hết luân thường, hoàn thiện chế độ, ban Đại cáo để bồi đắp gốc nền cho phong hoá, Hiến Tông Duệ Hoàng Đế tỏ rạng công trước, sáng suốt yên vui, ban lời dạy để khuyến khích thói hay tục tốt, lớp lớp yên hoà, đức hoá xa rộng, hiệu quả trị bình, đến đây là thịnh hơn cả. Đến đời Đoan Khánh [1505 - 1508], hoạn quan can thiệp vào chính sự, ngoại thích chuyên quyền, pháp luật phiền hà, kỷ cương rối loạn, nông tang mất nghiệp, phong tục suy đồi, thực rất thương tâm. Trẫm nghĩ công tổ tông gây dựng gian nan, thương ức triệu dân cuộc đời đau khổ, vì tông miếu, xã tắc và sinh dân, đã đại cử nghĩa bình, dẹp yên bốn bể. Khi mới lên ngôi, ban hành giáo hoá, thận trọng hình phạt để phòng giữ lòng người; thi hành chính lệnh, ban ra nhân huệ để đón nối mệnh trời. Những muốn cho điển chương chế độ hết thảy đổi mới, bèn chọn lấy những điều có quan hệ đến chính trị, phong tục, biên tập thành sách Trị bình bảo phạm để ban hành trong nước. Từ quan đến dân các ngươi, phải thể theo lòng trẫm, học lấy mà làm, để cùng đạt đến thịnh trị, để hưởng phúc thái bình muôn đời, để giữ vững cơ đồ mãi mãi. Các điều dạy bảo kê ra như sau:
1- Bề tôi thờ vua, đều phải giữ lòng trung lương, kính ẩn lo giữ chức vụ, vì nước quên nhà, lo việc công, quên việc tư, cùng nhau cung kính hoà hiệp, nói thẳng, can gián đến cùng, không được a dua phụ hoạ, mong được yên thân, ăn hại bổng lộc, cầu may giữ chức, tâu xin việc riêng, bán quan tước, buôn ngục hình, đến nỗi làm phương hại tới đạo trị nước. Kẻ nào vi phạm sẽ bị tội nặng.
2- Những tông thất công thần từ trong cung cấm đến ngoài thế gia, cùng vui buồn với nước, phải thể theo lòng yêu nuôi sinh dân của triều đình. Ruộng đất, chằm ao, bãi dâu được ban cấp theo như lệ đã định rõ, đợi khi khám xong, ban cấp cho và dựng mốc ranh giới rồi mới được cày cấy. Nếu chưa qua khám thực, chưa dựng cột mốc, thì không được cướp đoạt mà thu thóc lúa. Không được dung nạp kẻ gian ra vào, ức hiếp, lấy lạm ruộng đất của dân, để cho dân mọn bị thất nghiệp. Phải dạy dỗ con cháu, răn bảo nô tỳ cho chúng hiểu biết lễ phép, không được cậy thế kiêu ngạo, đánh đập dân mọn, không được phép phóng ngựa ngoài đường phố, làm thương tổn mạng người, không được chắn ngang đường sá, cướp bóc của dân. Kẻ nào vi phạm, thì cho người bị hại cùng người trông thấy tố cáo lên quan khoa, đài, hiến ty và phủ, huyện, châu, để làm bản tâu lên giao cho Hình bộ trị tội. Nếu quan khoa đài, hiến ty và phủ, huyện, châu sợ hãi, né tránh kẻ quyền thế, không chịu xét hỏi thì cho người ấy đến cửa khuyết tâu lên, bọn quan khoa, đài, hiến ty đó đều nhất loạt bị trị tội.
3- Quan các nha môn trong ngoài phải nghiêm khắc sửa mình, kính cẩn siêng năng làm chức phận của mình, không được bừa bãi theo dục vọng riêng, say đắm tửu sắc, sai khiến bậy người dưới quyền, dắt mối gái điếm, nàng hầu, yêu sách cỗ bàn, liên miên chè chén, đến nỗi lười nhác bỏ cả việc công, làm hư hại tới phong hoá. Ai vi phạm sẽ bị trị tội theo pháp luật.
4- Lại bộ phải kính giữ công bằng, cân nhắc bổ dùng người, phải thận trọng dè dặt khi trao quan tước, giữ trong sạch quan trường. Nếu có dẫn người tuyển dụng thì mỗi lần 40 người, Lại bộ phải tư trước cho các nha môn, đoan khai họ tên những người đáng được thuyên bổ, rồi cùng với quan khoa, đài hiệp đồng dẫn tuyển, làm bản tâu lên, đợi nhận được sắc chỉ thì bổ dụng. Người nào lâu năm và trúng trường nhiều thì bổ trước, người nào ít năm và trúng trường ít thì bổ sau, người nào có quân công thì theo như lệnh thưởng công đời Hồng Đức mà thuyên bổ. Người ốm yếu hèn kém thì bổ chức tản quan, tạp lưu. Ai dám hối lộ và riêng tư, tuyển bổ không có thứ tự, thì cho quan đô, đài kiểm xét tâu lên, theo luật trị tội. Quan đô, đài không biết kiểm xét tâu lên cũng bị nhất loạt trị tội.
5- Giám sinh, nho sinh, sinh đồ cứ đến ngày mồng 1, ngày rằm hàng tháng đều phải mặc mũ áo
đến điểm mục theo phép đã định. Phải tuân theo học quy, luyện tập văn bài, đợi khi thành tài để nhà nước sử dụng. Người nào dám chạy chọt cầu may, rong chơi ngoài đường, bỏ trễ việc học, thiếu 1 lần điểm mục thì phạt 140 tờ giấy trung chỉ, thiếu 2 lần thì phạt 200 tờ giấy trung chỉ, thiếu 3 lần thì đánh 40 roi, thiếu điểm mục 4 lần thì kiểm xét tâu lên giao cho Hình bộ xét hỏi, thiếu điểm mục 1 năm thì tâu lên bắt sung quân.
6- Trong kỳ thi Hương, các quan đề điệu, giám thí, giám khảo, khảo thí, tuần xước, và các xã trưởng phải thể theo đức ý của triều đình, phải giữ công tâm, mong lựa chọn được người có thực tài cho nhà nước sử dụng. Xã trưởng làm sổ khai nhận cho học trò, cốt được kẻ có thực học, không hạn chế số người nhiều hay ít, nộp lên quan huyện, châu bản hạt, cho thi một kỳ ám tả, rồi quan phủ cho thi ba đạo kinh nghĩa, quan thừa hiến hiệp đồng khảo thí như lệ. Thi xong, ngay hôm đó, kê khai hạng trúng tam trường là bao nhiêu người, hạng trúng tứ trường là bao nhiêu người, lập thành danh sách, rồi cùng với quan khảo thí ký tên vào để đề phòng gian trá. Hạn trong 3 ngày, các quan đề điệu, giám thí phải làm bản tâu lên, giao cho Hiến ty sát hạch. Ai dám riêng tư xoay tiền, mua ơn trả oán, nghe theo kẻ quyền thế mà lựa chọn không đúng người hoặc nộp bản tâu chậm trễ thì cho quan khoa, đài tâu lên để trị tội.
7- Đời Đoan Khánh, có nhiều kẻ gian phi ra vào nhà bọn ác đảng ở các làng Phù Chẩn, Hoa Lăng, có kẻ giả xưng là họ hàng của bọn ấy, có kẻ đi tìm mua tờ thiếp, để xâm chiếm ruộng đất của dân, cướp đoạt tiền tài của dân, đánh đập dân lương thiện, trêu ghẹo đàn bà con gái, cũng có kẻ chứa chấp bọn gian phi để chúng chia của cho mình, cậy thế lấn hiếp, gây hại ngày một quá. Nay bọn ác đảng tuy đã bị giết, nhưng bọn gian phi nói trên có kẻ nào vẫn theo thói cũ, ngang ngược hung bạo, quấy nhiễu dân mọn thì cho người bị hại và các phường, xã, thôn trưởng áp giải bản thân nó đến cáo giác với quan thừa, hiến, phủ, huyện, châu né sợ không chịu xét hỏi, thì cho người bị hại đến cửa khuyết tâu lên, nhất loạt giao cho Hình bộ trị tội cả.
Tương Dực đế đã vượt qua những thời khắc khó khăn nhất, đã nhìn thấy những sai lầm từ Uy mục, có những biểu hiện phong thái của một bậc minh quân. Thế nhưng, rốt cuộc sau 8 năm trị vì lại có kết cục thê thảm mà không thể trở thành Thánh Tông phiên bản 2 của nhà Lê.

Sự tích những người được dân phong làm Trạng

Lịch sử khoa cử nước ta có những người tuy không đỗ Trạng nguyên mà chỉ đỗ Tiến sĩ, nhưng vì khâm phục tài năng, đức độ của họ mà người dân vẫn “phong” là Trạng và lưu truyền nhiều giai thoại dân gian, câu chuyện ly kỳ về các ông “Trạng” này.

“Kỷ lục” buồn nhà Hậu Lê: 9 vua bị giết đau đớn

- Nhà Hậu Lê (1428 – 1789) chia làm hai thời kỳ là Lê sơ (1428-1527) và Lê trung hưng (1533-1789). Với 27 triều vua và gần 4 thế kỷ tồn tại, đây là triều đại kéo dài nhất trong lịch sử Việt Nam.

Do tồn tại trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động mà đây cũng là triều đại nắm giữ “kỷ lục” về số vua bị giết hại…

Cái chết cay đắng của Lê Bang Cơ

Lê Nhân Tông, vị vua thứ ba của nhà Lê sơ tên thật là Lê Bang Cơ. Dù chỉ là con trai thứ ba, nhưng ông được vua cha Thái Tông phong làm Hoàng Thái tử vào năm 1441, khi mới vài tháng tuổi.

Thái hậu Nguyễn Thị Anh làm Nhiếp chính cho ông từ khi mới lên ngôi báu cho đến khi ông tự thân chấp chính vào năm 1452. Lên ngôi lúc còn nhỏ, Lê Nhân Tông tỏ ra là vị Hoàng đế anh minh, biết thương dân, sùng kính Nho giáo, xem trọng nghề nông và kính cẩn tông miếu. Ông không có thói đam mê tửu sắc, và biết tôn trọng những người có công đối với Vương triều.

Dưới triều Nhân Tông, nước Đại Việt thái bình thịnh trị, đời sống nhân dân ổn định, bờ cõi được bảo vệ và mở rộng.

Dù sáng suốt và nhân từ, nhưng vua Nhân Tông vẫn bị anh cả là Lê Nghi Dân oán hận và muốn đoạt ngôi vì ông chỉ là con thứ. Trong khi đó, Nhân Tông không đề phòng gì vì luôn coi Nghi Dân là anh ruột.

Một đêm cuối năm 1459, Nghi Dân cùng các thủ hạ đã bắc thang vào cung cấm giết vua Nhân Tông. Khi đó ông mới 18 tuổi. Cái chết của ông khiến cho quan lại "nuốt hận ngậm đau", và thần dân "như mất cha mất mẹ”.

Quả báo dành cho Lê Nghi Dân

Lê Nghi Dân vốn được lập làm thái tử khi mới 3 tháng tuổi (năm 1440). Ông bị mất ngôi thái tử vào tay người em Bang Cơ của mình chỉ vì mẹ bị vua thất sủng. Sau khi giết Bang Cơ năm 1459, Lê Nghi Dân lên ngôi, đặt niên hiệu là Thiên Hưng.

Do bất mãn, tháng 5/1460, các tể tướng đại thần là Đỗ Bí, Lê Ngang, Lê Thụ, Lê Ê đã bí mật bàn việc lật đổ vua Thiên Hưng. Vụ việc đó bị lộ, tất cả những người mưu phản đều bị bắt giết.

Do vua thay đổi nhiều pháp chế của đời trước, dùng những người thân tín của mình vào triều nên các cựu thần ngày càng không bằng lòng. Tháng 6/1460, các đại thần Nguyễn Xí, Đinh Liệt, Lê Lăng, Lê Niệm… lại bàn nhau làm binh biến.

Sau một buổi chầu, Nguyễn Xí đã dẫn quân vào giữ chặt quân cấm binh, đóng các cửa thành và giết các bề tôi tin cẩn của vua Thiên Hưng. Hơn 100 người thuộc phe cánh của vua đã mất mạng.

Bản thân Lê Thiên Hưng bị bắt, phế truất làm Lệ Đức hầu và bị thắt cổ chết khi mới 22 tuổi, ở ngôi được một năm.
Hình minh họa.
Hình minh họa.

“Vua quỷ” Lê Uy Mục đền mạng

Năm 1505, Lê Uy Mục lên ngôi sau khi vua Lê Túc Tông mất sớm ở tuổi 17. Trong thời gian trị vì, vị vua này đã bị gọi là “vua quỷ” vì ăn chơi vô độ, ham rượu chè, gái đẹp, tàn bạo giết hại nhiều người vô tội. Quyền hành trong triều rơi vào tay họ ngoại của vua.

Điều này làm dấy lên sự phẫn nộ trong quan lại, dân chúng cũng như dòng dõi họ Lê. Giản Tu Công Lê Oanh (vua Lê Tương Dực sau này) đã được lập làm minh chủ nổi dậy chống lại Uy Mục.

Tháng 11/1509, Lê Oanh sai Cẩm Giang Vương Lê Sùng ở Tây Đô đưa quân về Đông Kinh (Hà Nội). Uy Mục có ưu thế hơn, đã bắt giết Lê Sùng và mẹ của Lê Oanh. Sau đó, Lê Oanh vào chiếm kinh thành bắt được và bức tử Lê Uy Mục.

Hận Uy Mục giết hại gia đình mình, Lê Oanh còn sai người dùng súng lớn, nhét xác Uy Mục vào miệng súng, cho nổ tan hết hài cốt, chỉ lấy ít tro tàn về chôn tại quê mẹ tại làng Phù Chẩn. “Quỷ vương” Lê Uy Mục ở ngôi được 4 năm, thọ 21 tuổi.

Sau “vua quỷ”, đến lượt “vua lợn” Lê Tương Dực

Lê Oanh sinh năm 1495, là cháu nội của vua Lê Thánh Tông. Dưới thời Lê Hiến Tông, ông được phong làm Giản Tu công. Sau khi giết Lê Uy Mục, Lê Oanh tự lập mình làm vua, lấy niên hiệu là Hồng Thuận, tức là vua Tương Dực Đế.

Đi theo vết xe đổ của Lê Uy Mục, Lê Tương Dực chơi bời xa xỉ truỵ lạc, bỏ bê việc nước. Dân chúng oán ghét và khinh bỉ Tương Dực, nên gọi ông là vua lợn. Triều chính trở nên hết sức rối ren, bên ngoài khắp nơi loạn lạc.

Dù tình hình căng thẳng nhưng Lê Tương Dực không đoái hoài. Nguyên Quận công Trịnh Duy Sản là người có công trạng, nhiều lần can ngăn không được mà còn bị vua cho người đánh bằng trượng. Sản bất mãn, mưu với thái sư Lê Quảng Độ và Trình Trí Sâm lập vua khác.

Mượn tiếng đi đánh giặc, mờ sáng một ngày tháng 5/1516 Trịnh Duy Sản đem binh vào cửa Bắc Thần giết “vua lợn”. Lê Tương Dực ở ngôi được 7 năm, hưởng thọ 21 tuổi.

Cuộc đời bão tố và cái chết của Lê Chiêu Tông

Lê Chiêu Tông (1506 – 1526), có tên húy là Lê Y, chắt của vua Lê Thánh Tông, là vị vua thứ 10 của nhà Lê sơ. Lúc mới 11 tuổi, ông được đại thần Trịnh Duy Sản và Lê Quảng Độ lập làm vua khi dấy quân lật đổ Lê Tương Dực.

Trong thời gian trị vì của Lê Chiêu Tông, triều đình bị thao túng bởi Trần Chân, con nuôi của Trịnh Duy Sản. Vua nghe lời gièm pha, sợ uy quyền của Trần Chân nên sai người dụ Chân vào triều rồi giết Chân cùng các thủ hạ thân tín.

Nhóm thủ hạ còn lại của Trần Chân phục thù, mang quân từ Sơn Tây đánh kinh thành, khiến vua phải tháo chạy. Với sự lãnh đạo của Mạc Đăng Dung, quân triều đình đánh bại những kẻ nổi loạn. Dung lần lượt được phong làm Minh quận công, rồi thái phó, quyền thế dần dần át cả vua.

Chiêu Tông không muốn bị Đăng Dung khống chế, bí mật bàn cùng các nội thần hạ bệ Đăng Dung. Nhưng kế hoạch bị đổ vỡ, Chiêu Tông phải trốn chạy. Sau đó Đăng Dung tuyên bố phế truất ông và lập em ông là Lê Xuân lên ngôi (Lê Cung Hoàng). Như vậy, trong nước lúc này có 2 vua là Chiêu Tông và Cung Hoàng.

Các tướng thân cận của Chiêu Tông đem quân giúp vua, khôi phục lại được thanh thế và đẩy lùi quân của mạc Đăng Dung. Nhưng do nội bộ bất hoà, nhiều tướng lại bỏ theo phe của kẻ tiếm quyền. Từ đó quân của Mặc Đăng Dung làm chủ tình hình.

Ngày 28/10/1525, Mạc Đăng Dung bắt được Chiêu Tông mang về Thăng Long giam lỏng. Đến tháng 12/1526, ông bị Đăng Dung sai người giết chết, thọ 24 tuổi, ở ngôi được 6 năm.

Lê Cung Hoàng chết trong tủi nhục

Vua Lê Cung Hoàng (1507 – 1427) có tên húy là Lê Xuân là vị vua cuối cùng của Thời Lê sơ. Ông là em ruột Lê Chiêu Tông, chắt của Lê Thánh Tông, được Mạc Đăng Dung lập lên để giữ danh chính khi Chiêu Tông trốn thoát vào năm 1522.

Sau khi Chiêu Tông bị giết, vai trò lá chắn của Cung Hoàng không còn. Đã đến lúc để Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê.

Ngày 15/6/1527, Mạc Đăng Dung đem quân vào kinh, bắt vua nhường ngôi. Triều thần lúc đó hầu hết đã là người của Đăng Dung hoặc theo Đăng Dung, tự khởi thảo chiếu nhường ngôi cho vua.

Mạc Đăng Dung xưng hoàng đế, tức là Mạc Thái Tổ, lập ra nhà Mạc, lấy niên hiệu là Minh Đức.

Lê Cung Hoàng bị giáng xuống làm Cung Vương rồi giam cùng với Hoàng thái hậu ở cung Tây Nội. Vài tháng sau, Đăng Dung ép mẹ con Cung Hoàng phải tự tử. Lê Cung Hoàng ở ngôi được 5 năm, thọ 21 tuổi.

Cuộc trỗi dậy không thành của Lê Anh Tông

Lê Anh Tông (1532 - 1573), tên thật là Lê Duy Bang, là vị vua thứ ba của thời Lê trung hưng.

Trong thời kỳ này, quyền hành của các chúa Trịnh tăng lên rất nhiều. Năm 1570, Trịnh Kiểm chết, hai con là Trịnh Cối và Trịnh Tùng tranh giành quyền bính. Trịnh Cối thất bại phải sang hàng nhà Mạc.

Năm 1572, thấy quyền hành Trịnh Tùng lớn quá, Lê Cập Đệ bàn mưu với Lê Anh Tông mưu trừ khử Tùng để lấy lại quyền bính cho nhà Lê. Kế hoạch bị lộ, Cập Đệ bị đao phủ của Trịnh Tùng giết chết. Lê Anh Tông bỏ hành cung chạy trốn cùng 4 người con trai lớn ra Nghệ An.

Năm 1573, Trịnh Tùng đưa con trai thứ năm còn nhỏ tuổi của ông là Lê Duy Đàm lên ngôi vua và sai quân về Nghệ An bắt Anh Tông. Vua bị đưa về triều giám sát ngày đêm và bức chết. Khi đó ông 42 tuổi, ở ngôi được 17 năm.

Bi kịch của Lê Anh Tông lặp lại với cháu nội Lê Kính Tông

Lê Kính Tông (1588 – 1619), có tên húy là Lê Duy Tân, là vị vua thứ 5 của thời Lê trung hưng. Ông lên ngôi khi mới 11 tuổi.

Vào lúc này, chính quyền nhà Lê đã trở thành bù nhìn, mọi quyền hành thực sự nằm trong tay chúa Trịnh. Ông nội của Kính Tông là Lê Anh Tông (Duy Bang) đã bị Trịnh Tùng sát hại vì chống lại Trịnh Tùng.

Từ năm 1600, Trịnh Tùng đã cơ bản dẹp được nhà Mạc ở miền Bắc, mâu thuẫn mới nổi lên giữa họ Trịnh và họ Nguyễn khi Nguyễn Hoàng tự ý bỏ vào vùng Thuận - Quảng. Nhân cơ hội này, tàn dư nhà họ Mạc lại nổi lên.

Trong tình hình đó, vào năm 1619, Lê Kính Tông cùng Trịnh Xuân mưu giết chết Trịnh Tùng để giành lại địa vị. Nhưng kế hoạch thất baik, Trịnh Xuân bị tống vào ngục, còn nhà vua bị bức thắt cổ chết. Lê Kính Tông thọ 31 tuổi, ở ngôi 20 năm.

Lê Duy Phường sống oan khuất, chết cay đắng

Lê Duy Phường (1709 – 1735) là vị vua thứ 12 của thời Lê trung hưng. Là cháu ngoại chúa Trịnh Cương - người nắm thực quyền khi đó - ông đã có nhiều hậu thuẫn để lên ngôi vua năm 1729, khi 21 tuổi, với niên hiệu là Vĩnh Khánh.

Tháng 10/1729, Trịnh Cương mất, con là Trịnh Giang lên nối ngôi. Cũng như các đời trước, việc triều chính do Trịnh Giang định đoạt, vua Vĩnh Khánh không có thực quyền. Trịnh Giang còn muốn thay đổi ngôi vua do Trịnh Cương đã sắp đặt để ra oai với thần hạ.

Năm 1732, vua Vĩnh Khánh bị ép ra ở cung riêng. Tháng 8 năm đó, Trịnh Giang vu cho vua Vĩnh Khánh tư thông với vợ Trịnh Cương, rồi phế bỏ, lập con trưởng của Dụ Tông (anh cả của Duy Phường) là Lê Duy Tường lên ngôi, tức Lê Thuần Tông. Tháng 4/1735, Lê Thuần Tông mất, Trịnh Giang lập em Duy Phường là Lê Duy Thận làm vua, tức là Lê Ý Tông.

Duy Phường bị dời đến ở một ngôi nhà ở bên ngoài. Tháng 9/1735, Trịnh Giang sai người thắt cổ giết chết ông. Lê Duy Phường ở ngôi 3 năm , thọ 27 tuổi.

Đọc nhiều nhất

Tin mới